Nơi nào sung sướng nơi ấy là Tổ quốc tôi

T

tomcangxanh

Bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc (LHQ) được tổng hợp dựa vào các thông số về sự giàu có, nghèo đói, y tế, giáo dục. Mặc dù vùng châu Á – Thái Bình Dương hiện đang có tốc độ phát triển như vũ bão, nhưng vùng này vẫn rất khó có thể phá vỡ nền móng vững chắc của câu lạc bộ các quốc gia giàu có trước đây.

Việt Nam được xếp hạng 113/169, mức phát triển trung bình theo đánh giá của LHQ, trên Morocco (114), Ấn Độ (119), Lào (122) và Campuchia (124).


Nằm trong bảng xếp hạng các nước có chỉ số về sự hạnh phúc cao nhất gồm: Porto Rico (chỉ số 4,67), Mexico (4,32), Đan Mạch (4,24), Ireland (4,16)... Việt Nam xếp thứ 28 trên 82 nước được nghiên cứu, với chỉ số hạnh phúc là 2,59

Người ta cứ nói rằng cuộc sống ở Mỹ là thiên đường, nhưng nếu không ở Mỹ, mấy ai biết được cuộc sống ở đây có nhiều áp lực như thế nào. Cuộc sống ở Việt Nam dù mức sống còn nghèo nhưng kể ra lại an nhàn, thoải mái hơn (đối với những người có bằng cấp).

Thử so sánh chi phí của 1 người từ khi vào đại học cho đến khi đi làm. Ở VN, cứ cho là học phí 1 năm từ 1,6 đến 1,8 triệu – mức học phí như vậy là khá rẻ so với mức thu nhập chung chung của các phụ huynh. Mức học phí này được trả theo học kỳ nên có thể cũng không quá khó. Gia đình nào quá nghèo cũng có thể vay mượn NN hoặc được trợ cấp theo dạng gia đình khó khăn. Tuy nhiên số tiền này bạn có thể có được nếu cố gắng học tập. Nếu bạn là sinh viên giỏi, 1 tháng có thể được học bổng 180.000, hoặc 240.000 (nếu xuất sắc), tính ra 9 tháng bạn đã có đến 1.620.000 đến 2.160.000 – coi như huề vốn, thậm chí còn dư chút ít. Về chi phí sinh hoạt, nếu bạn ở với ba mẹ coi như tiền ăn uống, nhà cửa không tính, chỉ còn tiền tiêu vặt và xăng xe mà thôi (chưa kể phần lớn SV đi xe đạp). Nếu bạn học xa nhà, thường thì gia đình chu cấp khoảng 600.000 -800.000/1 tháng => 7,2tr – 9,6tr/năm => tổng chi phí 4 năm ĐH khoảng 36tr – 45tr. Nói chung thường thì số tiền này chia ra hàng tháng cũng không quá nhiều, và phần lớn ít ai tự chi trả cho mình, và vì vậy ra trường ít khi nợ nần vì chi phí học tập. Mà ở VN, nếu quá nghèo không đủ chi trả, ít ai dám nợ nần quá nhiều để con đi học ĐH.

Còn ở Mỹ, đi học College, University là chuyện đương nhiên, và đi học là coi như đã nợ rất nhiều vì đa số đều tự lập tất cả mọi thứ. Nếu bạn học trường công, học phí 1 năm có thể ít nhất 5,000 – 10,000 (trường tư 30-45,000/năm), 4 năm như vậy khoảng 20-40.000 và đa số là thuê nhà ở riêng (khoảng 800-1000$/tháng), tự lo ăn uống chi tiêu - ít nhất 1000/tháng => 24,000/năm. Như vậy ít nhất trong 4 năm đại học phải mất khoảng 116,000 đến 136,000. Đó là chưa kể xăng xe, bảo hiểm xe, bảo hiểm y tế, nhân mạng. Với số tiền khổng lồ như vậy, thường thì sinh viên phải vay nợ chính phủ để trả học phí, và tất nhiên khi ra trường bạn phải nai lưng ra làm việc để trả nợ.

Ở Việt Nam, với các sinh viên ĐH ra trường, trung bình kiếm 1.5tr/tháng (lương NN, chưa kể làm cho công ty nước ngoài thì lương phải gấp 3,4 lần), nếu thực sự muốn đủ sống cũng ok, bạn có thể tiêu xài tiết kiệm và cũng có thể ăn nhờ, ở đậu với ba mẹ (nếu không có mộng làm giàu, mua nhà – thời buổi này 1 nhà 2 con – cứ cho là 1 trai 1 gái – con gái theo chồng về làm dâu, như vậy chỉ còn con trai ở chung với cha mẹ, không mua nhà cũng ok, về ở bám ba mẹ thôi). Và tất nhiên bạn cũng chẳng phải lo tiền nhà nếu bạn vẫn chưa lập gia đình. Còn ví dụ như bạn sinh sống xa gia đình, phải có tiền nhà và tiền sinh hoạt, tất nhiên chi phí cao hơn nhưng mức lương của 1 SV ra trường ở SG, HN cũng có thể chi trả đủ mọi thứ - (có thể nhiều trường hợp không dư dả đồng nào). Nhưng ít ra bạn không phải lo lắng nhiều về nợ nần. Không bị thuế má, nợ nần, bảo hiểm ràng buộc nhiều, 1 SV ra trường vẫn có thể làm việc thong thả. Tính ra cuộc sống vẫn an nhàn, tinh thần vẫn thoải mái, nhân viên nhà nước đi làm 8 tiếng về thì vẫn còn rất nhiều thời gian cho gia đình hoặc cho bản thân. Mặc dù với mức lương NN ít ỏi, đa số vẫn có thể sáng sáng rung đùi uống cà phê, chiều la cà nhậu nhẹt, cuối tuần karaoke, nhà hàng, vẫn có thể mua vé đi xem liveshow hay vào phòng trà nghe ca nhạc, hàng năm vẫn đi nghỉ mát theo chế độ cơ quan. Với quỹ thời gian và tinh thần khá là thoải mái như vậy, bạn vẫn có thời gian và “cảm hứng” để bồi dưỡng đời sống tinh thần.

Còn ở Mỹ, là SV ra trường, bạn phải gánh cái nợ của 4 năm ĐH, mỗi tháng phải trả khoảng 600-800$. Nếu bạn thuê nhà, cũng tương tự như thời ĐH, từ 800-1000$ (Nếu bạn mua nhà – tất nhiên lại vay tiền Cphủ - mỗi tháng cũng phải trả hơn 1000$ tiền vay ngân hàng, chưa kể thêm tiền thuế và bảo hiểm nhà cửa – mà thường vay tiền mua nhà, cục nợ đó kéo dài 20-40 năm, kể cả với mức lương kỹ sư, bác sĩ, thường thì cục nợ đó vẫn theo bạn tới già). Và ở Mỹ, đã đi làm thì phải có xe (ít ai đi xe bus như thời SV nữa) – nếu xe mới, lại vay tiền, mỗi tháng có thể trả 400-600 tiền nợ (trong 2,3 năm), rồi tiền bảo hiểm xe, xăng nhớt. Tiền ăn uống sinh hoạt hàng ngày, nhiều hay ít tùy theo mức tiêu dùng của mỗi người. Nếu tiết kiệm, tiền đi chợ hàng tháng có thể chỉ 300 -400$ vì thức ăn ở đây khá rẻ (so với mức thu nhập trung bình). Ngoài ra còn chi phí điện, nước, gas, điện thoại, bảo hiểm y tế, nhân mạng. Đó là chưa kể nếu bạn mở một công ty riêng, hàng tháng phải trả rất nhiều loại thuế (city, county, state, federal tax...)và các chi phí khác. Ở đây, ít ai có thể “ăn chơi” thoải mái như ở Việt Nam. Có lẽ đi ăn ở nhà hàng thật hiếm hoi, chỉ có mấy tiệm ăn nhanh rẻ tiền mới đắt khách mà thôi. Tất nhiên, restaurant vẫn đông, nhưng dành cho người giàu nhiều hơn. Và tất nhiên, với nỗi lo nợ nần, sinh hoạt hàng tháng, ít ai lo đến cuộc sống tinh thần (ít ra là đối với những người VN sống ở Mỹ, có mức thu nhập trung bình –thấp). Đó là chưa kể luôn luôn bị stress vì công việc, nỗi lo thất nghiệp có thể dẫn đến mất nhà, mất xe, mất tất cả, thậm chí mất con (ví dụ với những người ly dị, nếu thất nghiệp chắc đành nhường quyền nuôi con cho người còn lại). Hàng ngày, trở về nhà sau một ngày làm việc cật lực, nhiều người sau khi lo nấu ăn, chăm sóc con cái chỉ muốn đi ngủ sớm để nạp năng lượng cho ngày làm việc hôm sau, ít ai còn quan tâm trên TV đang chiếu chương trình gì hay ngoài rạp có phim gì mới, phim gì hay. Cứ như vậy, con người ngày ngày cứ phải quay cuồng làm việc kiếm tiền, tiêu trả, trả rồi lại tiêu, ít ai quan tâm đến đời sống tinh thần nữa. Có lẽ vì vậy mà người Mỹ có tiếng là bị vật chất hoá?

Đối với người đau ốm, có lẽ mọi người vẫn nghĩ ở Mỹ tất cả đã có medicare hoặc insurance chi trả, không việc gì phải lo. Điều đó cũng không hẳn đúng. Trợ cấp của chính phủ hay insurance cũng chỉ lo đến một mức nào đó mà thôi, quá mức qui định thì thân nhân phải phụ giúp 20-30% viện phí. Ở đây có những người VN già yếu, vào bệnh viện phẫu thuật, nằm viện lên đến cả triệu đô, chính phủ không chịu chi trả nữa mà bắt người nhà phải lo 20% - thử hỏi ai lấy đâu ra 200.000 USD để lo liệu? Chỉ có nước đem về nhà cho xong! (Rất nhiều người già yếu phải nằm viện hàng tháng trời như vây). Ở Việt Nam, trừ các bệnh quá hiểm nghèo, ít khi viện phí lại cao bằng giá tiền có thể mua được 1 cái nhà như vậy. Còn đối với người sinh nở, ở Việt Nam, sinh con xong có thể nằm lại bệnh viện 5-7 ngày, nhưng ở Mỹ, nếu không sinh mổ thì hôm sau phải lo ôm con về nhà ngay vì viện phí rất đắt. Với việc nuôi con, nhiều gia đình khá giả Việt nam có thể thuê người giúp việc để giúp cho cả bà mẹ trẻ và em bé, hoặc trông nom em bé cho bà mẹ đi làm. Nhưng ở Mỹ hầu như mọi người đều phải tự lo liệu cho mình, có những người Mễ, hoặc da đen, hôm trước mới thấy chở con từ bệnh viện về, hôm sau đã thấy “xách” con đi chợ rồi. Hết phép nghỉ sinh, tất nhiên phải gởi con ở daycare để đi làm, và chi phí này không hề rẻ chút nào, khoảng 1,500USD/tháng. Đối với những người VN (sống ở đây) có mức thu nhập thấp và có hơn 1 đứa con, họ thà ở nhà giữ con còn hơn đi làm cực nhọc mà cũng chỉ đủ trả tiền giữ trẻ mà thôi.

Bởi vậy nếu nói cuộc sống ở Mỹ sung sướng, có lẽ không đúng. Có thể bạn sẽ sung sướng nếu bạn phải bỏ ra rất nhiều năm học hành, làm việc rất chăm chỉ (và chăm chỉ ở đây là làm việc cật lực và hiệu quả, không có nghĩa chăm chỉ làm đủ 1 ngày 8 tiếng như VN). Tuy nhiên, dù bạn có sung sướng, công việc ổn định, không lo thất nghiệp đi nữa thì bạn vẫn luôn gánh cục nợ xe, nhà trên lưng cho đến tuổi già - tuổi chỉ ở nhà ăn trợ cấp và có thể là bắt đầu được relax cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhắc tới Nhật Bản là nhiều người hình dung đến một đất nước phát triển kinh tế hùng mạnh từ đống tro tàn chiến tranh, nói đến tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người nằm trong số những nước đứng đầu thế giới. Không ít người cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản là thiên đường bởi tiền lương ở Nhật cao như tháp Tokyo hay những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ Phù Tang. Vậy thực chất cuộc sống ở Nhật như thế nào?

Ở Nhật Bản, điều tra toàn quốc năm 1995 cho thấy, số người trong một hộ gia đình trung bình là 2,82 người. Hiện nay, ở Nhât Bản, hộ gia đình 1 người chiếm khá nhiều, tới 25,6 %. Đây chủ yếu là hộ của những thanh niên đi học hoặc đi làm xa nhà bố mẹ mà chưa lập gia đình. Vì vậy nếu chỉ tính hộ gia đình từ 2 người trở lên thì số người trung bình mỗi hộ là 3,44 người, tức là đa phần các hộ gia đình có khoảng 1 hoặc 2 con.


 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh


Cũng như người Việt Nam, người Nhật có quan niệm rằng càng có nhiều con càng hạnh phúc, nhưng hiện nay, người ta nghĩ rằng không thể có nhiều con được. Theo thăm dò do Văn phòng Thủ tướng tiến hành năm 1997 về lý do tại sao số con giảm đi, 58,2% trả lời rằng vì mất nhiều chi phí giáo dục con cái, 50,1% nêu lý do không có khả năng về kinh tế để nuôi dạy, chăm sóc con cái, và 44,7% trả lời rằng khó có thể vừa đi làm vừa nuôi con. Ở Nhật Bản, trong tất cả hộ gia đình có cả hai vợ chồng, tức là không kể những gia đình chỉ có một người, 57,2% các bà vợ đi làm và tỷ lệ hộ gia đình hạt nhân khá cao. Vì vậy, có con nhỏ thì vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con. Và nói chung, sau khi đẻ con, người phụ nữ không dễ quay lại làm việc tại cơ quan cũ. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến cho gia đình Nhật Bản chỉ có ít con.

Theo thống kê năm 1997, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình là 595.123 yên tức khoảng 4.400 đôla Mỹ. Nhưng mỗi tháng phải nộp thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, v,v… tổng cộng chừng 98.150 yên, tức khoảng 16,5% so với thu nhập. Theo luật pháp Nhật Bản, công dân Nhật Bản bắt buộc phải gia nhập bảo hiểm y tế, 20 tuổi trở lên thì phải gia nhập bảo hiểm hưu trí, và những nhân viên biên chế của các công ty phải gia nhập bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy không thể tránh được những khoản tiền này. Kể từ tháng 4/1997, mức thuế tiêu dùng tăng từ 3% lên 5% và chế độ giảm thuế đặc biệt kéo dài 3 năm cũng bị hủy bỏ, nên người dân phải chịu nhiều gánh nặng hơn trước.

Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi trung bình khoảng 80.000 yên tức khoảng 600 đôla 1 tháng, chiếm 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Nhật là cơm. Ở Nhật Bản, giá 1kg gạo loại trung bình khoảng 5-600 yên, tức khoảng 4,5 đôla Mỹ, gấp mươi, mười lăm lần giá ở Việt Nam. Cùng với cơm người dân Nhật ăn các loại thịt, cá, rau, đậu. Nói về thịt người Nhật thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà. Ngoài 3 loại thịt này ra họ còn ăn các loại thịt khác như thịt cừu, ngựa, lợn rừng v,v… nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể. Giá 1 cân thịt bò khoảng 7.000 yên tức khoảng 52 đôla, thịt lợn khoảng hơn 16 đôla, thịt gà khoảng 8 đôla. Cá thì người Nhật thích ăn các loại cá biển hơn cá nước ngọt. Người Nhật thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Giá trứng gà Nhật Bản khá rẻ, 1 quả khoảng 13 yên tức khoảng 0,1 đôla. Đối với các loại rau và hoa quả thì 1 cân bắp cải, củ cải giá 170 yên, tức 1,3 đôla. 1 cân táo 500 yên tức 3,7 đôla, 1 cân nho khoảng 1.400 yên tức 10,4 đôla. Nói chung, thực phẩm Nhật Bản rất đắt, không chỉ so với mức giá Việt Nam mà cả nhiều nước khác trên thế giới.

Đắt đỏ nhất ở Nhật Bản phải kể đến giá nhà ở. Tuy giá đất ở Nhật đã giảm nhiều kể từ khi nền kinh tế thổi phồng sụp đổ, theo những thống kê đầu năm 98, giá đất ở Tokyo và Osaka vẫn đắt nhất trên thế giới. Nếu muốn mua nhà ở thủ đô Tokyo với mức chi phí gấp 5 lần tổng thu nhập 1 năm, tức khoảng 260.000 đôla, thì phải tìm ở những nơi cách xa trung tâm Tokyo khoảng 60 km, và nơi đó đương nhiên là ngoại thành. Muốn tìm nhà trong nội thành Tokyo thì có lẽ phải chuẩn bị 700.000 đôla trở lên. Trong bối cảnh như vậy, 60% hộ gia đình sống ở nhà mua và 40% còn lại sống ở nhà thuê. 35% hộ gia đình sống ở nhà tập thể, chung cư. Nếu chỉ tính vùng Tokyo thì hơn 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta áp dụng chế độ trả góp dài kỳ 20-30 năm, với mức trả góp mỗi tháng khoảng 750 đôla. Có một số công ty bất động sản cho phép áp dụng trả góp 100 năm.

Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người mua nhà trả góp. Thu nhập trong tương lai phải ổn định thì mọi người mới sẵn sàng mua nhà theo hình thức này. Nhưng hiện nay kinh tế Nhật Bản đang trì trệ nên sức mua nhà cũng giảm đi.

Tình hình kinh tế định trệ những năm 1997-98 khiến cho người dân Nhật Bản rất lo lắng về cuộc sống. Theo thăm dò năm ngoái của Văn phòng Thủ tướng, vấn đề nhiều người lo lắng nhất là sức khỏe của bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập từ nay trở đi, tiếp đến là học hành, tìm việc, hôn nhân của con cái.

Ở Nhật Bản, trường cấp 1 và cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên nếu con đi học các trường công thì không cần nộp học phí. Nhưng để cho con đi học mẫu giáo, trường cấp 3, đại học và các trường chuyên môn thì phải nộp học phí. Theo bộ giáo dục, kể từ khi con 4 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo đến khi 18 tuổi tốt nghiệp cấp 3, tổng cộng các chi phí cho con đi học, bao gồm học phí nộp cho nhà trường, tiền mua văn phòng phẩm, tiền ăn trưa ở trường v,v… vào khoảng 38.000 đôla nếu học trường công, còn học trường tư thì chừng 69.000 đôla. Đây là chỉ tính chi phí cho 1 con.

Nói chung người ngoài nhìn vào Nhật Bản đều cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản thật sung sướng vì lương bổng cao, phúc lợi tốt. Mà quả thực, với số tiền lương lĩnh trong nước, nếu tiêu ở nước ngoài là những nơi có vật giá rẻ hơn nhiều thì rõ ràng dễ mang lại ấn tượng người Nhật chi mạnh tay. Bản thân người Nhật, đến 91% cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, từ những số liệu kể trên, nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại, giáo dục cho con cái, v.v… thì thấy cũng chẳng còn lại bao nhiêu.

Nhật Bản là một trong những nước mà người dân có thu nhập cao trên thế giới. Nhưng với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Nhật, có lẽ chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của người Nhật. Có chăng chỉ là một bộ phận trong xã hội mà thôi.

Ở Nhật Bản, công việc tốt có nghĩa là tiền lương cao và đảm bảo một tương lai ổn định. Và để dễ dàng có một công việc tốt như mong muốn thì phải có tấm bằng đại học danh giá. Có lẽ vì vậy nên các gia đình chỉ có ít con để có khả năng đầu tư. Nhưng cạnh tranh gay gắt về giáo dục không chỉ là gánh nặng của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng của bản thân những đứa trẻ. Đối với những em 10 tuổi, thời giờ dành cho học tập trung bình trong 1 ngày là khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Học sinh Nhật Bản học rất nhiều. Ở Nhật Bản, giờ học của các trường cấp 1, 2, 3 bắt đầu từ khoảng 8 giờ 30 phút. 1 tiết kéo dài 45-50 phút, học hết 4 tiết thì nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi lại học thêm 2 tiết nữa. Học xong vẫn chưa về được mà phải tự dọn dẹp phòng học sạch sẽ, sau đó phải tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa, gọi là “kurabu” tức “câu lạc bộ.” Từ lớp 4 trở lên, các học sinh tự chọn những môn mà mình quan tâm, và tham gia câu lạc bộ dành cho môn đó. Ở trường có nhiều câu lạc bộ như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, họa, nhạc, v,v… Sau khi tan học, các học sinh về nhà ăn cơm. Cũng như Việt Nam, ở Nhật Bản, “kinh doanh giáo dục” được triển khai tích cực và có rất nhiều trường luyện thi “Juku”. Nhiều học sinh sau giờ học ở trường chính quy, về nhà ăn cơm xong lại đến trường “Juku” để học thêm. Theo điều tra năm 1996 của bộ giáo dục, thậm chí trong các học sinh cấp 1 cũng có gần 40% học sinh đi học trường luyện thi. Đối với học sinh cấp 2 thì tỷ lệ này tăng lên đến 70%.

Học quá nhiều như vậy nên trẻ em Nhật Bản ít có thời gian vui chơi. Theo điều tra năm ngoái, mỗi ngày, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của học sinh trường cấp 2 trung bình chỉ là 54 phút. Kết quả điều tra năm 1996 cho thấy, trong thời gian rỗi, học sinh nam thích nhất là trò chơi điện tử. Phương tiện giải trí này được xếp thứ nhất đối với học sinh cấp 1-2 và thứ 2 trong học sinh cấp 3. Cách giải trí được học sinh nam ưa thích thứ 2 là nghe nhạc. Học sinh nữ thì thích nhất là nghe nhạc, thứ 2 là chơi trò chơi điện tử. Trong học sinh cấp 3, cả nam, nữ đều thích hát karaoke. Karaoke không được xếp trong 10 trò chơi giải trí ưa thích nhất của học sinh cấp 1-2 nhưng đối với học sinh cấp 3 thì được xếp thứ 3 với nam giới, thứ 2 với nữ giới.

Ở trường, các em sinh hoạt câu lạc bộ và trong đó có các môn thể thao nên khi nghỉ ngơi thì ít chơi thể thao. Học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ 51 phút và học sinh cấp 3 thì chỉ chơi 34 phút trong tuần. Theo điều tra này, đối với học sinh 10 tuổi, thứ tự các môn thể thao được ưa thích là bowling, bơi, bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Những người lứa tuổi 20 thích chơi các môn bowling, trượt tuyết, bóng chày, câu cá, bơi. Những người 30 tuổi trở lên thì chơi golf nhiều nhất. Ở Nhật Bản, golf là môn thể thao chiếm vị trí hơi đặc biệt. Khi người ta chiêu đãi đối tác kinh doanh thì họ mời đối tác đó đi đánh golf.

Còn cuộc sống của người lớn như thế nào? Đa số người lớn đương nhiên phải đi làm để kiếm sống. Sự khác biệt lớn với tình hình lao động Việt Nam là tỷ lệ nhân viên làm việc trong các cơ sở nhà nước và các chính quyền địa phương. Ở Nhật Bản, số lượng viên chức cả các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương là 4.430.000 người, chiếm 7% trong tổng số người lao động là 64.142.000. 93% còn lại đi làm các công ty và cơ quan thuộc khu vực tư nhân. Xét về loại việc làm, 30% người lao động làm việc liên quan đến sản xuất mặt hàng công nghiệp, xây dựng như nhân viên nhà máy, kỹ sư, công nhân xây dựng v,v… Kế tiếp là những người làm việc tại văn phòng, chiếm 18,8%, người bán hàng chiếm 14,8%, những người làm việc nghiên cứu – phát triển chiếm 12%. Những người làm nông nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,9%.

Số người làm việc ở nhà máy, số kỹ sư và công nhân ngành xây dựng nhiều như vậy, chính là ví dụ rõ nhất về 1 nước công nghiệp tiên tiến. Trong 30 năm qua, giới này lúc nào cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người lao động, luôn luôn hơn 30%. Trong khi đó, số người làm nghề nông, ngư nghiệp giảm đi một cách nhanh chóng. 30 năm trước họ chiếm gần 25% nhưng hiện nay chỉ chiếm 5,9%, mà đa số là người già. Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, những người làm nghề nghiên cứu-phát triển, nhân viên văn phòng, làm việc dịch vụ đã và đang tăng lên.

Một điểm khác biệt của công nhân viên Nhật Bản so với công tư chức ở Việt Nam là thời gian đi làm – vừa mất thời gian, vừa rất mệt mỏi. Thời gian đi làm và về nhà trong một ngày của tất cả người lao động bình quân là 49 phút. Nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo thì thời giờ đi lại thực tế cao gấp đôi chỉ số trung bình nói trên. Điều này khiến người cha, người chồng đi làm ở ngoài khó có nhiều dịp tiếp xúc với gia đình. Vào những ngày trong tuần, trừ thời gian ngủ, thời gian người cha, người chồng tiếp xúc với gia đình chỉ khoảng 4 tiếng đồng hồ.

Từ trước đến nay, người Nhật Bản nghĩ rằng để đưa kinh tế đất nước phát triển, người dân phải chịu khó, làm việc cần cù. Nay Nhật Bản đã đạt mục tiêu “trở thành một nước phát triển kinh tế” nên cách suy nghĩ của người dân cũng dần dần thay đổi. 56% người nghĩ rằng, về mặt vật chất họ có đủ thứ rồi nên từ nay trở đi sẽ coi trọng đến việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. 54,6% người nghĩ rằng, dù không thỏa mãn được về kinh tế thì họ cũng dành ưu tiên hơn cho một cuộc sống dễ chịu, thoải mái.

Gần đây, người Nhật Bản đã bắt đầu nghĩ tới việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Nhưng khi người ta có quan tâm đến điều đó thì kinh tế Nhật Bản trên đường suy thoái. Hiện nay, các công ty đang mạnh mẽ tiến hành cải tổ. Số vụ phá sản của công ty cũng tăng lên. Sự ổn định của thị trường lao động dựa trên chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời đang bị đe dọa. Có nhiều người đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong khi đó, số người già tăng với tốc độ khá nhanh. Có thể nói, sau thế chiến 2, thời kỳ khó khăn thứ 2 của Nhật Bản đã bắt đầu.

Vậy ở đâu mới là thiên đường? Nơi tôi sung sướng không phải là tổ quốc tôi, mà tổ quốc tôi là nơi tôi thấy sung sướng :)
 
T

thuyhoa17

Bác bỏ ý kiến " nơi nào sung sướng nơi ấy là tổ quốc tôi"

SUng sướng là cảm giác hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần.
Cảm giác sung sướng với bất cứ một điều gì ko phải lúc nào cũng tồn tại mãi mãi, tất cả mọi thứ đều có điểm dừng, và sung sướng cũng thế bởi cuộc sống là muôn màu muôn vẻ.
Lúc nào người ta cũng tưởng ở Mỹ - đất nước phát triển nhất thế giới - là sung sướng lắm. Ai ko từng trải qua thì ko thể nào mà cảm nhận được, những con người xa xứ xở đang đau đáu nỗi nhớ nhà da diết, sống đầy đủ về vật chất và tinh thần nhưng luôn mong muốn đc trở về nơi mình sinh ra. Quen thuộc riết thành ra chán chường, câu đó thật sự là ko sai, bởi nguwoif ta luôn có cái suy nghĩ đó mà luôn muốn mình là một con người khác, tận hưởng cái sung sướng hơn ở một nơi khác, và có khi con người ta còn sẵn sàng chấp nhận cái sung sướng bất chợt ấy mà quên đi những điều cao quý.
Sung sướng là khi tôi được ở bên ba và mẹ tôi.
Sung sướng là khi tôi được yêu thương và chăm sóc thật nhiều.
Sung sướng là khi hằng ngày tôi đều đc ngửi thấy và cảm nhận hương vị quê hương.
Sung sướng là khi tôi nhận ra được rằng tôi luôn biết yêu thương và luôn nhận đc yêu thương.
Sung sướng là khi tôi thành công.
Sung sướng là khi tôi làm đc những điều tốt đẹp cho người khác.
Và nơi sung sướng chính là nơi mà tôi cảm nhận được yêu thương và hạnh phúc ĐÍCH THỰC - đó chính là quê hương - là nơi ta được sinh ra, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi ta đc sống vui vẻ với ba và mẹ, nơi mà ta thấy ấm áp mỗi lần ta đi đâu xa về.
=> Quê hương chính là nơi ta cảm nhận đc sự sung sướng đích thực.

^^ nó ko có đc bác bỏ đúng nghĩa cho lắm ;))
 
Top Bottom