Nỗi lo cho văn hóa đọc khi thế hệ trẻ "cúi đầu" với smartphone

Status
Không mở trả lời sau này.

oanhhtn@hocmai.vn

NV HOCMAI
Nhân viên HOCMAI
25 Tháng tư 2016
140
231
71
33
HOCMAI
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Văn hoá đọc sẽ không phát triển nếu còn “đói sách” và đất nước sẽ như thế nào với thế hệ trẻ - “một thế hệ trẻ cúi đầu” dành phần đa thời gian cho điện thoại, là những trăn trở được nêu lên tại Hội thảo “Sách cho trẻ em nông thôn miền núi” do Dự án Tủ sách Lam Sơn phối hợp cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Hội khuyến học và Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức vừa qua.

sOXIwdPIQZ2dXI-0UMrS3Q.png

Học sinh Hoằng Hoá, Thanh Hoá vui mừng với cuốn sách được trao tặng. Ảnh: TN
“Một thế hệ trẻ cúi đầu” với điện thoại di động

Văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách” - đó là chia sẻ của ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam - tại Hội thảo “Sách cho trẻ em nông thôn miền núi”.

Theo số liệu của Cục Xuất bản, riêng năm 2016, Việt Nam đã xuất bản gần 331.000.000 bản sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm hơn 80%, phục vụ cho khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên. Số còn lại khoảng 67.250.000 bản sách thuộc các lĩnh vực khác phục vụ cho 90 triệu người dân. Bình quân mỗi người dân được khoảng 0,75 bản/người, một tỷ lệ hưởng thụ sách quá thấp.

Thực tế, ở thư viện các trường học nông thôn, miền núi chỉ có sách giáo khoa, thậm chí sách giáo khoa cũng chưa đủ cho học sinh mượn học. Đơn cử như tại thư viện huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, sách giáo khoa không đủ, sách tài trợ của nhà xuất bản hàng năm gửi về vẫn nguyên xi, các em không đọc được vì sách dày, nội dung chưa hấp dẫn.

Theo ông Phạm Thế Khang, trẻ em nông thôn miền núi không thích đọc sách không phải vì lười mà có thể là do từ bé đến giờ các em chưa đọc sách nên không biết trong đó có gì hấp dẫn, hoặc lần nào đó đọc cuốn sách không phù hợp nên các em chán và bỏ luôn từ đó; các em lớn hơn một chút đã từng được đọc nhưng đã 3-4 năm gần đây không còn sách nữa, nên có thể hứng thú đọc của các em đã không còn.

Mang sách về với trẻ em miền núi

Hội thảo đã có dịp được lắng nghe chia sẻ của những người đi trước trong phong trào xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn như chị Vũ Hà – người khởi lập Tủ sách phụ huynh tại Nam Trực, Nam Định; hay kinh nghiệm quản lý tủ sách lớp học và kỹ thuật giúp thúc đẩy việc đọc sách cho trẻ em nông thôn và miền núi của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh – Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, cùng rất nhiều ý kiến của lãnh đạo các nhà trường nơi được trao tặng sách trong thực tiễn quản lý hiệu quả các tủ sách được trao…

vu%20duong%20thuy%20nga_cgfz.jpg

TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VH-TTDL phát biểu tại Hội thảo

Kế thừa những kinh nghiệm này, Tủ Sách Lam Sơn được khởi xướng từ tháng 10.2016, là dự án thiện nguyện nhằm hỗ trợ để phát triển hệ thống thư viện sách quy mô nhỏ - dạng mô hình “Tủ sách lớp học” - đến với tất cả học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Trải qua hơn 1 năm hoạt động, Tủ Sách Lam Sơn đã trao tặng được hơn 400 tủ sách đến với các trường tiểu học thuộc ba huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa và Đông Sơn với tổng trị giá gần 1 tỉ đồng và các điểm dừng chân tiếp theo sẽ là Mường Lát, một trong số những huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, đời sống người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn, trẻ em hầu như rất ít được tiếp xúc với các đầu sách, có chăng cũng chỉ là những quyển sách giáo khoa. Đồng hành cùng Tủ sách Lam Sơn là Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã trao tặng những phần quà hết sức ý nghĩ như balo đến các em học sinh có thành tích học tập tốt.

"Nhà trường từ lâu rồi đã được xác định không chỉ là nơi trao cho học sinh kiến thức sách giáo khoa. Thông qua những tủ sách như Tủ sách Lam Sơn, các trường có thể giúp học sinh có thể tìm đến kiến thức ngoài sách vở, giúp hình thành văn hóa đọc, văn hóa tự học suốt đời, chính là cơ hội để trao chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức của con người. Vì vậy, cần thiết sự chung tay của toàn xã hội trong công cuộc mang sách về với nông thôn, miền núi" - TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VH-TTDL chia sẻ.

Theo Báo Lao động
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom