Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương

H

hinatabeauti

đoạn hay bài văn để mình còn bik đường nek?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Có ba loại người hay nói ra sự thật: kẻ ngu si, người say & trẻ em ^^
 
V

vitconxauxi_vodoi

Hãy viết về câu sau đây " Nơi lạnh nhất hok phải là Bắc Cực mà là con người thiếu tình cảm"
Hãy viết bài cảm nhận về câu đó
Bạn tham khảo bài này nhé :
Một trong những thử thách khó khăn nhất của loài người kể từ khi xuất hiện chính là thiên nhiên. Và kể từ lúc ấy, con người luôn khao khát làm chủ được vạn vật. Tới ngày nay, từ đỉnh núi Everest cao nhất thế giới đến khe nứt Maria sâu thẳm dưới lòng Thái Bình Dương, từ sa mạc Shahara với biên độ nhiệt lên tới hơn 60oC trong ngày đến Bắc Cực không bao giờ biết tới mùa hè…, tất cả đều đã có dấu chân con người. Làm chủ thiên nhiên thật khó, nhưng không phải là không thể. Tuy nhiên, có những khó khăn gây ra bởi chính con người thì thật sự không dễ dàng. Ý thức được điều đó, M.Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.

Bắc Cực không phải là một lục địa, vị trí bao trọn từ 60o đến 90o vĩ Bắc mang lại cho nó cái giá lạnh ngăn cản và thách thức bất cứ ai muốn đặt chân đến nơi đây. Nhiệt độ trung bình năm luôn dưới 0oC, băng tuyết dày vĩnh cửu đông cứng và những trận bão tuyết trên 200km/h luôn sẵn sàng ập tới nơi đây bất cứ lúc nào. Nhưng đó vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất. Nhắc tới Bắc Cực, người ta run lên bởi cái lạnh của nó, một cái lạnh được gợi tới như những nhát dao vô hình. Mạnh mẽ và ầm ĩ, cái lạnh cắt da cắt thịt cứ xâm chiếm làm nhiều người phải gục ngã, khiếp sợ…

Nhưng đó đã là nơi lạnh lẽo nhất chưa? Chưa! Thật may mắn vì kỉ băng hà đã qua và trước khi nó quay lại trong vài tỉ năm nữa, chúng ta không tội gì phải đến Bắc Cực nếm thử cái lạnh cùng cực kia. Hãy cứ ở trong nhà cùng lò sưởi và một ly cà phê ấm nóng nếu mùa đông có gõ cửa. Tuy nhiên điều đó cũng không giúp bạn tránh khỏi một cái lạnh còn hơn cả Bắc Cực, nhất là khi cái lạnh đó xuất phát từ con tim.

Như tác giả V.Huy-gô trong tác phẩm kinh điển “Những người khốn khổ” đã từng viết “Trên đời này chỉ có một việc duy nhất, đó là yêu thương nhau, thế thôi”. Đó là việc duy nhất! Thế nhưng có rất nhiều người bất hạnh lại phải sống mà thiếu vắng tình thương yêu ấy. Nếu như những cơn gió cắt vào da thịt người ta ở Bắc Cực, thì ở nơi thiếu vắng tình thương, nỗi cô đơn tha hồ vùng vẫy, gặm nhấm trái tim người ta. Và nỗi đau đó, thực sự là vượt quá sức chịu đựng của bất kì ai. Và nếu ta không kịp thời quan tâm tới họ, thật khó để cứu họ thoát khỏi nơi lạnh lẽo đó. Nỗi buồn cô đơn lạnh lẽo vì thiếu tình thương sẽ còn dai dẳng đeo bám họ. Quả thực không có cái lạnh nào có thể so sánh với cái lạnh ở nơi không có tình yêu thương

Cô bé bán diêm với hình ảnh đáng thương, đi chân đất, mặc quần áo mỏng manh đi trong đêm Nô-en băng giá chính là minh chứng rõ nhất cho nỗi đau thiếu yêu thương. Những tưởng việc phải đi bán diêm trong đêm lạnh đã là quá sức đối với bất cứ ai, nhưng với em thì không. Em không sợ phải đi trong đêm lạnh ấy, mà em sợ về nhà. Kể từ khi mẹ và bà qua đời, em đã mất đi hơi ấm của tình yêu thương. Người bố vô tâm đã làm đóng băng trái tim bé nhỏ ấy. Nỗi đau thiếu yêu thương như những rễ cây nhỏ li ti, xuyên ngang và làm rạn nứt tâm hồn em. Có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau này? Đêm Nô-en đã trở thành ác mộng. Que diêm cuối cùng được quẹt lên, không phải để sưởi ấm đôi bàn tay đã đóng băng, mà là để sưởi ấm trái tim sắp tắt. Con người ta quả thực không thể sống mà thiếu tình yêu thương!

Ngày nay, vì nhiều lí do khác nhau mà có quá nhiều người phải sống ở nơi thiếu vắng tình yêu thương, họ cần nhận được sự giúp đỡ của xã hội cả về vật chất và tinh thần. Và mỗi chúng ta, hãy quan tâm và yêu thương những người xung quanh nhiều hơn. Vì ai cũng có sẵn yêu thương và ai cũng cần điều đó. Biết đâu, ai đó hàng ngày vẫn tươi cười mà hàng ngày lại đang phải chịu đựng nỗi đau đơn độc? Chỉ có yêu thương mới cứu vớt được những trái tim cô đơn!

M.Go-rơ-ki đã thật tài tình khi thức tỉnh những người dân Nga về tầm quan trọng của tình yêu thương dưới thời bạo hành của Nga hoàng. Đó mãi mãi là câu nói bất hủ của mọi thời đại cho mọi dân tộc trên thế giới. Tôi cần, bạn cần, tất cả mọi người đều cần tình yêu thương, bởi đơn giản một điều “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”
Tác giả: Phùng Văn Chung, lớp 12A1
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

“Tình thương” là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy “tình thương” làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. “Tình thương” gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xã, lớn là đất nước. “Tình thương là sức mạnh, là cội nguồn, là mục đích sống của con người. Nếu không có “tình thương”, con người sẽ sống ra sao ?. Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Cái lạnh của Bắc cực là giá rét của đất trời. Ở đó thiên nhiên không
được ưu đãi nên khí hậu thất khắc nghiệt, khó có thể tồn tại với điều
kiện sống như thế.Nhưng cái lạnh từ trong câu nói trên không dừng lại ở
hàm nghĩa nông cạn . Đọc kĩ câu danh ngôn ta sẽ hiểu nhà văn đang muốn
gửi đến chúng ta suy nghĩ mới về khái niệm lạnh. Đó chính là sự lạnh
lẽo khi con người ta thiếu vắng tình thương, thiếu vắng sự cảm thông
chia sẽ gữa con người với con người. Cái lạnh đó cũng chính là sự quạnh
vắng trong tim khi chúng ta bị cô lập. Liệu con người có thể sống vui
và có ích khi gặp tình cảnh như thế ?
Chúng ta sẽ không thể sống trong một gia đình mà tất cả mọi thành viên
đều quan hệ với nhau theo kiểu xã giao, cha mẹ ghẻ lạnh, anh em không
hòa thuận. Tất cả chúng ta đều biết rằng gia đình là cái nôi nuôi dưỡng
thể chất lẫn tâm hồn ta, vun vén để ta trở thành một người tốt. Vì thế
gia đình mang một sức ảnh hưởng hết sức to lớn đối với hành vi và suy
nghĩ của mọi thành viên. Chúng ta hãy thử suy ngẫm, nếu trong hòan cảnh
đó, chúng ta sẽ thế nào ? Điều đó còn tùy thuộc ở mỗi con người. Nhưng
chắc một điều rằng, con người trong gia cảnh ấy sẽ thật trĩu nặng, buồn
phiền. Bởi lẽ khi gặp chuyện phiền muộn đâu ai cùng họ san sẻ, sớt
chia, khi sung sướng đâu ai cũng họ vui hưởng. Và cũng từ đó, những con
người ấy sẽ đi theo quỹ đạo chung. Họ sẽ khép chặt lòng mình và nghĩ
rằng tất cả, tất cả mọi người không ai quan tâm đến họ, họ đã bị ghẻ
lạnh và cô lập. Lòng họ sẽ lạnh căm vì bởi lẽ không ai sưởi ấm cho con
tim họ.


Trong cuộc sống, khá dễ dàng để tìm được những hình ảnh khác của cái
lạnh. Đó là sự ghẻ lạnh của cả xã hội đối với con người. Ta lấy một ví
dụ điển hình. Một bệnh nhân bị nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV, đã bị gia
đình và cả xã hội khinh bỉ ghẻ lạnh. Bước ra đường, họ bị những cặp mắt
kì thị, soi mói nhìn vào. Những tiếng xì xầm to nhỏ ! Các bạn nên hiểu
rằng đôi lúc họ không tự làm nhưng hành động để gây bệnh. Tức là họ
không tự chuốc lấy bệnh. Nhưng vì thiếu may mắn họ vẫn mắc phải theo ba
con đường mà tất cả chúng ta đều biết. vậy thì chúng ta nghĩ mình nên
thương, cảm thông cho họ hay ghẻ lạnh kì thị họ. Họ đã trải qua biết
bao cú sốc tinh thần mà bệnh tật mang lại vậy mà ta lại đối xử khinh
bạc với họ. Đó giống như là con dao đâm thêm vào trái tim đã rướm máu.
Thật tàn nhẫn ! Đã thế theo một lẽ thường họ sẽ không sống vui vẻ được
nữa, sẽ khép chặt bản thân mình và hơn thế nữa nhiều người sẽ tìm đến
cái chết. Đó là hệ quả đau lòng nhất về sự cô lập của con người đối với
con người.

Một dẫn chứng hùng hồn nhất đó là : "Đói rét và bệnh tật lúc này không
có nghĩa lý gì hết, hắn không sợ mà hắn sợ nhất là cô độc " - Chí Phèo
-Nam Cao.
Những cảm giác da thịt hay do tác động của môi trường bên ngoài con
người ta đều chống chiu được còn cảm giác trong lòng thì nó hằn sâu và
đã đi suốt cuộc đời lúc nào nó cũng có thể lên tới tột đỉnh , cái lạnh
ở đây nó không chỉ lan toả vào đất trời mà là nó thấm đượm cả một cuộc
sống , một con người vĩnh hằng . Băng bắc cực có thể chống lại bằng
nhiệt độ cao , nhưng sự cô đơn , bơ vơ tột đỉnh khi không có một tình
thương thì nó đã "phong hàn " cả một trái tim , một vũ trụ . Hơn nữa nó
còn phản chiếu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống , những cảnh đời
tương đồng , và kể cả không tương đồng .

Người sống trong cảnh gia đình lạnh nhạt, kẻ cô đơn, người bị nhiễm HIV
đã là những cuộc đời đang thiếu rất nhiều tình thương. Trái tim của họ
đang lạnh băng. Chúng ta hãy dành tình yêu hay chí ít là sự cảm thông
nhiều nhất ở mức có thể để sưởi ấm, thắp sáng trái tim đang thoi thóp
của họ.Và đó cũng chính là chính do vì sao tôi phải khẳng định rằng câu
danh ngôn của M. thật đúng.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là đương nhiên không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông mình cần nâng đỡ cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “Lá lành đùm lá rách” ; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ; “Những điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, góp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…

Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương” sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy ; mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.
 
Last edited by a moderator:
H

hinatabeauti

thấy mấy bạn post nhìu bài zậy mình cũng lên lun

Trong xã hội loài người ai chẳng có bạn, chẳng có giao tiếp, nhưng có người không bạn thì sao nhỉ. Họ sẽ chẳng khác jì một con sông băng vĩnh viễn, trừ khi những con sông đó được sưởi ấm bởi những tiếng cười, những cuộc trò chuyện. Tại sao vậy? Để tôi nói bạn nghe nhé!^^
Theo bạn trên Trái Đất này nơi đâu là lạnh nhất? Dĩ nhiên là vùng cực rồi đúng ko? Nới đó chỉ có màu trắng của tuyết, tiếng rít của gió, hơi lạnh của băng và chỉ có những con vật có màu lông trắng muốt. Thật tẻ lạnh, thật cô đơn! Nhưng tại sao nhũng con gấu bắc cực vẫn có thể sinh sống, Những con cáo tuyết vẫn có thể sinh tồn? Đó là tia hi vọng, là ánh sáng, là sự sống trên vùng băng phủ tuyết rơi này.
Và bạn nghĩ sao nếu con người không bạn, không nói chuyện, ko cười thì ra sao? Họ sẽ bị xa lánh, bị cô lập và dần dần họ cảm thấy trên thế giới này chỉ còn họ là bạn của chính họ thôi. Những con người đó chỉ còn một mình đơn độc trên thế giới, chỉ còn họ hiểu họ. Chúng ta cứ nghĩ những người như vậy là cool, là lạnh lùng, là tuyệt vời nhưng họ đang rất buồn, họ cần được sẻ chia, trái tim lạnh giá của họ cần được sưởi ấm.
Vậy làm sao để sưởi ấm cho họ. Hãy trò chuyện cùng họ, cười đùa cới họ, sẽ chia với họ những chuyện buồn và sang sẻ với họ những niềm vui. Nhưng làm sao để tiếp cận họ đây? Đó là tuỳ thuộc vào quyết tâm của bạn, tuỳ thuộc vào trái tim bạn có đủ can đảm để nói chuyện với họ. Chúng ta luôn tự nhủ là nói với họ chỉ tốn công vô ích đúng ko? Không đâu, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dù họ có nói gì đi chăng nữa cũng không được nản, dù đó là những lời thô lỗ. Bởi vì sao??? Vì họ đang cố tỏ vẽ lạnh lùng, xa lạ nhưng trong trái tim họ,...khi nghe những lời bạn nói, họ đang mừng thầm, đang tan chảy bởi những tia nắng ấm áp của bạn.:M060::M060::M060: Đừng để họ trỏ thành con người đơn độc, trở thanh vùng băng tuyết và nếu bạn không hành động ngay bây giờ,...bắc cực còn có sự sống chứ trái tim họ đã chết từ lâu rôi. Vậy tại sao bây giờ bạn ko đi đi? ^^
Tôi cũng từng là người như vậy, vì cuộc sống gia đình, sự ganh ghét giữa nhưng người họ hàng trong nhà làm tôi ko bạn và phải chuyển đến tây nguyên. Lạnh lùng, giữ cái cool của mình đã làm trái tim tôi lạnh giá ko khác gì bắc cực.:M033::M033::M033: Lúc đó tôi chỉ lẻ loi một mình, lên thi những bài kiểm tra, những bài thể dục tôi luôn được cổ vũ và luôn làm tốt. Nhưng cớ sao chẳng ai trò chuyện cùng tôi. Có lúc tôi rất buồn, rất cô đơn, muốn thay đổi bản thân nhung tôi lại cảm thấy ngại ngại làm sao ấy. Tôi chỉ là cô gái bình thường chứ có phải siêu sao đâu mà họ xa lánh tôi! Rồi tôi gặp một người bạn trong cấu lạc bộ e ro bic, cô ấy trò chuyện cùng tôi, sẻ chia cùng tôi, cười với tôi và tôi rất hạnh phúc, trái tim tôi như sống lại khi ở cùng cô ấy. Ko hiểu tình bạn của chúng tôi bắt đầu khi nào nhưng tôi thấy thật bất ngờ. Và từ một tình bạn, tôi đó có rất nhiều tình bạn. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc, và luôn cảm ơn cô bạn đầu tiên đó.
Các bạn nghĩ sao về câu chuyện của tôi, và những người như tôi và về bắc cực phủ tuyết? Đừng để trái tim của mọi người chết đi, lạnh giá hơn mà hãy sưởi ấm cho họ. Họ đang rất cần bạn đấy. Đừng ngại ngùng mà hãy là chính mình bạn nhé.

Đây là câu chuyện có thật về chính mình, mình mong các bạn đòng cảm và ủng hộ mình nhé ^^:khi (105)::khi (105)::khi (105)::khi (105):
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Có ba loại người hay nói ra sự thật: kẻ ngu si, người say và trẻ em ^^ :khi (127)::khi (127)::khi (127)::khi (127)::khi (127):
 
Last edited by a moderator:
N

nhoxedkjd

:khi (156): :khi (156): :khi (156)
tks nhìu uh mà bik làm bài kỷ niệm về con cho huhm
 
N

nhoxedkjd

:khi (156):
tks nhìu uh mà bik làm bài kỷ niệm về con cho huhm
tự sự kết hợp miêu tả,biểu cảm
làm giùm nhé
 
S

subon

Hãy viết về câu sau đây " Nơi lạnh nhất hok phải là Bắc Cực mà là con người thiếu tình cảm"
Hãy viết bài cảm nhận về câu đó


Nhà văn Nga Mắcxim Goócki: " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình yêu thương"

Thật vậy ! Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.

Tuy vậy, cái lạnh kinh khủng của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của “nơi không có tình thương”. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của “tình thương”, nghĩa là không còn cảm xúc, rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có “tình thương” sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh.

Người không có “tình thương” thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc cá nhân. Triết lí sống của họ là : “Mũ ni che tai”, “Đèn nhà ai nấy rạng”, “An phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt, nhàm chán và vô vị.

Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ : “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình nhân ái bằng câu : “Thương người như thể thương thân” ; “Sông có khúc, người có lúc” ; “Đông tay vỗ nên kêu” ; “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”.

Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm phê phán những người không có “tình thương”. Mẹ con mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đang tâm đày đọa và giết chết cô Tấm hiền lành để tranh giành quyền lợi. Người chồng trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chỉ vì cơn ghen bóng gió đã dẫn đến cái chết oan khuất của người vợ hiền, để rồi ôm hận suốt đời.
Bên cạnh việc phê phán những kẻ sống thiếu “tình thương”, văn học cũng ca ngợi, biểu dương những tấm lòng vàng. Bà cụ hàng nước trong truyện cổ “Tấm Cám” đã cưu mang cô Tấm. Chàng Thạch Sanh trong truyện cùng tên cũng hết lòng vị tha đối với Lý Thông – kẻ đã nhiều lần hãm hại chàng. Nguyễn Du xót xa thương cảm, đau đớn thốt lên lời thơ đứt ruột khi Thúy Kiều bị Tú Bà tra khảo :

Thịt da ai cũng là người,
Nỡ nào hồng rụng thắm rời lắm thay !.

Lục Vân Tiên với quan niệm của người quân tử : “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” đã cứu mạng Kiều Nguyệt Nga bằng tấm lòng vị nghĩa vô tư : “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
Trong cuộc sống, cái tốt, cái xấu song song tồn tại, nhưng xu thế chung là bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Người tốt sẽ cảm hóa, thuyết phục được người xấu. Biện pháp giáo dục hiệu quả nhất là tác động vào “tình thương”, vào thiên lương của mỗi con người :
Con người muốn sống con ơi !
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
(“Tiếng ru” – Tố Hữu)
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là đương nhiên không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông mình cần nâng đỡ cưu mang những người yếu ớt, cơ nhỡ với tinh thần : “Lá lành đùm lá rách” ; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ; “Những điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, góp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo…
Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương” sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy ; mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.
 
S

subon

:khi (156):
tks nhìu uh mà bik làm bài kỷ niệm về con cho huhm
tự sự kết hợp miêu tả,biểu cảm
làm giùm nhé


Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó " Lúc", một con chó mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là" Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một con chó ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày ....trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một con chó đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóng...Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí" chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một con chó nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" ...eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.
Chúc bạn thành công!
 
N

nhoxedkjd

ui them de nhe hix tom tat van ban tu su nek`
Lão Hạc
Tức nước vỡ bờ
cô bé bán diêm
hj hj hj :khi (156):
 
Top Bottom