Văn 9 Nội dung bản di chúc của vua Trần Nhân Tông

0989120408

Học sinh
Thành viên
29 Tháng chín 2018
39
11
21
Bình Phước
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đằng, làm một nẻo... Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ đã biến giang sơn của ta từ cái tổ đại bàng thành tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tai kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."
(Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông (1258-1308)

Câu 1: Trong đoạn văn bản tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào là chính? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn bản?
Câu 2: Tìm nội dung chính của đoạn văn bản trên?
Câu 3: Nêu cách hiểu của em về các cụm từ "gặm nhấm đất đai","cái tổ đại bàng","tổ chim chích"? Từ đó chỉ ra hiệu quả diễn đạt của các từ đó trong đoạn văn?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
"Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đằng, làm một nẻo... Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta thì gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ đã biến giang sơn của ta từ cái tổ đại bàng thành tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tai kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."
(Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông (1258-1308)

Câu 1: Trong đoạn văn bản tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào là chính? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn bản?
Câu 2: Tìm nội dung chính của đoạn văn bản trên?
Câu 3: Nêu cách hiểu của em về các cụm từ "gặm nhấm đất đai","cái tổ đại bàng","tổ chim chích"? Từ đó chỉ ra hiệu quả diễn đạt của các từ đó trong đoạn văn?
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: nghị luận
- Các phép liên kết trong đoạn văn:
+ Phép thế: "họ" thay thế cho "nước lớn", "các việc trên" thế cho "chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải"
+ Phép nối: "Tức là", "vậy nên"
Câu 2:
Nội dung chính của văn bản trên là: lên án việc xâm chiếm lãnh thổ nước ta của "các nước lớn" và nhắc nhở con cháu đời đời phải cảnh giác và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
Câu 3:
"Gặm nhấm đất đai": chỉ việc xâm chiếm từng chút một giang sơn, đất đai nước ta của nước láng giềng
"Cái tổ đại bàng": chỉ giang sơn rộng lớn của nước ta
"Tổ chim chích": đó là giang sơn bị nhỏ bé, thu hẹp của "tổ đại bàng"
- Việc sử dụng các từ đó trong đoạn văn có tác dụng là: làm tăng sức biểu cảm cho đoạn văn, đồng thời vạch trần ý định xâm chiếm lãnh thổ từ từ của các nước lớn và cho thấy nguy cơ bị thu hẹp phần lãnh thổ của các nước nhỏ
 
Top Bottom