- 30 Tháng tám 2017
- 2,423
- 4,423
- 583
- 22
- Vĩnh Phúc
- Dược
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
"NÓI ĐÙA HAY MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH - HẬU QUẢ RA SAO?"
"Gầy như con mắm."
"Dạo này hơi mũm mĩm ra rồi đấy."
"Đùi to trông như cái cột đình thế, giảm cân đi."
"Bụng như mỡ cá hú vậy đó, tập thể dục đi."
Với lối nói ẩn dụ và so sánh linh hoạt, người Việt Nam có vô số cách để bông đùa về ngoại hình. Tuy nhiên, lời đùa sẽ chỉ hài hước khi người nghe vẫn cảm thấy tự tin về bản thân. Với trường hợp của Irene Bitjoli, thành viên của câu lạc bộ website "Fit Yourself", cô ấy vẫn luôn nghĩ mình có chỉ số cân nặng "bình thường" cho đến khi những người xung quanh, kể cả trẻ em, bắt đầu có những câu nói đùa rằng cô ấy mập, khiến cô cảm thấy vô cùng tự ti và dè dặt. Lời đùa và body-shaming, ranh giới có hơi mỏng manh?
Những câu nói đùa về ngoại hình xuất hiện ở khắp mọi nơi mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Bạn bè nhận xét hài hước về dáng chạy của một bạn gái trong giờ thể dục. Cha mẹ bông đùa về cơ thể con cái để khuyến khích chơi thể thao. Ban giám khảo tăng thêm drama cho chương trình bằng cách liên tưởng thú vị về cơ bụng của thí sinh (The Face Vietnam 2018). Tất cả những lời nói đùa ấy không quá đáng trách, nhưng nó là vấn đề mà chúng ta cần phải nhìn thấy được. 93% người được khảo sát thừa nhận rằng họ từng có hành động body-shame người khác đơn giản chỉ vì nó "đập vào mắt" và nói "để cho vui". Liệu rằng những câu nói đùa ấy có ý thức được cảm nhận của người nghe?
Hậu quả của việc đùa giỡn về ngoại hình là đáng lo ngại. Với những số liệu mà I Am Me đã đề cập đến ở những bài viết trước, nhiều người đã ép nhịn ăn, sử dụng những loại thực phẩm, thuốc men đầy hóa chất để giảm cân, hay thậm chí tiêm botox, tiêm filler cho đến "trùng tu" các bộ phận trên cơ thể chỉ để cảm thấy tự tin, "cảm thấy" xinh đẹp. Dẫu rằng đó là quyền của họ, việc ép buộc bản thân vào một tiêu chuẩn sắc vóc nào đó, là một việc khá phi nghĩa. Nếu như mọi người có ý thức hơn với lời nói của mình, có lẽ rằng những cảm xúc tiêu cực đã không xảy ra đối với người tiếp nhận lời nói ấy.
Đức Phúc sau khi đăng quang The Voice bằng tài năng của mình, vẫn phải hứng chịu hàng trăm lời bình luận "nói cho vui miệng" vô cùng nặng nề về ngoại hình với tính sát thương còn hơn cả những cú đấm. Thậm chí sau khi đã nỗ lực giảm cân, khán giả vẫn tiếp tục bình luận về ngoại hình của cậu ấy. Đức Phúc đã tâm sự về biết bao những áp lực phải gánh chịu sau khi đăng quang, bao nhiêu suy nghĩ và đắn đo trước khi đi đến quyết định phẫu thuật. Phẫu thuật thẩm mỹ là quyền và lựa chọn của mỗi người, và Đức Phúc KHÔNG HỀ SAI khi lựa chọn hình thức ấy. Thế nhưng, nếu con người bao dung hơn và tập đón nhận những kiểu vẻ đẹp khác, và coi trọng nội dung, giá trị của một cá nhân hơn là ngoại hình, những áp lực đó có tồn tại hay không?
Khi body-shaming ngày càng được chú ý rộng rãi, những hành vi đùa giỡn về ngoại hình của một ai đó đều có thể bị lên án gay gắt. Chẳng hạn như với trường hợp của Sơn Tùng, qua việc đăng một bức ảnh trên Instagram Story bông đùa về ngoại hình của trợ lý, nam ca sĩ đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích đến từ khán giả quốc tế. I Am Me muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta không nên có thái độ quá nghiêm trọng và nóng vội về những lời nói đùa "xém" miệt thị. Việc chúng ta đôi co, tranh cãi hay chửi mắng thái độ và hành vi body-shaming chỉ làm tình hình thêm tồi tệ vì không ai sẵn sàng lắng nghe ai cả. Hãy tử tế và nhẹ nhàng nhắc nhở họ về hậu quả, giải thích cho họ hiểu tại sao không nên miệt thị ngoại hình người khác: cơ thể thuộc phạm vi cá nhân.
Tóm lại, nếu như bạn có lỡ nói đùa và ý thức được hậu quả có thể xảy ra, hãy ra hiệu cho họ biết bạn chỉ đùa và không có ý khiến người đó buồn. Đối với những trường hợp miệt thị ngoại hình, hãy cố gắng giải thích một chút để họ hiểu và cảm thông. Và cuối cùng, tập nhìn nhận những vẻ đẹp ngoại "tiêu chuẩn", và tôn trọng sự đa dạng. Những đối tượng cần hiểu về sự tôn trọng đa dạng thường gặp nhất là bạn bè, người thân đặc biệt là cha mẹ, hãy từ tốn và kiên nhẫn với họ các bạn nhé!
Cre: I am Me
"Gầy như con mắm."
"Dạo này hơi mũm mĩm ra rồi đấy."
"Đùi to trông như cái cột đình thế, giảm cân đi."
"Bụng như mỡ cá hú vậy đó, tập thể dục đi."
Với lối nói ẩn dụ và so sánh linh hoạt, người Việt Nam có vô số cách để bông đùa về ngoại hình. Tuy nhiên, lời đùa sẽ chỉ hài hước khi người nghe vẫn cảm thấy tự tin về bản thân. Với trường hợp của Irene Bitjoli, thành viên của câu lạc bộ website "Fit Yourself", cô ấy vẫn luôn nghĩ mình có chỉ số cân nặng "bình thường" cho đến khi những người xung quanh, kể cả trẻ em, bắt đầu có những câu nói đùa rằng cô ấy mập, khiến cô cảm thấy vô cùng tự ti và dè dặt. Lời đùa và body-shaming, ranh giới có hơi mỏng manh?
Những câu nói đùa về ngoại hình xuất hiện ở khắp mọi nơi mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Bạn bè nhận xét hài hước về dáng chạy của một bạn gái trong giờ thể dục. Cha mẹ bông đùa về cơ thể con cái để khuyến khích chơi thể thao. Ban giám khảo tăng thêm drama cho chương trình bằng cách liên tưởng thú vị về cơ bụng của thí sinh (The Face Vietnam 2018). Tất cả những lời nói đùa ấy không quá đáng trách, nhưng nó là vấn đề mà chúng ta cần phải nhìn thấy được. 93% người được khảo sát thừa nhận rằng họ từng có hành động body-shame người khác đơn giản chỉ vì nó "đập vào mắt" và nói "để cho vui". Liệu rằng những câu nói đùa ấy có ý thức được cảm nhận của người nghe?
Hậu quả của việc đùa giỡn về ngoại hình là đáng lo ngại. Với những số liệu mà I Am Me đã đề cập đến ở những bài viết trước, nhiều người đã ép nhịn ăn, sử dụng những loại thực phẩm, thuốc men đầy hóa chất để giảm cân, hay thậm chí tiêm botox, tiêm filler cho đến "trùng tu" các bộ phận trên cơ thể chỉ để cảm thấy tự tin, "cảm thấy" xinh đẹp. Dẫu rằng đó là quyền của họ, việc ép buộc bản thân vào một tiêu chuẩn sắc vóc nào đó, là một việc khá phi nghĩa. Nếu như mọi người có ý thức hơn với lời nói của mình, có lẽ rằng những cảm xúc tiêu cực đã không xảy ra đối với người tiếp nhận lời nói ấy.
Đức Phúc sau khi đăng quang The Voice bằng tài năng của mình, vẫn phải hứng chịu hàng trăm lời bình luận "nói cho vui miệng" vô cùng nặng nề về ngoại hình với tính sát thương còn hơn cả những cú đấm. Thậm chí sau khi đã nỗ lực giảm cân, khán giả vẫn tiếp tục bình luận về ngoại hình của cậu ấy. Đức Phúc đã tâm sự về biết bao những áp lực phải gánh chịu sau khi đăng quang, bao nhiêu suy nghĩ và đắn đo trước khi đi đến quyết định phẫu thuật. Phẫu thuật thẩm mỹ là quyền và lựa chọn của mỗi người, và Đức Phúc KHÔNG HỀ SAI khi lựa chọn hình thức ấy. Thế nhưng, nếu con người bao dung hơn và tập đón nhận những kiểu vẻ đẹp khác, và coi trọng nội dung, giá trị của một cá nhân hơn là ngoại hình, những áp lực đó có tồn tại hay không?
Khi body-shaming ngày càng được chú ý rộng rãi, những hành vi đùa giỡn về ngoại hình của một ai đó đều có thể bị lên án gay gắt. Chẳng hạn như với trường hợp của Sơn Tùng, qua việc đăng một bức ảnh trên Instagram Story bông đùa về ngoại hình của trợ lý, nam ca sĩ đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích đến từ khán giả quốc tế. I Am Me muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta không nên có thái độ quá nghiêm trọng và nóng vội về những lời nói đùa "xém" miệt thị. Việc chúng ta đôi co, tranh cãi hay chửi mắng thái độ và hành vi body-shaming chỉ làm tình hình thêm tồi tệ vì không ai sẵn sàng lắng nghe ai cả. Hãy tử tế và nhẹ nhàng nhắc nhở họ về hậu quả, giải thích cho họ hiểu tại sao không nên miệt thị ngoại hình người khác: cơ thể thuộc phạm vi cá nhân.
Tóm lại, nếu như bạn có lỡ nói đùa và ý thức được hậu quả có thể xảy ra, hãy ra hiệu cho họ biết bạn chỉ đùa và không có ý khiến người đó buồn. Đối với những trường hợp miệt thị ngoại hình, hãy cố gắng giải thích một chút để họ hiểu và cảm thông. Và cuối cùng, tập nhìn nhận những vẻ đẹp ngoại "tiêu chuẩn", và tôn trọng sự đa dạng. Những đối tượng cần hiểu về sự tôn trọng đa dạng thường gặp nhất là bạn bè, người thân đặc biệt là cha mẹ, hãy từ tốn và kiên nhẫn với họ các bạn nhé!
Cre: I am Me