Kết thúc truyện ngắn cố hương,nhà văn Lỗ Tấn viết :Kì thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi Từ quan niệm trên , hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về con đường mà mỗi người gần phải lựa chọn
1.Giải thích
- Hình tượng con đường ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa bóng: là cách thức và phương hướng để con người giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội. Với Lỗ Tấn, đó là con đường cách mạng.
- Người ta đi mãi thì thành đường: được hiểu theo hai lớp nghĩa:
+ Đường là do con người tạo ra
+ Không có con đường nào là duy nhất. Chỉ cần người ta đi nhiều thì sẽ thành đường. Rõ ràng hình tượng con đường ở đây mang đậm khuynh hướng cách mạng, thể hiện khát vọng đổi thay.
Như vậy với câu nói này, Lỗ Tấn quan niệm: trên đời không có gì là bất biến. Chỉ cần con người có khát vọng và dám thực hiện khát vọng ấy thì sẽ có khả năng làm thay đổi thế giới.
2.Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một quan niệm tích cực, mang tính cách mạng. Với Lỗ Tấn, lịch sử không dừng bước mà luôn vận động, biến đổi.
- Đặt niềm tin vào con người: Con người với khát vọng đẹp đẽ là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Con người tự mở ra những con đường trong hành trình tiến về phía trước của mình.
- Con người sống có ý nghĩa phải là con người có khát vọng đổi thay, vượt lên những giới hạn có sẵn. Kêu gọi những con người trong cuộc đời phải là những người mở đường, tạo lập ra những con đường mới cho mình và toàn xã hội.
- Phê phán những người có thái độ sống thụ động, ươn hèn, không có niềm tin, không có ước mơ, khát vọng.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải tạo lập lối sống năng động, trái tim tràn đầy ước mơ.
- Học tập làm giàu tri thức đồng thời rèn luyện cho mình một nghị lực để trở thành những người mở đường, góp phần đưa đất nước tiến lên.
Tham khảo!