Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đã vô cùng xấu hổ và tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng và nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy
trình bày suy nghĩ về vai trò của sự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người
Mk cảm ơn bạn nhée
Bạn tham khảo dàn ý nhé
MB: Giới thiệu vấn đề
TB:
- Giải thích xấu hổ là gì?
Xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn với lỗi mà mình đã gây ra, hay cảm thấy kém cỏi trước người khác hoặc khi đứng trước người mình thích. Xấu hổ không phải là việc xấu, mà đôi khi đó còn là việc làm con người ta tiến bộ hơn.
- Biểu hiện:
+ Từ xưa, ông cha ta có biết bao chiến công hiển hách, chiến thắng vang dội, chúng ta cảm thấy tự hào về điều đó, tuy nhiên không phải lúc nào cũng đắm chìm trong hào quang đó mà chúng ta phải biết khiêm tốn, xấu hổ vì chưa làm được gì lớn lao.
+ Học sinh thời nay có những người vì để đạt điểm cao mà bất chấp nội quy nhà trường đã quay cóp, gian lận. Nhưng rồi sau đó họ đã biết xấu hổ và cố gắng học tập trong kì thi tiếp theo.
+ Trong cuộc sống, không ai hoàn hảo cả, vì vậy mắc lỗi là chuyện không thể tránh khỏi. Sau những lần mắc lỗi đó, nếu chúng ta cảm thấy xấu hổ và sửa chữa lỗi lầm thì thật đáng hoan nghênh.
+Thời nhà Trần, tướng quân Phạm Ngũ Lão lập bao chiến công vẫn thấy “thẹn” với Vũ Hầu. Nguyễn Khuyến cáo quan về quê, không hợp tác với giặc Pháp vẫn tự hổ thẹn với Đào Tiềm.
- Vai trò của xấu hổ
+ Xấu hổ nếu xuất phát từ ý thức cầu tiến, ham học hỏi và dựa trên sự hiểu biết toàn diện về bản thân mình cũng như cuộc sống sẽ trở thành thái độ tích cực, giúp con người nhận ra những thiếu sót, hạn chế của mình để tiếp tục cố gắng khắc phục, hoàn thiện .
+ Biết xấu hộ là biết tự trọng, có ý thức về danh dự, nhân phẩm, về vai trò và nhiệm vụ của mình. Sự xấu hổ ấy không làm con người kém đi mà nó nâng tầm nhận thức và nhân cách con người.
- Ý kiến trái chiều:
+ Trong thực tế, vẫn còn đầy rẫy những hành động xấu. Con người làm việc xấu, việc ác mà không cảm thấy day dứt hay có lỗi nào cả, và rồi sau đó họ lại tiếp tục thực hiện những hành vi đó. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống, họ không biết điều đó có ảnh hưởng như thế nào mà chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân có được.
- Bài học nhận thức:
+ Xấu hổ là thái độ, tình cảm xuất phát từ việc nhìn nhận, đánh giá bản thân mình. Chỉ có thể dựa trên sự đánh giá khách quan, chính xác và lòng khiêm tốn, ham học hỏi và cầu tiến mới giúp con người tiến lên trong cuộc sống.
+ Phải luôn khiêm tốn, tránh việc tự hào đến tự mãn, tự cao, tự đại, đồng thời tránh thái độ tự ti, mặc cảm.
- Liên hệ bản thân
KB: Khẳng định xấu hổ là một phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có và cần phấn đấu nỗ lực rèn luyện nhân cách của mình.