[NLXH]quan niệm của bạn về học sinh thanh lịch

G

greenstar131

Thanh lịch theo nghĩa đơn thuần thì là: ăn mặc thanh nhã cư xử lịch thiẹp, nhưng mở rông ra thì 1 HS thanh lịch là như thế nào và cần làm gi?

"Học sinh thanh lịch" là một trong những tiêu chí của các trường học hiện nay. Các khẩu hiệu thường được kẻ thật to, rõ ở mỗi trường, nhưng để tìm một học sinh thanh lịch đúng nghĩa thì... không dễ. Ở các trường THPT, hàng năm vẫn tổ chức thi "Nữ sinh thanh lịch", nhưng không ít cô gái vừa đoạt giải khi ra đường vẫn hò hét gọi bạn ầm ĩ, lên xe máy kẹp ba phóng, bất chấp Luật Giao thông, lời nói thốt ra thì không thấy dịu dàng, nhã nhặn đâu nữa, khác hẳn với trên sân khấu.

Đấy là chưa kể những học sinh mặc đồng phục, nhưng tóc thì nhuộm đủ màu, vẽ móng tay móng chân với những hình kỳ dị, ra khỏi cổng trường là văng tục chửi bậy, túm năm tụm ba bàn bạc những chuyện không đâu, chẳng phù hợp với một học sinh...

Tại sao lại như vậy? Có lẽ không thể cứ mãi đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Sự ảnh hưởng của phim ảnh, tạp chí, của Internet... là có thật. Lỗ hổng trong giáo dục ý thức từ phía nhà trường là có thật. Nhưng đã có ai thử hỏi các cô cậu học trò rằng, loại trừ những yếu tố ấy, lý do gì khiến các em không theo những hình mẫu trai thanh gái lịch truyền thống? Câu trả lời sẽ thật bất ngờ: Xung quanh em chẳng có hình mẫu truyền thống để mà theo.

Trẻ con, ngay từ khi bắt đầu có ý thức về cuộc sống xung quanh đã tự tìm cho mình một thần tượng để noi theo. Người đó có thể là mẹ, là bố, là cô giáo hay một ai đó gần gũi mà chúng tin cậy, thấy có những phẩm chất tốt đẹp xứng là tấm gương lớn. Rồi lớn lên, đi học, thần tượng thuở nhỏ vô cùng đẹp đẽ của chúng hình như đã biến mất. Thay vào đó là những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thời trang, cầu thủ bóng đá... nổi tiếng nhờ sự lăngxê của giới truyền thông.

Biết trách ai? Không ít trường hợp bố mẹ đã không còn là những mẫu mực về văn hoá ứng xử khi gọi con là mày, la mắng con một cách phũ phàng khi con bị điểm kém; tệ hơn thế là có những biểu hiện coi thường pháp luật khi tìm cách trốn thuế trong kinh doanh, tham gia giao thông thì vượt đèn đỏ, muốn lên chức thì mua bằng rởm... Đến trường, học sinh lại thấy thầy, cô giáo nói năng không có tính sư phạm, cư xử với học trò thiếu tình nhân ái. Và lúc đó, sự ảnh hưởng của môi trường văn hoá thiếu lành mạnh là điều dễ hiểu.

Để "học sinh thanh lịch" không chỉ là khẩu hiệu, để tìm được những em nhỏ đúng là người Tràng An, mang trong mình nét đẹp văn hoá đáng tự hào của mảnh đất ngàn năm văn hiến, mỗi người lớn cần tự rèn luyện mình là tấm gương cho trẻ em. Cổ nhân nói "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

Chúng ta đừng nên trách các em mù quáng chạy theo văn hoá ngoại lai, mà trước hết nên tự trách mình đã từ bỏ vai trò thần tượng cao quý trong mắt các em. Một khi không có những hình mẫu chân thực và sống động, gần gũi để noi theo, học sinh của chúng ta sẽ đánh mất đi truyền thống đã được vun đắp từ bao đời.

http://www.laodong.com.vn/Home/Hoc-sinh-…
 
C

chuthanhhuong

bạn ơi đây là viết hẳn 1 bài văn ý
kô phải đoạn văn ngắn thế nài đâu ai giúp mình với
thanks nhìu
 
0

08021994

từ những ý đó bạn có thể làm được nhiều thứ mà
nhưng có nhiều người cho rằng nữ sinh (hay nam sinh) thanh lịch là những người có ngoại hình đẹp. các bạn nghĩ sao?
 
C

chuthanhhuong

từ những ý đó bạn có thể làm được nhiều thứ mà
nhưng có nhiều người cho rằng nữ sinh (hay nam sinh) thanh lịch là những người có ngoại hình đẹp. các bạn nghĩ sao?
mình đang bận ôn thy hóa
mà bài nài sắp phải nộp rồi
ai rảnh làm giúp mình luôn nhá :(
 
Top Bottom