NLXH + NLVH help!!!

G

gaigaga

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mạo mụi nhờ mọi người tìm giúp mình
Do ko có thời gian nên ai rảnh thì cho mình xin vài cái dàn ý hay bài văn cũng được. Mình sắp kiểm tra rùi
Mỗi người ai biết bài nào thì giúp mình 1 bài nhé, ths nhiều

NLXH:
1) Tinh thần đoàn kết
2) Tính siêng năng, chăm chỉ
3) Lênin: "học học nữa học mãi"
4) Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: "nói không vs những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"
5) Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để thực hiện tốt cuộc vận động "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
NLVH:
1) Hãy phân tích và cảm nhận bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
2) Văn tự sự: hãy kể lại câu chuyện mà a/c đã được học trong chương trình lớp 10
 
B

bengoc5

1) Đoàn kết nhé
I. MB :
- “Một cây làm...”. Bác Hồ ta có nói: “đoàn kết đoàn kết...”
- Đã từ lâu nhân dân ta có tinh thần đoàn kết (từ xưa đến nay nhân dân ta vốn có tinh thần đoàn kết).
- Nhờ truyền thống này mà chúng ta đẩy lùi kẻ thù xâm lược hoàn thành sự nghiệp xây dựng đất nước. Có thể nói đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. (Ông cha ta có câu : “Một cây... hoặc Bác Hồ ta nói...)
II. TB :
1 ) GIẢI THÍCH :
-“Đoàn kết là tập hợp mọi sức mạnh, trí tuệ con người lại thành một khối mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để dẫn đến thành công. (Bác hồ nhắc nhở: “đoàn kết...đại đoàn kết” nghĩa là đoàn kết nhỏ để trở thành đoàn kết lớn mạnh và dẫn đến thành công lớn hơn. – Hoặc “Một cây” để chỉ sự ít ỏi, “ba cây” để chỉ số nhiều. Cả câu là lời khuyên ta nếu đoàn kết sẽ dẫn đến thành công.)
2) CHỨNG MINH :
- Từ xưa nhân dân ta đã biết đoàn kết với nhau để tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, chống thiên tai lũ lụt, đánh đuổi kẻ thù hung bạo.
- Bài học về “câu chuyện bó đũa” đã nói lên sức mạnh của lòng đoàn két “đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết”.
- Hình ảnh cua Nhân Tông triệu tập các bô lão tại điện Diên Hồng nói lên sức mạnh tinh thần của lòng đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
- Bác Hồ ta cũng đã đoàn kết toàn dân để đánh đuổi kẻ thù chung là thực dân Pháp và Mĩ.
3) PHÊ PHÁN :
- Chúng ta lên án những kẻ tự cao tự đại, sống chủ nghĩa cá nhân mà không biết đoàn kết lại để cùng làm những việc lớn lao. Đừng quên rằng: “Một cây...” hoặc “đoàn kết...thành công”
4) ĐÁNH GIÁ :
- Học sinh chúng ta cần đoàn kết với nhau để tạo nên một tập thể vững mạnh, tạo nên môi trường giáo dục tốt, đoàn kết với nhau trong học tập.
- Đoàn kết giúp cho mọi người đến gần nhau, yêu thương nhau hơn.
III. KB :
-Tinh thần đoàn kế là một động lực mạnh mẽ giúp ta vượt qua bao khó khăn, làm nên những công việc to lớn, vĩ đại.
- Chúng ta đoàn kết với nhau xây dựng đất nước mai sau.
 
G

gaigaga

èo sao ko ai giúp thêm mình vài bài nữa y
ý cũng được mà
phụ mình vs
ths mọi người nhiều nhiều
 
D

diamond_jelly95

ca dao tình nghĩa

bài "Công cha như..''
1,Mở bài:
Ca dao là tiếng nói tâm tư tình cảm, tha thiết, trữ tình, gửi gắm biết bao cảm xúc thân thương, nhữg bài học làm người của ông cha ta...Một trog nhữg tình cảm đó phải nói đến....
2,Thân bài:
2.a:Giải thích câu ca dao:
Vậy ''núi TS'', ''nước trg nguồn'', ''đạo làm con'', ''chữ hiếu'' đc hiểu như thế nào cho đúng?
(bạn tự giải thích)
Câu ca dao nhằm nhắc nhở mỗi ng luôn biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và làm tròn bổn phận đối vs cha mẹ.
2.b:Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao
Câu ca dao là 1 lời khuyên chân thành hoàn toàn đúng đắn, phù hợp vs truyền thống đạo lí của con ng VN.
(nêu các lđ)
2.c:Bàn luận mở rộng:
Đạo làm con cta phải làm gì??
3,Kết bài:
Câu ca dao mãi mãi là 1 bài học vô cùng quý giá nhắc nhở cta trách nhiệm bổn phận làm con đvới cha mẹ. Đó cũng là 1 nét đẹp nhân cách làm nền tảng để xây dựng tình cảm tốt đẹp trg xã hội
 
B

bengoc5

kể chuyện nhé bạn. Mình thấy ADV ngắn nhất nên làm bài này cho đỡ mất time
“ "Vương" nào chẳng yêu thương công chúa
"Dương" trần vì thế chẳng được "An"
Âu Lạc rồng tiên lòng son sắt
Sơn hà chia cắt cũng vì con”​

Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại mội cách đau xót. Trong giây phút chủ quan, ông đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên. Nay tôi xin kể lại câu chuyện ấy.

An Dương Vương là vị vua tài giỏi, có tinh thần chống giặc ngoại xâm. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Qui, ngài đã xây được Loa thành và chế được nỏ thần. Một vũ khí lợi hại, vì vậy An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính nó mà ông đã trở nên chủ quan, mất cảnh giác trước những mưu kế của Triệu Đà. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà. Gả con gái là Mỵ Châu cho Trọng Thủy. Nàng có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng và chỉ nghĩ đến Trọng Thuỷ đã vô tình nói ra bí mật quốc gia. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ - con người bội bạc - đã chà đạp lên tình yêu đó. Hắn đã lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phep về thăm cha mẹ. Mỵ Châu lại một lần ngây thơ nói: “...Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên người, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu...”. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, Triệu Đà lập tức kéo quân sang đánh. An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, chủ quan ngồi đánh cờ. Đến khi quân địch đến gần, ông phát hiện ra nỏ thần đã vô hiệu, thì mới lo lên ngựa chạy trốn cùng Mỵ Châu. Trong cái giây phút nguy hiểm ấy, quân Đà đang tiến đánh cha mình mà nàng vẫn còn cả tin mê muội, đem rắc lông ngỗng làm dấu hiệu báo cho giặc để rồi cuối cùng nàng nhận được từ cha một cái chết chất chứa bao niềm căm hận, một cái chết cùng bao điều thức tỉnh muộn màng từ cả cha nàng và nàng. Thật khó khăn và đau xót cho An Dương Vương vì nhát kiếm chém con ấy là ranh giới giữa tình yêu nước mãnh liệt và tình yêu con tha thiết. Và ông cũng đã phi ngựa xuống biển. Trọng Thủy tới nơi thì thấy Mỵ Châu chỉ còn là một xác không hồn. Quá hối hận về việc mình đã làm, Trọng Thuỷ ôm xác vợ khóc nức nở, rồi gieo mình xuống một giếng gần đó.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ vẫn mãi là một câu chuyện, một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Truyền thuyết ấy sẽ còn tiếp tục được kể cho muôn thế hệ con cháu đời sau để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình .
 
Top Bottom