*biểu hiện:
*Nguyên nhân của bạo lực học đường?
1-Tỉ lệ người pham tội ở tuổi vị thành niên ngày một tăng, Theo thống kê của Viên KSND tối cao: năm 1986 có 3.607 người; năm 1996 có 11.726 người. Tệ nạn xã hội trong giới học đường theo chiều mũi tên đi lên: năm 2004, có 600 HSSV nghiện ma túy; năm 2007, tăng hơn gấp đôi (1.234 người).
Những biểu hiện tiêu cực: Theo điều tra của Viện nghiên cứu và phát triển Việt Nam cho một kết quả "phú quý giật lùi": Tỉ lệ học sinh đi học muộn: tiểu học 20%; THCS 21%; THPT 58%. Tỉ lệ quay cóp lần lượt là: 8%-55%-60%. Nói dối cha mẹ-20%: 50%-64%. Tỉ lệ không chấp hành Luật giao thông: 4%-35%-70%.
2-Đúng theo quy luật, học trò được giáo dục, học hành nhiều, trưởng thành về thể xác, trí tuệ, biết phân biệt phải, trái thì thói hư tật xấu sẽ giảm. Song cứ nhìn vào con số "biết nói" thống kê nói trên, có thể khẳng định, nguyên nhân "bạo lực học đường", trách nhiệm thuộc về nhà trường. Học trò đến trường học quá nhiều, theo kiểu "nhồi" cho hết kiến thức cơ bản của đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo. Trò không còn thời gian "tiêu hóa" khối lượng kiến thức khổng lồ những định luật, khái niệm, công thức, dữ kiện lịch sử, thuộc lòng cả một bài thơ dài… bài học cũ chưa kịp hiểu. bài mới "ập" đến như một nỗi kinh hoàng. Trò càng học càng đuối. Và khi cảm thấy cái sự học khó khăn, học mãi không "vào". Đâm chán. "Nhàn cư…". Chúng phá phách, bỏ học rủ nhau đi chơi, uống thuốc "lắc" ở vũ trường, yêu sớm hoặc tìm đến ma túy, thanh toán nhau băng hung khí. Trong khi các trường đều trương khẩu hiệu rất to: Tiên học Lễ… nhưng "Lễ" là gì? Nội dung của Lễ-Nghĩa? Cách đối nhân xử thế? Hành xử giữa con người với con người? Lời ăn tiếng nói? Thế nào là bạn tốt? Ý thức trách nhiệm đối với đất nước, gia đình, bản thân? Lẽ sống ở đời?... Hình như trường học đều có dạy. Bậc mẫu giáo mầm non môn giáo dục công dân. Bậc tiểu học môn đạo đức. Bậc TH môn giáo dục công dân. Tiếc rằng học chỉ để mà học, hời hợt, nặng hình thức, hô khẩu hiệu quá nhiều. Nào là "nói lời hay, làm việc tốt"; "nét chữ, nét người"; "vở sạch, chữ đẹp"… "Đầu voi, đuôi chuột", thực tế trò tự tung tự tác, bao che cho nhau, vào hùa làm việc xấu. Quay cóp khi kiểm tra bài là "quốc nạn". Học sinh ngang nhiên vi phạm Luật giao thông, công khai phóng xe máy phân khối lớn tốc độ cao, "zin" 3-4, không đội mũ bảo hiểm, chửi nhau, đánh nhau, diệt nhau. Lí lẽ các em đưa ra thật đáng sợ. Hỏi: "Tại sao em dùng dao chém bạn?". Em tỉnh khô, lạnh lùng trả lời "em không chém, nó cũng chém em". Trong cốp xe, ba lô sách có trò "găm" dao để kịp thời chiến đấu khi "có biến". Quan hệ thầy trò nhợt nhạt, thầy ít quan tâm đến diễn biến tư tưởng của trò. Khi sự việc đáng tiếc, đau lòng ở Trường THPT Hai Bà Trưng xảy ra, nhiều thầy giáo ngạc nhiên cho rằng Bách được các bạn đánh giá là hiền lành. Bách được cha mẹ quan tâm hằng ngày đón đưa đi học, kiểm tra cặp khi đến trường. Bách không thể côn đồ như vậy được.
Đạo đức của một bộ phận không nhỏ thầy giáo "xuống cấp" là tấm gương "mờ" phản cảm với học trò. Đã đến lúc trường học phải xem lại phương pháp dạy đạo đức, nhân cách của thầy giáo. Ai không đủ tư cách, thiếu tinh thần trách nhiệm, kiên quyết chuyển đi làm việc khác, để xảy ra bạo lực học đường, lỗi ấy thuộc về nhà trường, các thầy giáo.
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ học sinh có quan niệm giáo dục, quản lý học sinh rất sai lầm. Họ chăm chút con chủ yếu về vật chất. Con cái đang tuổi học trò mà đã được trang bị xuyến, nhẫn vàng,điện thoại di động đắt tiền, xe máy đời mới phân khối lớn… Các cậu ấm, cô chiêu sống trong cộng đồng lớp học như một tầng lớp trên giàu có. Họ chăm ăn chơi hơn học tập. Một số vị phụ huynh còn "khoán trắng" cho nhà trường bằng câu nói cửa miệng "trăm sự nhờ các thầy". Có vị không biết cả tên cô giáo chủ nhiệm. Học sinh "thuê" cha mẹ "rởm" đi họp hội nghị cha mẹ học sinh suốt ba năm học, cha mẹ, thầy giáo đều không biết? Khoảng cách cha mẹ và con cái xa dần, mâu thưẫn thế hệ cứ tăng. Những câu chuyện vui quan tâm đến nhau quanh bữa cơm gia đình không còn nữa. Nhiều học trò tâm sự, coi gia đình như "địa ngục". Nhiều bi kịch gia đình, cha mẹ cờ bạc, nghiện hút, li dị "anh đi đằng anh, tôi đi đằng tôi" dẫn đến học trò cảm nhận mình là "thế hệ bị ruồng bỏ". Họ căm thù cha mẹ. Căm thù tất cả. Họ sống lãnh cảm. Tìm cách "giải tỏa" tiêu cực. Từ đó họ phạm pháp âu cũng là hậu quả tất yếu. Một nguyên nhân nữa, phim ảnh, sách báo ngoài luồng, các trò chơi điện tử, chít chát đầy tính bạo lực tràn lan đang "vẽ đường cho hươu chạy", tiếp tay cho học trò bắt chước "thần tượng" trong phim, dẫn đến gây ra tội ác lúc nào không biết.
"Thế chân vạc", nhà trường- gia đình- xã hội cần cảnh tỉnh, nghiêm túc nhìn vào sự thật, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, tạo sức mạnh đồng bộ giáo dục quản lí con em. "Kiềng ba chân", gãy một chân đã khập khiễng rồi, huống hồ cả ba chân đều có vấn đề thì làm sao dạy dỗ, uốn nắn được, lứa tuổi "bắc cầu" "nửa trẻ con, nửa người lơn" luôn coi mình là "cái rốn của vũ trụ".
Bạo lực học đường xuất phát từ xã hội
Bạo lực tràn lan từ sân cỏ, môi trường kinh doanh, gia đình, ảnh hưởng đến trường học và nếp nghĩ của học sinh.
bạo lực học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn đâu, lĩnh vực nào cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học đường là do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực.
Ở đâu cũng thấy bạo lực
Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các lĩnh vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị phần. Ngoài đường phố xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích, con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hình thức bạo lực khác, không riêng gì bạo lực học đường. Vấn đề đặt ra là tại sao các loại bạo lực này vẫn diễn ra hằng ngày ở xã hội ta đang sống, tại sao chúng ta không hạn chế được mà nó có chiều hướng gia tăng.
Khi bạo lực xảy ra trong nhà trường, đôi khi thầy cô cũng cảm thấy không an toàn khi phải giải quyết một vụ nào đó thì làm sao tình hình bạo lực học đường sáng sủa hơn được.
Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực...
học sinh ngày nay tiếp cận những phương tiện giải trí như game online đã không xa lạ gì những cảnh bạo lực từ trò chơi này, toàn những cảnh đấm đá man rợ mà các học sinh là người nhập vai. chứng kiến những khuôn mặt hân hoan, thỏa mãn của các hs khi đối diện với những cảnh rùng rợn trong trò chơi, các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách , biến họ thành những con người dữ tợn.
Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.
*giải pháp:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.