Chào bạn,
Với đề này mình có một vài gợi ý như sau:
- Giải thích "tinh thần nhân đạo" :
+ Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người...
+Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện Song ở mỗi thời kì, giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có những biểu hiện riêng. “Người con gái Nam Xương” là tác phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học trung đại Việt Nam.
-Tinh thần nhân đạo thể hiện khi nhà văn:
* Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là vẻ đẹp người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương:
- Người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát
Thủy chung, son sắt.
Hiếu thảo với mẹ chồng, hết mình vì gia đình…
Nàng là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ....
* Nhà văn đồng cảm, xót thương, đau đớn trước số phận bi kịch của nàng Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung:
- Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý, nàng xứng đáng được sống hạnh phúc, nhưng số phận nàng lại đầy bất hạnh:
+ Chờ chồng đằng đẵng bao ngày tháng.
+ Bị chồng nghi ngờ lòng thủy chung.
+ Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị vùi dập tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan uổng…
+ Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp phũ phàng.
* Nhà văn lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống và khát vọng sống của con người:
- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình.
- Lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa tước đoạt hạnh phúc của con người.
- Xã hội phong kiến với những hủ tục như: Trọng nam khinh nữ, lễ giáo hà khắc, …gây bao bất công cho người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo được biểu hiện cao đẹp nhất đó chính là: Nguyễn Dữ đã không để cho nhân vật của mình phải chết oan khuất, bênh vực, bảo vệ phẩm hạnh Vũ Nương, đó cũng là khát vọng nhân văn chân chính trong truyền thống đạo đức của người Việt Nam:
- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại Truyền kì, nhà văn diễn tả Vũ Nương được trở về, để rửa sạch nỗi oan khuất, với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
Chúc bạn học tốt!