Lập dàn ý cho các đề sau :
- Theo em, vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là "Đồng chí"
- Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt có ý nghĩa gì ?
- Xác định thời điểm ra đời của bài thơ "Ánh trăng" liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta.
- Niềm tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ "Ánh trăng".
Mình chỉ làm được đề 2 và 4 thôi, 2 cái còn lại thì chịu! (Mà avt nhìn ám ảnh v....
)
II. Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt có ý nghĩa gì ?
Mở bài: Giới thiệu hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa trong bài thơ Bếp lửa
Thân bài:
1. Hình ảnh bếp lửa:
-Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ của tác giả
-Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.
- Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.
- Bếp lửa là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…
2. Hình ảnh ngọn lửa:
- Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài, rộng của cuộc đời.
- Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
3. Suy ngẫm về 2 hình ảnh trên
-Tinh yêu thương của bà dành cho cháu
-Ngọn lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu
-Bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng
Kết bài: nêu cảm nghĩ
IV. Niềm tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ "Ánh trăng".
Mở bài: Giới thiệu bài thơ
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ
- Với Nguyễn Duy, ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
- Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
Thân bài.
1 Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:
- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu.
-Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ.
2 Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng”:
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa
+ Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....
3 Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ.
- Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ.
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
-Tác giả nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.
III. Kết luận:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua.
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
- Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã chìm trong quên lãng.
Tham khảo Google