S
smack_hn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chuyên đề văn Nghị Luận!
Những yêu cầu cơ bản của 1 bài văn nghị luận hay
I- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ 1 BÀI VĂN ĐÚNG.
1. Cần tìm hiểu phẩn tích để nhận diện chính xác yêu cầu của đề bài. Đó là điều kiện trước tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất. Vì chỉ khi đã biết phải viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì thì người viết mới xác định được mình phải viết như thế nào, phải làm sáng tỏ vấn đề gì trong phạm vi kiến thức nào, phải sử dụng thao thác lập luận nào là chính và phải diễn đạt, hành văn thế nào cho phù hợp với mục đích, tính chất của bài làm...
Dĩ nhiên không phải cứ nhận thức đúng đề bài là bài văn sẽ đúng. Nhưng khi đã nhận thức đề bài không đúng thì bài văn chắc chắn sẽ đi chệch mục tiêu.
=> Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
2. Để làm nên 1 bài văn đúng thì việc phân tích chính xác đề bài dù là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ. Phân tích đúng đề chỉ đem đến cho bài làm 1 định hướng, 1 chuẩn đích. Còn có đi theo được định hướng đó hay không còn phụ thuộc vào thực lực của người viết bài.
Thực lực thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ được nêu trong bài. Muốn bài văn đúng thì các luận điểm, luận cứ không được phép sai. Nếu vậy thì quan điểm ý kiến của người viết phải phù hợp với chủ đề được đưa ra bàn luận; phải có căn cứ từ lẽ phải (sự thật hiển nhiên) đồng thời phải tổ chức một cách rõ ràng, chặt chẽ sao cho những lời nói hợp với lẽ phải và sự thật đó tìm được lối đi vào trí tuệ và tâm hồn người đọc, để lay chuyển nhận thức của họ, thuyết phục họ nghe theo đường hướng và cách thức mà người viết đã vận dụng để giải quyết vấn đề. [...]
=> Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác.
3. [...] Sự phối hợp các luận điểm, luận cứ để bài văn đạt mục đích nghị luận mà đề bài đã quy định và người viết đã đặt ra gọi là luận chứng hay lập luận. Trong 1 bài văn công việc lập luận cần được tiến hành theo những bài bản, quy trình kỹ thuật đã được các khoa học có quan hệ với môn làm văn đúc kết. Khái niệm thao tác lập luận sinh ra trên cơ sở đó.
Muốn bài văn đúng thì việc lựa chọn và vận dụng các thao tác lập luận không được sai lầm. Việc phân tích đề có thể giúp người viết tránh được sự lầm lẫn trong khâu lựa chọn. Chẳng hạn không thể dũng thao tác lập luận chứng minh hoặc dùng chứng minh làm thao tác chính khi đã nhận ra nhiệm vụ của mình là làm cho người đọc hiểu 1 vấn đề. Cũng không thể coi thao tác lập luận chính của bài làm là giải thích, chứng minh, so sánh, bác bỏ khi kết quả phân tích đề đã chỉ rõ: phải có trách nhiệm thuyết phục người đọc nghe theo ý kiến đánh giá và bàn bạc của mình về 1 hiện tượng 1 vấn đề trong đời sống, trong văn học.
Trong việc làm văn hiểu được mình phải vận dụng những thao tác lập luận nào vẫn là chưa đủ. Người tập làm văn còn phải khổ công rèn luyện để có thể thực hiện 1 cách thành thao từng thao tác, cũng như kết hợp được những thao tác đó với nhau. Có như thế mới mong đáp ứng được mục đích riêng của mỗi bài làm cụ thể. Và khi đó bài văn mới có hy vọng được coi là đúng đắn.
=> Lựa chọn đúng các thao tác lập luận.
4. Những điểm trên chỉ giúp giải quyết được phần ý của bài làm. Nếu chỉ có ý người ta chưa thể hoàn thành 1 bài văn. [...] Bài văn sẽ không được coi là đúng nếu lời văn sai về ngữ pháp hoặc nội dung.
Diễn đạt ý thành lời là cả một quá trình cực khổ. Thật không dễ gì để nói ra cho hết ý, và để những câu chữ không phản lại cái điều mình đang muốn nói ra. Với người đang tập làm văn, cách thức duy nhất để làm cho lời văn đạt yêu cầu là phải không tiếc công luyện tập, để viết được những câu văn không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chấm câu và làm rõ được những gì mình cần biểu lộ. Mặt khác phải làm bài sạch sẽ ngay ngắn, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, để qua đó giành được mối thiện cảm của những người đọc.
=> Không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.
Đón chờ mục 2: MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY CÒN PHẢI THỂ HIỆN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO RIÊNG ĐẶC SẮC.
Những yêu cầu cơ bản của 1 bài văn nghị luận hay
I- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ 1 BÀI VĂN ĐÚNG.
1. Cần tìm hiểu phẩn tích để nhận diện chính xác yêu cầu của đề bài. Đó là điều kiện trước tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất. Vì chỉ khi đã biết phải viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì thì người viết mới xác định được mình phải viết như thế nào, phải làm sáng tỏ vấn đề gì trong phạm vi kiến thức nào, phải sử dụng thao thác lập luận nào là chính và phải diễn đạt, hành văn thế nào cho phù hợp với mục đích, tính chất của bài làm...
Dĩ nhiên không phải cứ nhận thức đúng đề bài là bài văn sẽ đúng. Nhưng khi đã nhận thức đề bài không đúng thì bài văn chắc chắn sẽ đi chệch mục tiêu.
=> Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
2. Để làm nên 1 bài văn đúng thì việc phân tích chính xác đề bài dù là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ. Phân tích đúng đề chỉ đem đến cho bài làm 1 định hướng, 1 chuẩn đích. Còn có đi theo được định hướng đó hay không còn phụ thuộc vào thực lực của người viết bài.
Thực lực thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ được nêu trong bài. Muốn bài văn đúng thì các luận điểm, luận cứ không được phép sai. Nếu vậy thì quan điểm ý kiến của người viết phải phù hợp với chủ đề được đưa ra bàn luận; phải có căn cứ từ lẽ phải (sự thật hiển nhiên) đồng thời phải tổ chức một cách rõ ràng, chặt chẽ sao cho những lời nói hợp với lẽ phải và sự thật đó tìm được lối đi vào trí tuệ và tâm hồn người đọc, để lay chuyển nhận thức của họ, thuyết phục họ nghe theo đường hướng và cách thức mà người viết đã vận dụng để giải quyết vấn đề. [...]
=> Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác.
3. [...] Sự phối hợp các luận điểm, luận cứ để bài văn đạt mục đích nghị luận mà đề bài đã quy định và người viết đã đặt ra gọi là luận chứng hay lập luận. Trong 1 bài văn công việc lập luận cần được tiến hành theo những bài bản, quy trình kỹ thuật đã được các khoa học có quan hệ với môn làm văn đúc kết. Khái niệm thao tác lập luận sinh ra trên cơ sở đó.
Muốn bài văn đúng thì việc lựa chọn và vận dụng các thao tác lập luận không được sai lầm. Việc phân tích đề có thể giúp người viết tránh được sự lầm lẫn trong khâu lựa chọn. Chẳng hạn không thể dũng thao tác lập luận chứng minh hoặc dùng chứng minh làm thao tác chính khi đã nhận ra nhiệm vụ của mình là làm cho người đọc hiểu 1 vấn đề. Cũng không thể coi thao tác lập luận chính của bài làm là giải thích, chứng minh, so sánh, bác bỏ khi kết quả phân tích đề đã chỉ rõ: phải có trách nhiệm thuyết phục người đọc nghe theo ý kiến đánh giá và bàn bạc của mình về 1 hiện tượng 1 vấn đề trong đời sống, trong văn học.
Trong việc làm văn hiểu được mình phải vận dụng những thao tác lập luận nào vẫn là chưa đủ. Người tập làm văn còn phải khổ công rèn luyện để có thể thực hiện 1 cách thành thao từng thao tác, cũng như kết hợp được những thao tác đó với nhau. Có như thế mới mong đáp ứng được mục đích riêng của mỗi bài làm cụ thể. Và khi đó bài văn mới có hy vọng được coi là đúng đắn.
=> Lựa chọn đúng các thao tác lập luận.
4. Những điểm trên chỉ giúp giải quyết được phần ý của bài làm. Nếu chỉ có ý người ta chưa thể hoàn thành 1 bài văn. [...] Bài văn sẽ không được coi là đúng nếu lời văn sai về ngữ pháp hoặc nội dung.
Diễn đạt ý thành lời là cả một quá trình cực khổ. Thật không dễ gì để nói ra cho hết ý, và để những câu chữ không phản lại cái điều mình đang muốn nói ra. Với người đang tập làm văn, cách thức duy nhất để làm cho lời văn đạt yêu cầu là phải không tiếc công luyện tập, để viết được những câu văn không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chấm câu và làm rõ được những gì mình cần biểu lộ. Mặt khác phải làm bài sạch sẽ ngay ngắn, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, để qua đó giành được mối thiện cảm của những người đọc.
=> Không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.
Đón chờ mục 2: MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY CÒN PHẢI THỂ HIỆN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO RIÊNG ĐẶC SẮC.
Last edited by a moderator: