V
vuonglinhbee
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Văn cười, toán khóc… và gánh nặng sĩ tử
TP - Ngay cả ở một trường tốp đầu như ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), chất lượng bài làm của thí sinh cũng không phải là khả quan vì chỉ hơn 10% số thí sinh có bài làm tốt; số đạt điểm dưới trung bình còn khá nhiều…
Đó là nhận xét ban đầu khi môn thi đầu tiên được chấm ở trường này.
Trao đổi sau giờ thi ĐH. Ảnh: Hồng Vĩnh
Xa hơn một chút, trường tốp 2, chất lượng bài làm của thí sinh, các thầy cô gọi là diện học sinh đại trà, nói lên khá nhiều điều về chuyện học hành, thi cử hiện nay.
Văn cười…
Một cô giáo tham gia chấm thi môn Văn ở một trường ĐH tốp dưới kể:
Bên cạnh những thí sinh có khả năng lập ý, lập luận trình bày, bố cục tốt thì cũng có rất nhiều những thí sinh hầu như không có kỹ năng làm văn, không biết bố cục trình bày ý thế nào; thậm chí có những thí sinh không nắm vững tác phẩm nhưng lại viết khá nhiều nên không được điểm.
Một cô giáo chấm Văn nói: Bài từ 5 điểm trở lên chỉ chiếm khoảng trên 10%.
Khi nhắc đến lỗi môn Văn của thí sinh, không cô giáo nào không cười; có cô giáo còn cẩn thận chép hẳn ra một bản đem về rút kinh nghiệm cho học trò của mình.
Có thí sinh khối C, do không học đến nơi đến chốn, không nắm được tác phẩm, nên không biết phải phân tích như thế nào, đã bịa đặt chi tiết và viết rất hồn nhiên: “Xuân Diệu là một nhà thơ nữ nổi tiếng, thơ của bà thắm đậm tình yêu!”.
Cô giáo N.H cho biết đây là lỗi muôn thuở vì thí sinh hay nhầm Xuân Quỳnh là ông và Xuân Diệu là bà. Hay như thí sinh viết: “Mỵ là người đàn bà tận tụy, giàu đức hy sinh, tuy chồng bị đi tù nhưng nàng vẫn đảm đang khiến các cô vừa phải chấm vừa phải đoán: thí sinh chắc nhầm A Phủ với Chí Phèo.
Cô giáo chấm thi kể: Dường như ngày nay thí sinh đọc nhiều truyện chưởng và xem phim hành động nhiều nên khi miêu tả nhân vật Mỵ thí sinh đã viết: “nàng như một nhà cướp ngục tài ba; vèo một cái nàng như một con sói lao vào trong ngục”. hoặc “Tâm trạng của Mỵ như là một quả bom hẹn giờ đến giờ là nó tự nổ mà lúc quả bom nổ lại đúng khi Mỵ cứu A Phủ”…
Toán khóc
Chưa thấy bài nào được điểm 9 - 10; điểm 8 ít; điểm trên trung bình không nhiều, chỉ khoảng 10 - 20%; điểm 0-1 khá nhiều; trong 1 túi thường có 2 - 3 bài 0 điểm.
Điểm 1, 2, 3 nhiều, chiếm tới 50 % số bài thi… là lời tả của cô giáo C. chấm thi môn Toán ở một trường ĐH tốp sau.
… Và những gánh nặng của học sinh
Qua 4 năm chất lượng môn Văn vẫn thế, không khá hơn. Đó là nhận xét của cô H., giáo viên Văn chấm thi tại một trường ĐH ở Hà Nội.
Theo cô H. lượng kiến thức của khối C, D môn Văn trải rộng từ lớp 11 lên lớp 12 vì vậy học trò không phải lúc nào cũng đủ năng lực ghi nhớ tất cả các kiến thức đó trong một thời gian vô cùng hạn hẹp như thế; đặc biệt khi các em vừa thi tốt nghiệp.
Đối với chương trình mới thí điểm có mục đích thì tốt đẹp: học sinh tự học, tự nghiên cứu. Cô H. than thở: khốn nỗi nhiều môn quá, môn nào cũng phải tự nghiên cứu; nửa ngày đi học, nửa ngày còn lại làm sao học sinh nghiên cứu đến vài môn được; thành ra nặng do kết cấu chương trình của tất cả các môn, không riêng gì một môn nào.
Hiện có rất nhiều lò luyện thi. Khi học sinh đến lò, người ta dạy phần đề gốc trải toàn bộ những vấn đề lớn của tác phẩm nhưng khi thi, đề thi chỉ hỏi một phần thôi song vì không có khả năng vận dụng kiến thức, lại học quá thuộc bài mẫu hoặc ở lò luyện nên nhiều thí sinh đã viết tràng giang đại hải từ đầu đến cuối đầy 2 tờ giấy thi dài nhưng chỉ được tính điểm ở phần cuối cùng khoảng chục dòng.
“Hình như bố mẹ ngày nay quan tâm đến con cái nhiều quá khiến các cháu phải học quá nhiều, không có thời gian để nghiền ngẫm, tiêu hóa kiến thức, không tự suy nghĩ”, cô giáo H. nói.
Về tình trạng trẻ em bị áp lực từ gia đình nhiều quá, cô C. kể: một học sinh lớp 8, sáng đi học đến 12 giờ về ăn cơm; 1 giờ lại đạp xe đi, 5 giờ chiều về ăn cơm để sau đó học một cua ngoại ngữ từ 5 giờ 30 đến 7 giờ 30. Sau đó mẹ lại yêu cầu cô C dạy Toán. Sau 2 tuần cô kết luận học trò của cô quá mệt không còn sức lực để nghe thêm được gì nữa, cần giảm tải.
Một thầy giáo trường tỉnh kể: học, không kịp có thời gian để tiếp thu cái này thì đã phải tiếp thu cái khác. Thầy T. cho biết: có nhiều học sinh của thầy, sáng học ở trung tâm tại TP Hải Dương, chiều vội vàng về Nam Sách học Toán. Đi lại vất vả đã đành thí sinh còn phải chịu áp lực gia đình hết sức căng thẳng - đi thi vì bố mẹ.
Đó là các lý do khiến nhiều thí sinh ngủ trong phòng thi 75/90 phút và khi giám thị động viên thì tô vội 50 câu trong 15 phút!
Hồ Thu (Tiền Phong online)
TP - Ngay cả ở một trường tốp đầu như ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), chất lượng bài làm của thí sinh cũng không phải là khả quan vì chỉ hơn 10% số thí sinh có bài làm tốt; số đạt điểm dưới trung bình còn khá nhiều…
Đó là nhận xét ban đầu khi môn thi đầu tiên được chấm ở trường này.
Xa hơn một chút, trường tốp 2, chất lượng bài làm của thí sinh, các thầy cô gọi là diện học sinh đại trà, nói lên khá nhiều điều về chuyện học hành, thi cử hiện nay.
Văn cười…
Một cô giáo tham gia chấm thi môn Văn ở một trường ĐH tốp dưới kể:
Bên cạnh những thí sinh có khả năng lập ý, lập luận trình bày, bố cục tốt thì cũng có rất nhiều những thí sinh hầu như không có kỹ năng làm văn, không biết bố cục trình bày ý thế nào; thậm chí có những thí sinh không nắm vững tác phẩm nhưng lại viết khá nhiều nên không được điểm.
Một cô giáo chấm Văn nói: Bài từ 5 điểm trở lên chỉ chiếm khoảng trên 10%.
Khi nhắc đến lỗi môn Văn của thí sinh, không cô giáo nào không cười; có cô giáo còn cẩn thận chép hẳn ra một bản đem về rút kinh nghiệm cho học trò của mình.
Có thí sinh khối C, do không học đến nơi đến chốn, không nắm được tác phẩm, nên không biết phải phân tích như thế nào, đã bịa đặt chi tiết và viết rất hồn nhiên: “Xuân Diệu là một nhà thơ nữ nổi tiếng, thơ của bà thắm đậm tình yêu!”.
Cô giáo N.H cho biết đây là lỗi muôn thuở vì thí sinh hay nhầm Xuân Quỳnh là ông và Xuân Diệu là bà. Hay như thí sinh viết: “Mỵ là người đàn bà tận tụy, giàu đức hy sinh, tuy chồng bị đi tù nhưng nàng vẫn đảm đang khiến các cô vừa phải chấm vừa phải đoán: thí sinh chắc nhầm A Phủ với Chí Phèo.
Cô giáo chấm thi kể: Dường như ngày nay thí sinh đọc nhiều truyện chưởng và xem phim hành động nhiều nên khi miêu tả nhân vật Mỵ thí sinh đã viết: “nàng như một nhà cướp ngục tài ba; vèo một cái nàng như một con sói lao vào trong ngục”. hoặc “Tâm trạng của Mỵ như là một quả bom hẹn giờ đến giờ là nó tự nổ mà lúc quả bom nổ lại đúng khi Mỵ cứu A Phủ”…
Toán khóc
Chưa thấy bài nào được điểm 9 - 10; điểm 8 ít; điểm trên trung bình không nhiều, chỉ khoảng 10 - 20%; điểm 0-1 khá nhiều; trong 1 túi thường có 2 - 3 bài 0 điểm.
Điểm 1, 2, 3 nhiều, chiếm tới 50 % số bài thi… là lời tả của cô giáo C. chấm thi môn Toán ở một trường ĐH tốp sau.
… Và những gánh nặng của học sinh
Qua 4 năm chất lượng môn Văn vẫn thế, không khá hơn. Đó là nhận xét của cô H., giáo viên Văn chấm thi tại một trường ĐH ở Hà Nội.
Theo cô H. lượng kiến thức của khối C, D môn Văn trải rộng từ lớp 11 lên lớp 12 vì vậy học trò không phải lúc nào cũng đủ năng lực ghi nhớ tất cả các kiến thức đó trong một thời gian vô cùng hạn hẹp như thế; đặc biệt khi các em vừa thi tốt nghiệp.
Đối với chương trình mới thí điểm có mục đích thì tốt đẹp: học sinh tự học, tự nghiên cứu. Cô H. than thở: khốn nỗi nhiều môn quá, môn nào cũng phải tự nghiên cứu; nửa ngày đi học, nửa ngày còn lại làm sao học sinh nghiên cứu đến vài môn được; thành ra nặng do kết cấu chương trình của tất cả các môn, không riêng gì một môn nào.
Hiện có rất nhiều lò luyện thi. Khi học sinh đến lò, người ta dạy phần đề gốc trải toàn bộ những vấn đề lớn của tác phẩm nhưng khi thi, đề thi chỉ hỏi một phần thôi song vì không có khả năng vận dụng kiến thức, lại học quá thuộc bài mẫu hoặc ở lò luyện nên nhiều thí sinh đã viết tràng giang đại hải từ đầu đến cuối đầy 2 tờ giấy thi dài nhưng chỉ được tính điểm ở phần cuối cùng khoảng chục dòng.
“Hình như bố mẹ ngày nay quan tâm đến con cái nhiều quá khiến các cháu phải học quá nhiều, không có thời gian để nghiền ngẫm, tiêu hóa kiến thức, không tự suy nghĩ”, cô giáo H. nói.
Về tình trạng trẻ em bị áp lực từ gia đình nhiều quá, cô C. kể: một học sinh lớp 8, sáng đi học đến 12 giờ về ăn cơm; 1 giờ lại đạp xe đi, 5 giờ chiều về ăn cơm để sau đó học một cua ngoại ngữ từ 5 giờ 30 đến 7 giờ 30. Sau đó mẹ lại yêu cầu cô C dạy Toán. Sau 2 tuần cô kết luận học trò của cô quá mệt không còn sức lực để nghe thêm được gì nữa, cần giảm tải.
Một thầy giáo trường tỉnh kể: học, không kịp có thời gian để tiếp thu cái này thì đã phải tiếp thu cái khác. Thầy T. cho biết: có nhiều học sinh của thầy, sáng học ở trung tâm tại TP Hải Dương, chiều vội vàng về Nam Sách học Toán. Đi lại vất vả đã đành thí sinh còn phải chịu áp lực gia đình hết sức căng thẳng - đi thi vì bố mẹ.
Đó là các lý do khiến nhiều thí sinh ngủ trong phòng thi 75/90 phút và khi giám thị động viên thì tô vội 50 câu trong 15 phút!
Hồ Thu (Tiền Phong online)