Những Vấn đề cơ bản về "Lí Luận Văn Học"

S

s0cbay_kut3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lí luận văn học cung cấp những hiểu biết về những nguyên lí cơ bản về bộ môn văn học với tư cách là 1 bộ môn KHXH, giúp người đọc hiểu 1 cách đúng đắn nhất các hiện tượng văn học- Lí luận văn học là chìa khóa để tìm hiểu thế giới văn chương bí ẩn phong phú.

PHẦN I: VĂN HỌC LÀ GÌ?

I, VĂN HỌC LÀ MỘT MÔN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ, LÀ SẢN PHẨM KÌ DIỆU DO CON NGƯỜI SÁNG TẠO RA, DO HƯ CẤU TƯỞNG TƯỢNG MÀ CÓ
+, Khoa học là sản phẩm của trí tuệ, của tư duy lôgic, là kết quả của lao động công phu và vô cùng vất vả. Nói văn học là một bộ môn khoa học vì văn học sáng tạo nên 1 thế giới mới- thế giới hoàn toàn không có thật trong đời thực- thế giới rất gần với đời thực nhưng không phải đời thực. Đó là thế giới hấp dẫn nói lên được rất nhiều điều.
+, tác phẩm văn chương Nghệ thuật chính là cái đẹp, có sức mạnh, tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người.
+, văn học có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với các bộ môn nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, điện ảnh.....

II, VĂN HỌC PHẢN ÁNH, QUAN TÂM MIÊU TẢ, KHÁM PHÁ CON NGƯỜI 1 CÁCH TINH VI (ĐẶC TRƯNG VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA VĂN HỌC)

1, văn học quan tâm khám phá hiện thực toàn bộ bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ những biểu hiện phức tạp, đa chiều, phong phú bề bộn bên ngoài.
Văn học từng thời kì qua biểu hiện của nhà văn thể hiện được nhiều màu sắc, góc cạnh của đời sống, góp phần khám phá Thế giới.
" Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra thế giới này, nhưng thế giới trong mắt nhà văn có hình sắc riêng."
" Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học " (Tố Hữu)
" Công phu của thơ là ở ngoài thơ"
2, Đối tượng trung tâm của bức tranh đời sống mà văn học quan tâm chính là con người.

+, "văn học là nhân học"(M.Gorki). Mọi sự phản ánh của văn học suy cho cùng đều là sự lí giải, khám phá cuộc sống trong quan hệ với con người.
+, Nếu các nhân vật văn học không phải là người thì cũng là đối tượng được hiìn tượng hóa, được nhân cách hóa, người viết phảo mượn vật để nói người.
+, Con người trong văn học (đối tượng của văn học) có gì khác so với con người khi là đối tượng của các môn khoa học khác? Chúng ta hãy so sánh:

VĂN HỌC:
-Con người như là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, khám phá con ngưòi, đặt con người trong các mối quan hẹ đa chiều với cuộc sống ( Con người với con người, với thiên nhiên, sự vật...)
- Có cảm xúc, có suy nghĩ, đời sống riêng hiện lên có sinh mệnh. Đặc biệt được chú ý miêu tả với đời sông tình cảm, nội tâm con người,

KHOA HỌC:
- HÌnh ảnh con người khách quan, được soi chiếu, khám phá toàn diện, nhiều phương diện từng khía cạnh 1.(khám phá con người bản chất không có tâm hồn)
- Con người không đầy đủ, không có tâm lí, tình cảm riêng...

III. ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH.
+, văn hoc phản ánh hiện thực đời sống gắn liền với việc thế hiện tư tưởng, tình cảm, những suy ngẫm triết lí sâu xa của người nghệ sĩ đến con ngưòi. (đằng sau bức tranh cuộc sống mà nhà văn phản ánh bao giờ cũng ẩn chứa những suy ngẫm, bày tỏ của nhà văn)
+, Trong văn học, bao giờ cũng có nội dung phản ánh 2 mặt: Con người được lựa chọn và hiện thực tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của nhà văn.
+, Mỗi nàh văn có một cách nhìn thế giới, một quan niệm riêng về đới sống nhân sinh, xã hội.Nhà văn sáng tạo nên những bức tranh, những hình tượng nghệ thuật để tạo ra và đưa những thông điệp ấy, những trăn trở ấy đến với cuộc đời. ==> hình tượng văn học là 1 thông điệp để nhà văn giao tiếp với đời, với người và với mình.
+, Hiện thực được phản ánh trong văn học khồn bao giờ là hiện thực hoàn toàn khách quan, thờ ơ, lãnh đạm mà đó là hiện thực đã thấm nhuần tư tưởng, cảm xúc, trăn trở của người nghệ sĩ.

VD: Nam cao và Ngô Tất Tố với : "cái đói"

- NTT nhìn "cái đói" như biểu hiện của sự cùng khổ
- NC nhìn "cái đói" với nỗi khổ tinh thần=> "cái đói và nhân cách". Cái đói làm mất nhân tính của con người.
+, Hiện thực được đưa vào cuộc tác phẩm văn học là hiện thực thứ hai- 1 thế giới mới thể hiện 1 cách đầy đủ những cảm nhận, suy tư, triết lí của nhà văn về cuộc đời.

IV. VĂN HỌC NHẬN THỨC VÀ PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG BẰNG HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC (ĐẶC TRƯNG VỀ PHƯƠNG THỨC PHẢN ÁNH) - Đây là điểm khác biệt trong phản ánh với Khoa học khác.

+, KH phản ánh đời sống khách quan bằng những khái niệm, định lí, công thức...để phản ánh đời sống.
+, Hình tượng văn học khác với trong các bộ môn nghệ thuật khác. Phản ánh đời sống bằng hình tượng không phải là đặc thù duy nhất của văn học, nhưng sự phản ánh đó lại có sức mạnh riêng.
+, Nói với văn học nhận thức và phản ánh đời sống bằng hình tượng văn học : Toàn bộ thế giới đời sống (bức tranh đời sống, thiên nhiên, con người...) được nhà văn tái hiện và miêu tả 1 cách sáng tạo trong tác phẩm văn học và được người đọc lĩnh hội, hình dung, đánh thức dậy bằng chính trí tưởng tượng, sự đồng cảm của mình.
+, Hình tượng văn học là thế giới đời sống được lựa chọn và phản ánh nhưng không phải là sự sao chéo nô lệ của nhà văn mà thực sự đã được chắt lọc, lựa chọn, thấm đẫm suy ngẫm của người đọc. Cho nên cái hiện thực ngoài đời bước vào văn học trở thành một thế giới mới.
+ Mỗi hình tượng văn học đc dệt nên bởi rất nhiều các chi tiết nghệ thuật, là những mảnh phần của bài văn, liên kết với nhau taọ thành 1 hình tượng văn học. Nên khi phân tích 1 hình tượng, phải bắt đầu từ chi tiết. Nhà văn có tài là nhà văn có khả năng tạo nên chi tiết biết nói, biết tạo hôn cho hình tượng.
+, hình tượng văn học thể hiện 1 cách tập trung, rõ nét tài năng nghệ thuật của tác giả. Nhà văn cần phải biết sắp xếp các chi tiết, hình ảnh, sử dụng những bút pháp nghệ thuật cụ thể...==> Phân tích hiìn tượng phải phân tích tài năng, cách miêu tả của nhà văn.
+, Hình tượng văn học là một thông điệp giao tiếp đặc biệt của nhà văn. Nhà văn kí thác vào trong hình tượng tâm tư, tình cảm, suy ngẫm của mình về cuộc đời và con người. Những hình tượng lớn bao giờ cũng chứa đựng những tình cảm lớn, những tư tưởng lớn.

V. VĂN HỌC PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NHÀ VĂN BẰNG NGÔN TỪ. (ĐẶC TRƯNG CHẤT LIỆU)
+, Văn học sử dụng ngôn từ làm công cụ và chất liệu để phản ánh và xây dựng hình tượng. Đây là một nét riêng so với các môn nghệ thuật khác.
+, Đặc trưng của ngôn ngữ văn học : Để tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ văn học có khác gì với ngôn ngữ đời sống và tìm hiểu những đặc trưng đó là gì, nhà văn phải lao động, tìm tòi ngôn ngữ ntn? ( đặc trưng ngôn từ văn học)
- Ngôn ngữ văn học chính là ngôn ngữ đời sống nhưng được nhà văn sàng lọc,, lựa chọn. Đó là 1 thứ ngôn ngữ có tình tổ chức cao.
- Ngôn ngữ văn học có tính chính xác cao: diễn tả 1 cách đúng nhất, phù hợp nhất đến mức khó có thể thay thế được.
- Ngôn ngữ văn học có tính nghệ thuật( giàu tình hình tượng) có khả năng gợi ra , đánh thức khả năng tưởng tượng.
- Tính biểu cảm, được tắm đẫm cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Con chữ mang tư tưởng, hằn đậm trong đó những nhân tố có khả năng bùng nổ cảm xúc trong người đọc.
- Ngôn ngữ văn học có tính đa nghĩa.
+, Lao động ngôn ngữ của nhà văn là lao động khổ công, đầy hào hứng say mê, còn phải tìm tòi ngôn ngữ.
+, Vì sử dụng ngôn từ làm chất liệu nên văn học có 1 sức mạnh đặc biệt, khả năng tác động của hình tượng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là không giới hạn vì hình tượng được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật là một hình tượng phi vật thể==> có khả năng vượt các giới hạn về không gian, thời gian.



 
Top Bottom