Những ứng xử và những bài văn ngộ nhất tuổi học trò

N

nhoktsukune

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Định nghĩa các môn học
Toán học: Đây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn sẽ được học 1 + 1 = 2, điều mà một vài năm sau người ta lại nói lại 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi đi chợ.

Vật lý: Môn học nghiên cứu sự rụng của táo và các loại quả khác. Bạn cũng có được học cách tính giờ tàu chạy và khi nào hai con tàu gặp nhau nếu chạy trên cùng một... đường ray. Người học vật lý xong thường ít đi trồng táo hoặc đi tàu hoả.

Hóa học: Môn học phải ghi nhớ những câu trả lời đúng và những bài thí nghiệm. Đổ một lọ này vào lọ kia, lắc hoặc khuấy, nhiều lúc phải đun lên, rồi cuối cùng đổ tất cả ra vườn, đó là thí nghiệm.

Sinh học: Môn học nghiên cứu ruồi giấm và một số vật nuôi trong nhà khác. Tuy nhiên nếu ta hỏi một người lớn rằng "làm sao để có em bé" thể nào ta cũng được câu trả lời "có con cò mang em bé đến và đặt lên cửa sổ cho các bà mẹ".

Địa lý: Môn này dạy bạn cách xem bản đồ và bạn phải chỉ ra châu Mỹ trên bản đồ thế giới. Đây có lẽ là môn mới mẻ nhất vì trước khi Christopher Columbus chưa tìm ra châu Mỹ, chắc chưa ai phải học môn này cả.

Lịch sử: Các thầy giáo sẽ bắt bạn nhớ xem ai đã lật đổ một ông vua nào đó. Nhiều khi bạn phải nhớ ngày sinh của một ông hoàng bà chúa nào đó mặc dù ông ta không làm sinh nhật, mà bạn cũng chẳng cần phải nhớ để tặng quà.

Văn học: Bạn sẽ phải đọc một quyển sách dày đến nỗi bạn chỉ kịp liếc qua cái tên của nó trước khi vào phòng thi. Sau khi học xong môn này, bạn sẽ có thể biết Huy Gô và Huy Cận không phải là hai anh em hay Xuân Diệu không phải là nhà buôn bút mặc dù ông ta sống bằng ngòi bút.

Triết học: Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận!

Nói chung các môn học có thể gói gọn lại thành 2000 tiết. Học trong 4 hoặc 5 năm. Trong đó chỉ có 2 tiết thật sự là hữu ích (ví dụ, chỉ bật được quạt khi có điện) còn 1998 tiết còn lại hoàn toàn vô nghĩa (ví dụ điện đã làm cho quạt quay như thế nào?...). Tất cả những việc bạn phải làm là chép những lời thầy giảng, nhớ chúng, chép chúng vào bài thi, rồi sau đó quên đi.

Những ai chẳng may không thể quên được thì trở thành giáo viên và suốt đời không ra khỏi trường đại học.


















Văn học của... học sinh (phần 1)
Em hãy tả con lợn nhà em:

"Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"

Lời bình: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.


o O o


Hai anh em sinh đôi nhà nọ học chung một lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. Một lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!

Lời bình: từ tượng thanh có vấn đề.


o O o


Em hãy tả bạn em!

"Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình..."

Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.


o O o


Em hãy tả đêm giao thừa.

"Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."

Lời bình: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng.


o O o


Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn!!!"

Lời bình: Trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!


o O o


Em hãy tả con gà trống nhà em.

"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...".

Lời bình: Tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật.


o O o


Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn.

"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."

Lời bình: Không hiểu là xem cái gì nhỉ?


o O o


"Áng văn" độc đáo

"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."


o O o


Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"

Lời bình: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.


o O o


Tả cô giáo

"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."

Lời bình: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố và mẹ suốt ngày bắt "Làm toán đi!".


o O o


Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian.

"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã".


o O o


Tả tiết học trong lớp

"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."

Lời bình: học sinh mê truyện trinh thám.


o O o


Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em.

"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"

Lời bình: học sinh "tả thực".


o O o


Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."


o O o


Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".


o O o


Tả đôi mắt của ông

"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã!"
 
N

nhoktsukune

a.jpg

b.gif

c.jpg

d.gif

e.jpg


hahahaahhaha
 
N

nhoktsukune

Ta có:học=không rớt
không học=rớt
--Cộng tương ứng hai vế ta có:
học+không hoc=rớt+không rớt
--phân tích tổng trên thành nhân tử:
học(1+không)=rớt(1+không)
--Đơn giản 2 vế cho (1+không):
học=rớt
=>dpcm(vậy học làm gì cho mệt
 
N

nhoktsukune

Đề: Tả về bà ngoại em.

Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: "Vợ chồng, con cái ********* ăn gì để tao còn mua?"

Đề: Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: "... đi đôi với hành".

Thịt đi đôi với hành.

Đề: Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện.

Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: "Ta và nàng đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên bờ". Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.

Đề: Tả cây hoa hồng.

Nhà em có một cây hồng rất đẹp. Hoa nó đẹp và toả ngát hương thơm. Hằng ngày cứ đến 4 giờ chiều là bạn bè của bác em lại tụ tập quanh dưới gốc cây hồng để đánh gà chọi rất đông. Em rất yêu quý cây hồng vì nó có bóng mát nên mọi người đến chơi rất vui.
 
N

nhoktsukune

Đề: Tả mẹ của em.

Mẹ em có hàm răng trắng như ngà voi, lúc nào cũng nhe ra cười với mọi người.

Đề: Tả bố em.

Bố em năm nay 40 tuổi, da bố em mầu cà phê sữa, tóc của bố thì dựng ngược lên như bàn chải đánh giầy. Bố em có hàm răng rất trắng nhưng nó chìa ra ngoài, hàng xóm nhà em cứ bảo bố em là anh Linh vẩu.

Đề: Tả cánh đồng lúa.

Quê em có một cánh đồng lúa rất đẹp. Hàng ngày em vẫn thường nhổ lúa chơi bán đồ hàng nhưng toàn bị các bác nông dân mắng. Em không hiểu vì sao các bác làm như vậy.

Đề: Tả con lợn.

Con lợn nhà em rất đẹp, bốn cái chân của nó như bốn cái chân tủ ly nhà em.

Đề: Miêu tả hình ảnh mặt trời quê hương.

Ông mặt trời đỏ rực như con đom đóm đực.

Đề: Tả cây chuối.

Cách đây hơn một nghìn năm, ông nội em có trồng một cây chuối. Thân cây rất to như cây na, lá to như lá bàng. Em rất yêu cây chuối này.

Đề: Tả bà em.

Bà em rất chăm trồng cây. Trong vườn bà có trồng quả khoai lang.

Đề: Tả cây cổ thụ.

Làng em có một cây tên là cây cổ thụ rất to. Thân cây mập mạp, xù xì, lá xanh biếc, trên cành có những cọng dây rối mù lúc nào cũng xõa rũ rượi xuống đất. Chiều nào chúng em cũng ra gốc cây tỉa cành, bắt sâu, tưới cây cho cây được xanh tốt.

Đề: Tả vật nuôi trong nhà.

Nhà em có nuôi cá vàng, đã chết một số con, giờ còn bốn con. Cá vàng nhà em thường xuyên bị bỏ đói vì mọi người trong nhà quá bận rộn: bà nấu cơm, mẹ giặt quần áo, bố tưới cây, em em thì chơi còn em thì học bài. Em ngầm nghĩ cá vàng nhà em hay chết là vì thường xuyên bị bỏ đói.

Đề: Tả hoa hồng.

Ngày tết mẹ em cắm một lọ hoa hồng rất đẹp. Buổi sáng hoa hồng nở tỏa ra một hương thơm nồng nặc.

Đề: Tả Hồ Gươm.

Nước Hồ Gươm xanh như nước rau muống luộc.

Đề: Tả cây mít.

Nhà em có một cây mít ở đằng sau nhà, thân cây to ơi là to, lá của nó to bằng cái tai con lợn.

Đề: Tả con gà nhà em.

Nhà em có một con gà, hai mắt nó tròn như hai nắp chai. Mào nó đỏ như màu đỏ. Mỗi buổi sáng nó thường hay gáy Ò... Ó ó ó... O... Ò ò ò ò... đánh thức em nhưng nhà em cứ đóng kín cửa cho nên không nghe được tiếng gà kêu, vì thế em luôn đi học trễ.

Đề: Tả mẹ em.

Chân mẹ em dài như hai quả mướp. Dáng mẹ đi yểu điệu như người say rượu. Mỗi lần mẹ em vo gạo nhịp nhàng như chú công nhân làm đường.

Đề: Tả bác nông dân.

Trên đường em đi học, em thấy bác nông dân vác trâu ra đồng cày ruộng.

Đề: Tả con gà nhà em.

Nhà em có một con gà, nó to bằng cái cặp sách của em. Mỗi lần em mở cặp sách là em cứ nghĩ tới con gà của mình đang vỗ cánh.

Đề: Tả cảnh vùng biển quê em.

Biển quê em rất đẹp, đẹp nhất khi ông mặt trời đi ngủ, em rất thích đi ngắm biển nhưng không thích tắm biển vì biển quá bẩn.

Đề: Kể lại một giấc mơ đẹp của em.

Đêm hôm qua em nằm ngủ mơ thấy nhà em có một ngôi nhà ba tầng. Em rất thích chạy lên chạy xuống trên cầu thang. Một lần do không cẩn thận em bị rơi từ trên tầng hai xuống và em bị khâu ba mũi.

Đề: Tả cô bán hàng.

Gần nhà em có cô bàn hàng tạp hóa, cô cao mét mốt, cô đi đôi giầy mét hai, mắt cô giống mắt bồ câu. Hai má cô lúc nào cũng đỏ như hai quả cà chua chín.

Đề: Tả con mèo.

Nhà em không nuôi mèo nhưng em thấy mẹ em bảo bố em có một con mèo nhí, nếu mẹ bắt được con mèo nhí đó thì mẹ sẽ cắt cụt đuôi.

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có nuôi một chú lợn đầu bằng cái siêu, mình bằng cái xô, đầu gắn liền với mình.

Đề: Tả pháo hoa ngày Tết.

Tối 30 Tết, bố em đưa em đi xem pháo hoa. Những chùm pháo hoa lung linh tuyệt đẹp như mưa thiên thạch.

Đề: Tả ông em.

Ông em có mái tóc trắng như phân cò.

Đề: Tả con gà.

Con gà nhà em chân to bằng song cửa sổ. Mỗi sáng dậy nó gáy te te làm cả làng thức giấc. Có đứa ghen ăn tức ở đã ăn trộm gà làm cả làng em nháo nhào đi tìm, vì không có nó không có ai đánh thức. Em rất buồn.

Đề: Tả cô giáo.

Cô giáo em rất đẹp, hai bàn chân cô như hai viên gạch phồng, cô đi đôi tông lì, mỗi khi cười cô thò ra hai hàm răng trắng phớ.

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có một con heo nái mới đẻ được ba con, hai con heo và một con lợn.

Đề: Tả ông em.

Em rất thương ông của em, vì mỗi khi em buồn là ông thường rủ em chơi siêu nhân cùng ông.

Đề: Tả mùa hè.

Mùa hè đến, mọi thứ đều nóng lên, người em suốt ngày ra mồ hôi, nhất là lúc em đá bóng với các bạn. Mùa hè đến, trong sân trường em rất nhiều tiếng ve, tiếng kêu của hàng trăm ngàn con ve mà không tài nào xác định nổi là ve đang ở đâu.

Đề: Tả công việc của bác nông dân.

Ngày nào bác nông dân cũng xịt thuốc diệt chim sẻ và thuốc xịt châu chấu cho cây lúa cao 2 mét.

Đề: Tả bạn thân.

Ngồi cạnh em là Khoa và Liên. Liên nói chuyện đều đều từ khi vào lớp đến lúc ra về làm em rất buồn ngủ. Còn Khoa thỉnh thoảng lại rống một tiếng giúp em giật mình tỉnh táo. Khoa và Liên là bạn thân của em, nhờ hai bạn mà em học tập rất tiến bộ.

Đề: Tả cây mít.

Nhà em có một cây mít. Mẹ em bảo nó do cụ của cụ em trồng. Cây cao 20 cm, cành lá xum xuê rậm rạp như lông chân bố em.

Đề: Tả mẹ em.

Mẹ em có khuôn mặt hình vuông mà bao anh sinh viên hằng mơ ước .

Đề: Tả cây bàng.

Sân trường em có rất nhiều cây bàng. Sáng em đu, chiều em đu, tối em đu.

Đề: Tả bà nội.

Bà nội em năm nay đã già lắm rồi. Da của bà nhăn nheo, khi bà cười thì bà có rất nhiều lúm đồng tiền. Răng bà trắng, vàng hoặc đen. Em rất yêu quý bà em.

Đề: Tả không khí tết trong gia đình.

Mỗi độ xuân về, nhà em đón Tết rất yên bình. Bữa ăn đầu năm, ông em không nói gì, ba em không nói chi, tụi em cũng không nói gì. Nói chung, mọi người chỉ lo cắm cúi ăn túi bụi, tiền lì xì không nhận được của ai cả.
 
N

nhoktsukune

1.

Đề bài : Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi.

Bài làm:

Trong những ngày học trên lớp, em và các bạn ai cũng mong đến giờ ra chơi. Giờ ra chơi của trường em diễn ra từ cuối tiết hai và kéo dài 20 phút.

Sân trường lặng yên, ngồi trong lớp mà nghe rõ tiếng lá xào xạc trôi trên mặt đất, thảng hoặc có tiếng bác bảo vệ bàn độ đá banh. Lớp học yên lặng vê lờ, tiếng phấn của cô giáo cạch cạch vang lên, như nhắc nhở chúng em rằng : “Bọn mày có chép bài không đấy ?”. Bỗng tiếng trống trường vang lên đinh tai nhức óc. Cô giáo mặt mày nhăn nhó chắc vì không kịp giáo án. Nhưng cô làm Nhà Nước mà, kêu nghỉ thì nghỉ thôi.
Thế là giờ chơi của chúng em bắt đầu. Sân trường khi nãy vắng tanh, nay đã lúc nhúc những người. Bọn chúng ùa ra như ong vỡ tổ, có bạn thì đá cầu, có bạn tụ tập nói chuyện, “thảng hoặc lại vang lên những tiếng đ* m*”. Em cũng như mọi ngày, tìm một bồn hoa vững chắc mà ngồi xuống, hay chân chống xuống đất, vững vàng như tượng đá. Đột nhiên cặp mắt của em bị một cái gì đó thu hút. Thì ra đó chính là bạn Nhi học cùng lớp em. Bạn ấy đang đi cùng 2 bạn nữ khác. Bạn Nhi thường thắt tóc bím, thân mình mảnh dẻ, tuy cơ thể chưa mấy phát triển, nhưng khuôn mặt cũng không phải tệ. Vừa bắt gặp ánh mắt của Nhi, em liền lập tức nhìn đi chỗ khác, giả vờ không quen. Em đoán lúc ấy trông em lạnh lùng tàn nhẫn lắm. Chả biết lòng Nhi có tan nát hay không, nhưng lát sau em thấy 3 đứa con gái đã vào căn tin mua kem. “Ôi đàn bà” - em tự nhủ, xong em đứng dậy đi loanh quanh để tránh ngồi lâu sinh trĩ.
Em bắt gặp mấy bạn đang chơi nhảy dây. Trong đó có nhỏ Quyên lớp B. Em để ý Quyên lâu rồi, kể từ lần Quyên làm sao đỏ và bắt được em hết giờ chơi không chịu xếp hàng. Quyên nhảy dây giỏi lắm. Mỗi lần Quyên nhảy là chỏm tóc đằng sau cũng nhảy qua nhảy lại rất vui mắt. Đôi khi, khi mức đã cao lên, Quyên phải lộn mèo khiến cái váy bị tốc ngược lên, bám sát vào đùi, trông rất nữ tính. Nhưng nghe đâu Quyên đang quen thằng nào bên lớp đó rồi, hình như còn học thêm chung. Nghĩ đến đây em chợt cảm khái cho đời mình, có tài những giáo viên không nhận ra, có sắc nhưng bọn con gái không thèm ngó tới.
Thế là em đi tìm mấy đứa con trai chơi đá cầu, dù sao thì chỉ có con trai mới đem lại hạnh phúc cho nhau. Có điều em vừa vào đá đã thua phải ra ngoài đứng. Đến lúc đến lượt em đá tiếp thì hết mẹ giờ chơi. Ôi đời!
Giờ ra chơi mỗi ngày là lúc để em chiêm nghiệm lại cuộc đời mình, để nghiệm ra bạn thù, biết được đâu là phù du, đâu là thực tế. Giờ chơi tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại lớn lao, có điều cũng làm em không có hứng để mà học tiếp.

2.

Đề bài : Em hãy tả cảnh quét nhà

Bài làm:

Thử hỏi trên đời này có công ơn nào to lớn hơn ơn cha mẹ? Chỉ tránh, con trẻ lúc ấu thơ chưa có sức lực, khó lòng báo hiếu mẹ cha. Vậy nên vào một đêm mưa gió, trong lúc mẹ coi TV, bố đọc báo, em đã đứng giữa nhà dọc dạc cất tiếng, hòa theo tiếng sấm ngoài trời: “Từ nay, con sẽ thay mẹ quét nhà”.

Thế là mỗi sáng, trước khi đến trường em đều quét nhà một lượt. Tiếng chuông báo thức vang lên, xuyên qua tai, thấm vào não, kính thích các dây thần kinh của em khiến em vươn tay tắt đi chuông báo. Em lăn qua đảo lại vài lần, rồi lừ đừ nhổm dậy. Đoạn em ngửa cổ lên hú một tràng dài.
“đ* m* sáng sớm không cho ai ngủ hết!!!”
Đấy là tiếng của bà Tư bún bò hàng xóm đáp lại lời em. Em đánh răng rửa mặt xong, cặp vở đã soạn từ hôm qua, liền bắt tay vào quét nhà. Em cầm cây chổi đã sỉn màu lên, bỗng như có luồng năng lượng truyền qua người. Qua mấy ngày quét dọn, chổi hiểu ý người, người hiểu ý chổi, tuy một mà hai, tuy hai mà một. Tay phải em đặt lên đoạn nửa trên cán chỗi, nếu hình dung là cơ thể nữ nhi, thì là tùy tiện để gần hai bầu ngực. Còn tay trái em thì khẽ đặt trên đầu cán chổi, chính là mái tóc bồng bềnh vậy. Hai chân em thả lỏng, người hơi cúi về trước. Tư thế này trong kiếm đảo là thủ chứ không công, nhưng dùng cho quét nhà thì là quét chứ không thủ.
Tay em khẽ động, chiếc chổi như có linh tính, cũng di chuyển theo đôi tay của em. Chiếc chổi lướt trên sàn nhà, lúc qua lúc lại, lúc tới lúc lùi, lúc lên lúc xuống, ảo diệu phi thường. Những hạt bủi li ti, hạt nhẹ thì khẽ bay lên cao, hạt nặng thì nằm sát đất, bị kình lực truyền từ tay em xuống đầu chổi đưa đẩy tới lui không sao thoát được. Đột nhiên một mảnh giấy vụn to thoát khỏi vùng kiểm soát của đầu chổi. Mảnh giấy tuy mau lẹ, nhưng không thoát khỏi cặp mắt của em. Tay em lắc nhẹ, đầu chổi đã xoay một lòng lớn, rèm cửa sau lưng không có gió mà bay phần phật, mảnh giấy vụng đã được thu về, nằm yên bất lực.
Em quét từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, em cho rằng thỉnh thoảng cũng nên quét từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong để âm dương trong nhà được điều hòa, giúp người thân tránh tai kiếp. Quét xong, em để chổi lại góc nhà. Tuy người chỗi xa nhau, nhưng đã luyện đến mức này, tay không có chổi, nhưng trong lòng có chổi. Chỉ sợ tu luyện một thời gian nữa, không có chổi em cũng quét được nhà.

Mỗi khi quét nhà xong, em cảm thấy như trút bỏ được gánh nặng trong lòng, tâm vô tạm niệm. Những hạt bụi trên sàn nhà, như bụi hồng trần trên vai áo bị em rũ sạch, khiến em đến trường với tâm trong sạch và thanh khiết vô cùng. Nếu có thể, em nguyện trọn đời trọn kiếp quét nhà cho ba mẹ em.

3.

Đề tuyển sinh vào lớp 6 diễn ra hồi cuối tháng 6/2011 ở một trường THCS tại Hà Nội yêu cầu học sinh tả một buổi bình minh mà em ấn tượng nhất.
Trong các bài viết, các em diễn đạt khá lưu loát, đúng ngữ pháp. Một số câu văn còn miêu tả khá hình ảnh với những từ ngữ sinh động.
Tuy nhiên, sự "hồn nhiên" cũng toát lên rõ nét. Chẳng hạn:
Mở bài:
1. Chiều nào, em cũng ra công viên ngắm cảnh bình minh. Mặt trời dần xuống dốc núi…
2. Em đã đi rất nhiều biển nhưng biển đẹp nhất là Cửa Lò, nơi bà nội em từng chôn rau cắt rốn. Ở đó, em đã từng ngắm một buổi bình minh cực kì đẹp.
3. Hôm nay, em dậy sớm đi thi, ngồi mãi cũng chẳng biết làm gì, em liền quay ra ngắm cảnh bình minh.
Thân bài:
Những tia nắng dịu chiếu xuống hồ, cá nhảy lên tung tăng đớp những giọt sương mai. Từ nơi nào, không biết có bao nhiêu là chim bay đến. Chúng khoái chí đớp những giọt sương cuối cùng đọng lại trên cành cây.
Kết luận:
Em rất vui vì đã khám phá ra một buổi bình minh. Người ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đó là câu thơ em vừa nói. Em mong sao, em sẽ khám phá nhiều buổi bình minh mới lạ và bổ ích góp phần vào đất nước thêm rực rỡ”.

4.

Tả con chó, học sinh viết: “Nhà em có nuôi một con chó Béc-giê to. Nó đã lập được một chiến công hiển hách. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, nó lao vọt sang nhà hàng xóm, lúc quay về, đầu nó lắc lư, tai vẫy ra vẻ rất kiêu hãnh. Thì ra, nó đã tha về đặt giữa nhà một thằng trộm.”


Đề bài tả con gà, học sinh viết: “Con gà nhà bà em mới đẻ được một con gà con nặng 2kg.”
Một học sinh khác lại viết: “Con gà nhà em có một chiếc đuôi rất đẹp. Phần cao nhất của đuôi màu nâu sậm, phía dưới lại có màu xanh nước biển, tiếp đó là màu đồng và phần cuối cùng là màu đỏ. Còn mỏ của chú gà to như lá trấu, đôi cánh lại ngắn củn và vàng ruộm.” Thày giáo phê: “Có vẻ chú gà này một nửa giống gà trong tranh Đông Hồ, một nửa giống gà luộc trên đĩa?”

Với đề bài tả con trâu, có học sinh viết: “Hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhìn thấy một bác nông dân đang làm việc trên đồng. Bác nông dân có một khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, miệng tròn xinh. Đặc biệt, làn da của bác trắng hồng rạng rỡ. Bác đang đi sau một con trâu rất béo. Bác quát lớn: Họ… họ… họ… và con trâu nghe lời bác, cứ thoăn thoắt bước đi.”

Cả lớp làm bài rất say sưa. Cô giáo thấy A.Thơ cứ ngồi nhìn ra sân trường, liền hỏi: "Con đã làm bài xong chưa?", A.Thơ hồn nhiên trả lời: "Xong rồi ạ!"
Cô giáo nhìn vào bài kiểm tra chỉ thấy một dòng chữ ngắn gọn: “Nhà em ở trong trường nên không có con đường đến trường”.
Với đề bài yêu cầu tả con mèo nhà em, học sinh D.Nam viết: “Con mèo nhà em thân to như một chai lavie nhỏ, đầu to như một chai lavie lớn, hai tai to như hai trái núi, còn mắt mở to như một người trẻ”.
Khi được hỏi “sao con lại viết mắt mèo mở to như một người trẻ?”, Nam trả lời: Trong sách văn mẫu, người ta mô tả con chó nằm sưởi nắng, mắt lim dim như một người già, con không muốn giống sách nên phải viết vậy.”

Tả cây nhà em trồng: “…ông nội em có trồng một cây bông hồng, trông nó rất hùng vĩ, nó cao khỏang một gang”

Tả bà già cô đơn: “….bà sống trong một túp lều…một hôm bà bệnh, bà không có gì để ăn bà gọi điện thoại cho con bà về….”
 
N

nhoktsukune

Bài văn hài nhất:
Văn của học sinh (phần 2)
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+ "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+ "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”
 
Top Bottom