Sử 8 Những thời kỳ của Mông Cổ

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
996
Nam Định
In the sky
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thời kỳ Hung Nô (thế kỷ III TCN - IV)

Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ thuộc chủng tộc Mongoloid da vàng, sống du mục trên sa mạc và thảo nguyên rộng lớn. Cuối thời vua Tần Thủy Hoàng, các bộ lạc Mông Cổ thống nhất dưới triều vua Mặc Đốn (con trai của Đầu Mạn). Sau khi đánh bại tộc Đông Hồ (Donghu), các vua Hung Nô nhiều lần đem quân quấy nhiễu biên cương phía bắc nhà Hán.
Quân Hán sau nhiều lần chống trả, đã bị vua Hung Nô vây ngặt ở Bạch Đăng (200 TCN) và thua trận. Vua Hán Cao tổ phải ký hòa ước hòa bình; với điều kiện là Hán phải nộp cống và dâng người đẹp làm "yên chi" (vợ vua Hung Nô). Tính đến thời Hán Vũ đế, quan hệ Hán - Hung nô khá yên bình, có khoảng hơn 20 cô gái đẹp nhất sang làm vợ vua Hung Nô - nổi tiếng là Vương Chiêu Quân với sự tích "Chiêu Quân cống Hồ" (thế kỷ I TCN, thời Hán Thành đế). Khi Lưu Triệt lên ngôi hiệu Hán Vũ đế, nhà vua cho kéo dài Vạn Lý trường thành lên tới 1 vạn km, cử Trương Khiên đi sứ (138 TCN, 121 TCN) lôi kéo các nước Tây Vực cùng chống lại Hung Nô. Quân Hán tổ chức nhiều trận đánh Hung Nô (do Vệ Thanh, Lý Quảng Lợi, Lý Lăng, Hoắc Khứ Bệnh chỉ huy) đánh tan Hung Nô, dồn chúng đến tận phía bắc sa mạc Gô-bi. Từ thời Hán Quang Vũ về sau, Hung Nô suy yếu, phân thành Bắc Hung nô và Nam Hung Nô. Nam Hung Nô đầu hàng vua Hán; Bắc Hung Nô chống trả một thời gian rồi bị tan rã, bị Tào Tháo diệt nốt vào đầu thế kỷ III.
Thế kỷ III - IV, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung tàn phá đế quốc La Mã sau này (nổi bật là tướng Attila vào thế kỷ V, tàn phá đến nỗi vua La Mã phải mời Giáo hoàng Leo I sang đàm phán cho rút lui), bộ phận còn lại ở hẳn Mông Cổ, bị người Rouran và sau là nước Đột Quyết cai trị. Sau khi Đông Đột Quyết bị quân Đường của vua Thái Tông đánh bại; người Mông Cổ bị nước Bột Hải, nước Liêu của Khuất Đan tiếp tục cai quản một thời gian. Vua Liêu cai quản lỏng lẻo tạo điều kiện cho các bộ lạc Mông Cổ đấu tranh lẫn nhau
Đầu thế kỷ XI, các bộ lạc Mông Cổ được thống nhất dưới thời hãn Khaidu và Khabul khan. Theo Mông Cổ bí sử, ông là con của hoàng hậu Monolun, người vợ góa của Khachi Khulug. Bị quân Liêu tấn công và sát hại mất mẹ mình và 7 anh em vào năm 1050, Khaidu trốn thoát và sau đó bắt thần phục bộ lạc Jalairs. Thời Khabul khan (1120 - 1148), ông mở rộng lãnh thổ cho bộ lạc Mông Cổ, đánh bại người Nữ Chân nhằm duy trì sự thống nhất bộ lạc. Trước khi mất, ông cử cháu mình là Ambaghai kế vị (1148 - 1156). Năm 1156, ông bị quân Tatar đánh bại và giết chết; cháu là Hotula khan (1156 - 1160) kế vị, nhưng cũng bị quân Tatar sát hại và Yesugei Baghatur (cháu trai của Khabul) làm quyền giám quốc (1160 - 1171)

Thời kỳ Đế quốc Mông Cổ
Cuối thế kỷ XII, con trai của Yesugei Baghatur là Temujin (Thiết Mộc Chân) nhanh chóng đánh tan các bộ lạc, thành lập đế quốc Mông Cổ vào mùa xuân năm 1206. Quân Mông Cổ sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư, đánh tới tận châu Âu (vùng Địa Trung Hải). Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.
Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn. Về sau, các hãn quốc ngày càng xa nhau và tách khỏi chính quốc Mông Cổ. Sau thời Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ lục đục chính quyền và có 3 đại hãn (đại hãn đầu tiên sau Thành Cát Tư Hãn chỉ là giám quốc thôi), hai hoàng hậu thay nhau cai trị. Mặc dù chính quyền Mông Cổ rối loạn, nhưng quân Mông Cổ vẫn viễn chinh đều đều: thời Mongke khan (Mông Ca hãn), quân Mông Cổ đánh tan nước Kim (trước đó họ hạ được nước Liêu) và gây sức ép, buộc vua Nam Tống về Lâm An đóng đô. Năm 1279, quân Nam Tống thất bại hoàn toàn ở trận Nhai Sơn, vua Đế Bính còn bé phải tự vãn thì Mông Cổ thống nhất được Trung Quốc
Hốt Tất Liệt, một người cháu của Thiết Mộc Chân, lên ngôi Đại Hãn, trở thành lãnh tụ tối cao của các bộ tộc Mông Cổ năm 1260. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu tấn công nhà Nam Tống, từ năm 1271 đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Thời Nguyên Thế tổ, quân Nguyên thất bại trong ba lần đánh Đại Việt, hai lần đánh Nhật Bản; nhưng khá thành công khi buộc được vua Thái Lan (Sukhothay), Pagan (Myanmar), Indonesia thần phục. Sau khi Nguyên Thành Tông qua đời năm 1307, triều đình Nguyên suy yếu do các vụ tranh ngôi, các vua lên ngôi ngắn ngày và bị truất phế. Thời Nguyên Huệ tông (vua Minh sau này là Thái tổ mỉa mai, gọi ông là Thuận đế), đế quốc suy yếu dần và bị cuộc khởi nghĩa Hồng cân quân của Chu Nguyên Chương (tước Ngô quốc công) đánh bại hoàn toàn năm 1368.


Thời kỳ suy tàn
* Ở châu Á:
Sau khi bị đánh đuổi khỏi Trung Quốc, vua Nguyên lập triều Bắc Nguyên và nhiều lần quấy nhiễu biên cương Trung Quốc, nhưng thế ngày càng yếu và tan rã thành nhiều bộ lạc - mạnh nhất là bộ lạc Oirat. Minh Thái Tổ vì quá bận trong đấu tranh ở triều đình và liên tục bị quân Mông Cổ quấy phá, nên ra sách yêu cầu người kế vị ông không được xâm lược phương Nam. Sau khi Minh Thái tổ vừa chết, đấu tranh triều đình nổ ra và viên tướng Chu Đệ dẹp tan, lên ngôi hiệu Thành tổ (1403 - 1424). Thời Thành tổ, ông ta 5 lần mang hơn chục vạn quân đánh Mông Cổ (cả xâm lược Đại Việt vào cuối thời Hồ) không thắng, buộc phải dời đô lên Bắc Kinh để tiện đối phó. Thành tổ chết, nhà Minh suy yếu, tạo cớ cho quân Mông Cổ quấy phá liên tục. Thời Minh Anh tông, quân Minh bị vua Dayan khan của Mông Cổ đánh bại và vua Minh bị bắt cầm tù tới 7 năm mới trả về
Thế kỷ XVII, một nhánh của Mông Cổ là người Mãn châu nổi lên, nhiều lần đánh tan quân Minh (nhất là sau thời Minh Vạn Lịch đế trở đi) và gây ảnh hưởng khắp các bộ tộc Mông Cổ. Khan vĩ đại cuối cùng của Mông Cổ thống nhất là Ligdan khan chống lại ảnh hưởng của người Mãn, nhưng không thành và qua đời trên đường hành hương sang Tây Tạng. Con trai ông là Ejei lên ngôi đã chính thức đầu hàng Mãn châu. Mông Cổ bị chia thành hai vùng: Nội Mông thuộc Mãn châu; Ngoại Mông là vùng tự trị
- Ở Triều Tiên, sau hơn 100 năm bị Mông Cổ thống trị, năm 1350, Cao Ly Cung Mẫn vương đã đánh bại quân đồn trú Mông Cổ và đã tiêu diệt gia quyến của hoàng hậu của Nguyên Huệ Tông
* Ở châu Âu và Nga:
Thế kỷ XIV, thế lực Mông Cổ suy yếu dần do đấu tranh trong hoàng tộc. Ở phía bắc, Kim Trướng hãn quốc bị nhân dân các chư hầu chống lại liên tục; dẫn tới mất tất cả các vùng đất ở phía tây (bao gồm Belarus và Ukraina ngày nay) về tay Ba Lan và Litva từ năm 1342 đến 1369. Kim Trướng hãn quốc bị dân Đột Quyết xé nát thành nhiều quốc gia nhỏ hơn. Trong số các hãn quốc đó, Đại Trướng tồn tại đến năm 1502, khi một trong số những thể chế nối tiếp của nó là Hãn quốc Krym cướp phá Sarai.
Năm 1480, đại công Nga là Ivan III chính thức ly khai với Kim Trướng hãn quốc và trở thành nước Nga Mát-xcơ-va độc lập. Trước đây, sau khi Alexandr Nevsky thần phục Mông Cổ năm 1252 do bị cuộc tấn công tàn phá của quân Mông Cổ do Bạt Đô chỉ huy vào những năm 1220, người Nga nhiều lần chống lại ách thống trị của Kim Trướng hãn quốc. Công quốc Mat-xcơ-va của Danill lập năm 1303 đã đấu tranh với công vương Tvers và các công vương khác nhằm giành quyền thu cống vật nộp khan Kim Trướng (trước sau có 3 công vương Tvers bị khan sát hại khi không nộp đủ cống vật). Công vương Ivan I đặt nền móng cho độc lập khi "dụ" được khan cho mình thu cống vật; sau đó cháu trai là Dmitri Donskoi lần đầu tiên đánh bại quân Mông Cổ tại hồ vào năm 1389, đánh dấu sụp đổ về cơ bản quyền lực của khan Kim Trướng. Con trai ông, Vasilii I tự động chọn người kế ngôi mà không hỏi Khan, chứng tỏ bắt đầu đã độc lập. Vasilii II và sau đó là Ivan III nỗ lực chống đánh và chấm dứt sự thống trị của Mông Cổ năm 1480, đặt nền tảng quan trọng để cháu trai Ivan IV, hậu duệ là Pyotr I (Peter I) phát triển thành nước Nga hùng cường như ngày nay



Nguồn wikipedia. M.Q (cố vấn) chỉnh sửa và bổ sung
 
Top Bottom