Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ở thời buổi ngày nay, du học quả là không dễ dàng vì với 4 năm du học ở Mỹ ở bậc đại học cũng đã tốn vài tỷ VND. Điều này quả thực là một số tiền không hề nhỏ đối với học sinh con nhà nghèo có ước mơ du học vì số tiền ấy cũng tốn rất nhiều tiền so với tiền đại học ở Việt Nam.
Nhưng nhìn tấm gương sau đây bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người khó khăn cả về ngoại hình lẫn điều kiện, thế nhưng họ vẫn vươn lên để dành được những học bổng danh giá.
1.Vào giảng đường bằng xe lăn, 9X Việt trở thành “người hùng” trên đất Mỹ;
Trần Mạnh Chánh Quân (sinh năm 1992) quê Vũng Tàu mặc dù miệng nói không rõ chữ, chân không đi được, tay thì bất lực nhưng với chiếc xe lăn, chàng trai vẫn tự tin vươn ra thế giới trở thành “người hùng thầm lặng” truyền cảm hứng mạnh mẽ tại đất Mỹ.
Vượt lên nghịch cảnh, Quân khiến nhiều người khâm phục khi đậu vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu) niên khóa 2007 - 2010 với số điểm môn chuyên gần như tuyệt đối, đoạt giải học sinh giỏi Tin học toàn quốc. Năm 2013, Quân được trường GGC (Mỹ) cấp học bổng 50%. Hiện, cậu là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ Thông tin, Toán tại Mỹ.
Trong suốt những năm cấp 3 ở trường chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu), Quân gắn bó và dành nhiều tình cảm cho cô Phạm Thị Nhung, cựu giáo viên Ngữ Văn của trường. Cậu bạn gọi cô giáo là "người thầy vĩ đại nhất" của mình. Quân kể về cô bằng tất cả sự kính trọng của trò dành cho thầy và cũng chan chứa tình thương như con dành cho mẹ.
Quân mắc hội chứng bại não bẩm sinh, nhưng ngay từ ngày nhỏ chàng trai này đã bộc lộ tính cầu tiến và hòa nhập dù thời gian đầu bố mẹ không muốn cho tới trường. Bất lực trong việc điều khiển tay, chân theo ý mình, không thể giao tiếp với thế giới theo cách bình thường như bao người nhưng Quân không đầu hàng.
Cũng như bao bạn trẻ khác, đời sống du học với Quân còn nhiều khó khăn. Khó khăn thường trực và kinh điển nhất với cậu bạn là những ngày trời mưa, gió lạnh buốt phải đến trường trên chiếc xe lăn hay khi quá bận bịu với lịch thi cử, chạy đua với deadline đề tài nghiên cứu... không ít lần Quân phải nhịn đói cho qua bữa.
Tháng 11/2016, "gã khổng lồ" Google từng gọi Quân nộp hồ sơ dự tuyển nhân viên làm việc toàn thời gian. 9X cũng giành được thứ hạng cao tại nhiều cuộc thi AITP, NCC, ACM… Sau 4 năm miệt mài học tập, Quân đã cầm trên tay bằng tốt nghiệp đại học 2 chuyên ngành yêu thích.
2. Cô gái khiếm thị Việt Nam là sinh viên ưu tú ở Mỹ :
Dù bị khiếm thị nhưng cô gái này vẫn vượt qua được nghịch cảnh.
Trang Ha - bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas - Fort Smith (Mỹ) với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa) đã trở thành một tấm gương vượt khó học giỏi cho các bạn học sinh không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Khi là học sinh trường trung học Southside, Trang vật lộn với tiếng Anh để nắm bắt vấn đề. Một học sinh bình thường mất một tiếng làm bài tập về nhà nhưng Trang tốn đến 3 tiếng hoàn thành bằng cách đọc chữ nổi.
Trước khi nhập học, Trang mất hơn một tháng học thuộc những tuyến đường dẫn đến trường. Cô dùng gậy để dò đường và lắng nghe âm thanh của giao thông thành phố. Đến ngày khai giảng, Trang đã rất thoải mái khi đi bộ đến trường, cảm thấy có thể làm việc này một cách vô thức. "Cũng giống như học thuộc một bài thơ, tôi bước xuống đường và biết mình sẽ phải đi đâu", Trang nói.
Trang biết cách thả lỏng và linh hoạt trong học tập. Cô bắt đầu với một môn học vào mùa thu năm ngoái, hai môn vào mùa xuân, tiếp tục đăng ký 4 môn đầu học kỳ này sau khi đạt điểm trung bình 4.0 cho năm học thứ nhất.
Trang buộc phải quen với những nghịch cảnh trong cuộc sống ngày thường do khiếm khuyết cơ thể. Mỗi khi bắt đầu một học kỳ mới, cô lại bị thách thức khi phải học thuộc đường dẫn tới lớp mới, tìm sách giáo khoa bằng chữ nổi. Bất chấp những điều đó, ông Young tin tưởng vào sự thành công của Trang.
"Cô ấy là tấm gương tuyệt vời vì đã biến ước mơ học đại học thành hiện thực nhờ ý chí phi thường. Không chỉ vậy, cô ấy còn thông minh và tài năng, là mẫu người đặt mọi nỗ lực vào thành công và tôi tin cô ấy sẽ làm được", Young nói.
3. Con gái cô lao công vào ĐH Harvard:
Đây có lẽ là người mà mình nể phục nhất và cũng lấy đó để làm tấm gương cho bản thân mình.
Sinh năm 1997, cô gái 19 tuổi Trần Thị Diệu Liên không gây ấn tượng với người đối diện bằng vẻ ngoài năng động hay khả năng hoạt ngôn như nhiều du học sinh khác. Em tự nhận mình thường không nói nhiều, mà dành nhiều năng lượng để suy nghĩ.
Diệu Liên là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Hồi đầu tháng 4, em vừa nhận tin trúng tuyển ĐH Harvard với mức học bổng hiếm có 302.920 USD cho 4 năm học.
Sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ là lao công ở một trường đại học, Diệu Liên tự thấy những hoạt động ngoại khóa cũng giản dị và gần gũi với bản thân, thay vì tham gia những tổ chức, hoạt động từ thiện hoành tráng như nhiều bạn khác. “Có một hoạt động mà em theo rất lâu, đó là dạy học ở mái ấm mồ côi. Nhiều người nghĩ rằng phải đi làm từ thiện để thể hiện mình quan tâm tới mọi người, nhưng dạy học chỉ là việc mà em thích. Em nghĩ rằng dạy học là công việc có thể thay đổi được nhiều điều trong cuộc sống. Chỉ cần thay đổi một chút cách nhìn nhận và cách học thôi thì mình đã chọn một con đường rất khác rồi. Em rất thích cảm giác mình thay đổi được nhận thức của người khác, qua đó thay đổi con đường người ta sẽ chọn sau này” – tân sinh viên ĐH Harvard chia sẻ.
Với Liên, Harvard trước đó là một ước mơ xa vời với cô gái sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ chỉ là lao động phổ thông như em. Giấc mơ du học của Liên được nuôi dưỡng từ những ngày học THCS Trần Đại Nghĩa – thời điểm mà em biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng những nỗ lực ngày đó chưa đủ giúp em giành được học bổng này, mà chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn. Nhưng bằng sự cố gắng và nỗ lực cô gái này đã dành được học bổng của Harvard.
Dĩ nhiên là còn rất nhiều tấm gương khác nữa nhưng đây là 3 người mà mình thích nhất, còn các bạn thì sao?.
Nhưng nhìn tấm gương sau đây bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người khó khăn cả về ngoại hình lẫn điều kiện, thế nhưng họ vẫn vươn lên để dành được những học bổng danh giá.
1.Vào giảng đường bằng xe lăn, 9X Việt trở thành “người hùng” trên đất Mỹ;
Trần Mạnh Chánh Quân (sinh năm 1992) quê Vũng Tàu mặc dù miệng nói không rõ chữ, chân không đi được, tay thì bất lực nhưng với chiếc xe lăn, chàng trai vẫn tự tin vươn ra thế giới trở thành “người hùng thầm lặng” truyền cảm hứng mạnh mẽ tại đất Mỹ.
Vượt lên nghịch cảnh, Quân khiến nhiều người khâm phục khi đậu vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu) niên khóa 2007 - 2010 với số điểm môn chuyên gần như tuyệt đối, đoạt giải học sinh giỏi Tin học toàn quốc. Năm 2013, Quân được trường GGC (Mỹ) cấp học bổng 50%. Hiện, cậu là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ Thông tin, Toán tại Mỹ.
Trong suốt những năm cấp 3 ở trường chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu), Quân gắn bó và dành nhiều tình cảm cho cô Phạm Thị Nhung, cựu giáo viên Ngữ Văn của trường. Cậu bạn gọi cô giáo là "người thầy vĩ đại nhất" của mình. Quân kể về cô bằng tất cả sự kính trọng của trò dành cho thầy và cũng chan chứa tình thương như con dành cho mẹ.
Quân mắc hội chứng bại não bẩm sinh, nhưng ngay từ ngày nhỏ chàng trai này đã bộc lộ tính cầu tiến và hòa nhập dù thời gian đầu bố mẹ không muốn cho tới trường. Bất lực trong việc điều khiển tay, chân theo ý mình, không thể giao tiếp với thế giới theo cách bình thường như bao người nhưng Quân không đầu hàng.
Cũng như bao bạn trẻ khác, đời sống du học với Quân còn nhiều khó khăn. Khó khăn thường trực và kinh điển nhất với cậu bạn là những ngày trời mưa, gió lạnh buốt phải đến trường trên chiếc xe lăn hay khi quá bận bịu với lịch thi cử, chạy đua với deadline đề tài nghiên cứu... không ít lần Quân phải nhịn đói cho qua bữa.
Tháng 11/2016, "gã khổng lồ" Google từng gọi Quân nộp hồ sơ dự tuyển nhân viên làm việc toàn thời gian. 9X cũng giành được thứ hạng cao tại nhiều cuộc thi AITP, NCC, ACM… Sau 4 năm miệt mài học tập, Quân đã cầm trên tay bằng tốt nghiệp đại học 2 chuyên ngành yêu thích.
2. Cô gái khiếm thị Việt Nam là sinh viên ưu tú ở Mỹ :
Dù bị khiếm thị nhưng cô gái này vẫn vượt qua được nghịch cảnh.
Trang Ha - bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas - Fort Smith (Mỹ) với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa) đã trở thành một tấm gương vượt khó học giỏi cho các bạn học sinh không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Khi là học sinh trường trung học Southside, Trang vật lộn với tiếng Anh để nắm bắt vấn đề. Một học sinh bình thường mất một tiếng làm bài tập về nhà nhưng Trang tốn đến 3 tiếng hoàn thành bằng cách đọc chữ nổi.
Trước khi nhập học, Trang mất hơn một tháng học thuộc những tuyến đường dẫn đến trường. Cô dùng gậy để dò đường và lắng nghe âm thanh của giao thông thành phố. Đến ngày khai giảng, Trang đã rất thoải mái khi đi bộ đến trường, cảm thấy có thể làm việc này một cách vô thức. "Cũng giống như học thuộc một bài thơ, tôi bước xuống đường và biết mình sẽ phải đi đâu", Trang nói.
Trang biết cách thả lỏng và linh hoạt trong học tập. Cô bắt đầu với một môn học vào mùa thu năm ngoái, hai môn vào mùa xuân, tiếp tục đăng ký 4 môn đầu học kỳ này sau khi đạt điểm trung bình 4.0 cho năm học thứ nhất.
Trang buộc phải quen với những nghịch cảnh trong cuộc sống ngày thường do khiếm khuyết cơ thể. Mỗi khi bắt đầu một học kỳ mới, cô lại bị thách thức khi phải học thuộc đường dẫn tới lớp mới, tìm sách giáo khoa bằng chữ nổi. Bất chấp những điều đó, ông Young tin tưởng vào sự thành công của Trang.
"Cô ấy là tấm gương tuyệt vời vì đã biến ước mơ học đại học thành hiện thực nhờ ý chí phi thường. Không chỉ vậy, cô ấy còn thông minh và tài năng, là mẫu người đặt mọi nỗ lực vào thành công và tôi tin cô ấy sẽ làm được", Young nói.
3. Con gái cô lao công vào ĐH Harvard:
Đây có lẽ là người mà mình nể phục nhất và cũng lấy đó để làm tấm gương cho bản thân mình.
Sinh năm 1997, cô gái 19 tuổi Trần Thị Diệu Liên không gây ấn tượng với người đối diện bằng vẻ ngoài năng động hay khả năng hoạt ngôn như nhiều du học sinh khác. Em tự nhận mình thường không nói nhiều, mà dành nhiều năng lượng để suy nghĩ.
Diệu Liên là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Hồi đầu tháng 4, em vừa nhận tin trúng tuyển ĐH Harvard với mức học bổng hiếm có 302.920 USD cho 4 năm học.
Sinh ra trong một gia đình lao động bình thường, bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ là lao công ở một trường đại học, Diệu Liên tự thấy những hoạt động ngoại khóa cũng giản dị và gần gũi với bản thân, thay vì tham gia những tổ chức, hoạt động từ thiện hoành tráng như nhiều bạn khác. “Có một hoạt động mà em theo rất lâu, đó là dạy học ở mái ấm mồ côi. Nhiều người nghĩ rằng phải đi làm từ thiện để thể hiện mình quan tâm tới mọi người, nhưng dạy học chỉ là việc mà em thích. Em nghĩ rằng dạy học là công việc có thể thay đổi được nhiều điều trong cuộc sống. Chỉ cần thay đổi một chút cách nhìn nhận và cách học thôi thì mình đã chọn một con đường rất khác rồi. Em rất thích cảm giác mình thay đổi được nhận thức của người khác, qua đó thay đổi con đường người ta sẽ chọn sau này” – tân sinh viên ĐH Harvard chia sẻ.
Với Liên, Harvard trước đó là một ước mơ xa vời với cô gái sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ chỉ là lao động phổ thông như em. Giấc mơ du học của Liên được nuôi dưỡng từ những ngày học THCS Trần Đại Nghĩa – thời điểm mà em biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng những nỗ lực ngày đó chưa đủ giúp em giành được học bổng này, mà chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn. Nhưng bằng sự cố gắng và nỗ lực cô gái này đã dành được học bổng của Harvard.
Dĩ nhiên là còn rất nhiều tấm gương khác nữa nhưng đây là 3 người mà mình thích nhất, còn các bạn thì sao?.