Những tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại?(đọc thử)

L

linhbebe99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:p
1. Bá tước Monto Crixto Alexandre Dumas
Giới thiệu về nội dung: Bộ tiểu thuyết Bá tước Môngtơ Crixtô được Alexandre Dumas viết năm 1844. Nhân vật chính là chàng thanh niên Étmông Đăngtét trở thành thuyền trưởng và sẽ cưới nàng Métxêđét xinh đẹp. Bỗng nhiên anh bị vu oan, bị giam cầm và bị đày đoạ dưới hầm ngục của nhà tù trên đảo Íp trong suốt mười bốn năm trời… Sau một thời gian do có sự giúp đỡ anh trở thành bá tước Bá tước Môngtơ Crixtô, lần lượt đền ơn trả oán với những người bạn và kẻ thù của anh…
2. NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ – Edmondo De Amicis ( 1846 – 1908) nhà văn Ý. Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý. Một cậu bé ngưòi Ý, Enricô Bôttini, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký. Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi. Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người mỗi vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của Enricô. Tính cách các nhân vật đã được cách điệu hoá để tiêu biểu cho một nết tốt hay một tính xấy, hay chỉ là một thói quen, vì đấy không phải là một tác phẩm phản ánh nền giáo dục ở nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trình bày những điều suy nghĩ về đức dục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và trong lòng như một hoài bão. Và hơn cả, đọc “Những tấm lòng cao cả”, mỗi bậc phụ huynh sẽ hiểu thêm về tâm sức của “những người chở đò”, hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt.
3. Thiên thần và Ác quỷ – Dan Brown Một nhà khoa học tên tuổi bị sát hại dã man. Robert Langdon – giáo sư Đại học Harvard, đã được mời đến hiện trường để xác nhận biểu tượng đầy bí hiểm mà hung thủ đã khắc lên ngực của nạn nhân. Kết luận: Thủ phạm là Illuminati, một hội kín vốn đã ngừng hoạt động từ gần bốn trăm năm nay, giờ tái sinh để tiếp tục báo thù nhà thờ Thiên Chúa giáo, kẻ thù truyền kiếp của họ… Tài tình trong xây dựng cốt truyện, đặc biệt sắc sảo trong phân tích tâm lý, Dan Brown còn thu hút người đọc bởi hàng loạt kiến thức uyên bác về tôn giáo, nghệ thuật và cả những lĩnh vực khoa học công nghệ cao… Hồi hộp, háo hức, căng thẳng và khiếp sợ, độc giả sẽ được dẫn dắt vào một mê cung của những tâm trạng khác nhau theo từng trang tiểu thuyết.
Một số tác phẩm của thế kỉ XXI mà rất nhìu nhân đọc nè:
1. Bên nhau trọn đời – Cổ Mạn Bên nhau trọn đời là cuốn sách nằm trong trào lưu văn học mạng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc những năm gần đây. Tác phẩm đăng liên tục trên mạng bắt đầu từ tháng 9 năm 2003 cho đến nay vẫn là tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài mạng yêu thích bởi lối viết dung dị và chan chứa yêu thương. Tình yêu là chủ đề muôn thuở, có bao nhiêu chuyện tình trong cuộc đời thì có bấy nhiêu diễn biến thăng trầm. nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được nắm tay nhau đến đầu bạc răng long. Điều mà Bên nhau trọn đời muốn nói
2. Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu – Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh: “Trái tim em có ước mơ. Em vẫn nghĩ rằng lấy chồng phải lấy người như anh. Đêm đêm ngước nhìn trăng, mơ có anh bên cạnh Hoa trên mặt đất nở vì ai, uyên ương dưới nước thành đôi vì ai. Thả chiếc khăn tay theo gió bay đến bên anh.” Đó là một câu chuyện tình của hai người yêu vespa và nhiếp ảnh…
“Cocktail cho tình yêu” là một câu chuyện xoay quanh công việc và tình yêu của một nhà thiết kế thời trang trẻ tên là Hoài Đan. Cô bị phản bội trong mối tình đầu và bỏ lên một khu nghỉ mát để lấy lại sự cân bằng cũng như tìm ý tưởng cho công việc. Tại đây, cô gặp Lập, ông chủ của khu nghỉ, một người đàn ông giàu có, tính cách hơi khắc nghiệt. Hai người có một số hiểu lầm dẫn đến những xích mích nhẹ nhàng nhưng chính nhờ những sự cố nhỏ này mà hai người hiểu nhau hơn và bắt đầu phải lòng nhau
3. Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư. Truyện kể về cuộc sống nay đây mai đó của một gia đình gồm người cha và hai đứa con (Điền và Nương) sau khi người mẹ đã bỏ theo một người đàn ông khác. Bối cảnh câu chuyện là vùng đồng quê miền Tây Nam Bộ với những người nông dân nghèo khó. – Có nhiều ý kiến khác nhau về tác phẩm. Ý kiến không ủng hộ cho rằng nhà văn có cái nhìn đen tối về đồng quê, không hướng con người đến những điều tốt đẹp. Ý kiến ủng hộ cho rằng nhà văn đã viết về cuộc sống của những người nghèo khổ một cách thấu hiểu và không ngại dư luận. – Năm 2003 cánh đồng bất tận được báo văn nghệ tờ báo uy tín nhất của giới Văn học Việt Nam, bình chọn là một trong những truyện vừa hay nhất của năm. Nó đã góp phần ghi dấu ấn cho nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư như một cây bút tài năng với niềm trăn trở về vùng đất Nam Bộ quê chị.
 
L

linhbebe99

Bạn có phải người ưa mạo hiểm, thích phiêu lưu với những câu chuyện kì quái (ghê rợn nữa)? Hãy đọc c

:cool:
1. Đau thương đến chết– Quỷ Cổ Nữ Đây là câu chuyện giàu sức hút xoay quanh nỗi ám ảnh về một lời nguyền chết người. 5 cô gái ở trường ĐH Giang Kinh, là thành viên Hội du lịch của trường gồm Kiều Kiều, Tiểu Mạn, Tư Dao, Thường Uyển, Viên Thuyên) cùng bạn trai của Kiều Kiều là Lâm Mang, bạn trai của Viên Thuyên là Dục Chi khám phá hang Thập Tịch tại Tân Thường Cốc – nơi có những cỗ quan tài treo bí hiểm. Đến nơi, họ bất ngờ gặp một ông già bí ẩn trùm áo mưa kín mít và nhận được từ nhân vật bí hiểm này lời cảnh báo không nên đâm đầu vào hang, nếu không sẽ “đau thương đến chết”. Nhưng với sự hiếu thắng của tuổi trẻ, nhóm bạn vẫn quyết định liều mạng vào hang để thoả tò mò tận thấy những cỗ quan tài treo bí hiểm. Người đầu tiên trong nhóm ngay sau đó đã phải bỏ mạng: Kiều Kiều sẩy chân và chết đuối, Viên Thuyên bị thiệt mạng bởi tai nạn giao thông, tiếp đến là Tiểu Mạn, rồi lần lượt gần hết nhóm…


2. Nếu em không phải một giấc mơ – Marc Levy Nếu là một người trẻ tuổi, người đọc sẽ tìm thấy những khát khao hạnh phúc được gửi gắm trong tác phẩm, một câu chuyện tình yêu giữa một kiến trúc sư và một hồn ma. Có thể có nhiều người không tin điều này, nhưng Marc Levy đã thuyết phục độc giả qua những trang viết của mình và người đọc sẽ tin, sẽ có một Arthur, một Lauren như thế ngoài đời. Nếu là một người lớn tuổi hơn một chút, người đọc sẽ cảm nhận được những mất mát buộc phải chấp nhận trong thế giới này. Thông qua mối tình có phần bế tắc giữa mẹ của Arthur và Antoine, họ yêu nhau nhưng do ràng buộc đạo đức xã hội nên đành chọn một cách sống thoả hiệp. Mặc dù biết mình đang sở hữu một tình yêu đẹp mà bất cứ ai cũng ao ước nhưng bà không dám dấn thêm một bước cho tới khi phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo thì đã quá muộn để làm lại từ đầu. Trong cuộc sống hiện đại này, rất cần một tấm lòng, một bàn tay sẻ chia và tác giả đã thành công khi làm cho người đọc nhận ra được điều này Link:
3. Nếu còn có ngày mai – Sidney Sheldon Tracy Whitney đang “ở đỉnh cao của thế giới”. Trẻ trung, xinh đẹp, và thông minh, cô ấy có thai và sắp kết hôn với Charles – một người giàu có và hấp dẫn tại Philadelphia – nơi cô làm việc tại ngân hàng. Giữa một đêm, cô nhận được một cuộc điện thoại từ New Orleans thông báo cho cô rằng mẹ của cô đã tự tử. Vì một phút mù quáng vì muốn đòi lại công bằng cho mẹ mà cô đã vướng vào vụ rắc rối với Joe Romano – một trụ cột của tổ chức mafia điều khiển cả thành phố do Anthony Orsatti cầm đầu. Sau đó, cô phải ngồi tù trong Trại cải tạo nữ, bị người yêu bỏ rơi và phản bội……….. Đây là một câu chuyện rất hấp dẫn về những tên trùm lừa đảo!

Tiểu thuyết Pháp 1. Đỏ và đen – Stendhal Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir) là tiểu thuyết đầu tiên của Stendhal, được xuất bản vào năm 1830. Tiểu thuyết được viết vào năm 1830, mô tả về những nỗ lực của một người thanh niên trẻ vượt lên khỏi tầng lớp xã hội dưới của bản thân nhờ tài năng, làm việc chăm chỉ, mánh khóe và đạo đức giả, chỉ tìm thấy chính mình khi bị phản bội bởi chính người người yêu của anh ta. (Híc. Không tìm đc link đọc sách roài. Bạn nào muốn đọc thì qua chỗ tớ nhé. Tớ có 1 ít tài liệu năm ngoái học và sẽ lên thư viện trường mụn cho các bạn. keke )
2. Những tác phẩm của Victor Huygo – Nhà thờ Đức Bà Paris Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris (Pháp). Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.
"
-Những người khốn khổ" được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. Tác phẩm là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”

3. Bà Bovary (Madame Bovary) – Gustave Flaubert Là một tác phẩm cực kỳ chau chuốt về nghệ thuật và hình thức. Khi xuất bản lần đầu tiên ở Pháp, tác phẩm đã trải qua một cơn sóng gió, bị công kích là mang “màu sắc dâm dật” và xúc phạm tới luân lý công cộng và tôn giáo. Tác giả cũng chịu số phận tương tự, ông bị truy tố ra toà. Trước tòa, để bênh vực tác phẩm và tác giả, luật sư bào chữa cho rằng, nhân vật chính trong truyện ngoại tình chỉ là do một chuỗi những đau khổ, ăn năn hối hận, rồi đi tới một hình phạt cuối cùng, một kết thúc bất ngờ. Chính ở chỗ kết cục đó mà cuốn sách rất mực đạo đức và bổ ích. Rốt cuộc, chính ủy viên công tố cũng phải thừa nhận tác phẩm là một bức tranh tuyệt vời về mặt tài nghệ nhưng là một bức tranh đáng báng bổ về mặt đạo đức, có hại cho luân lý xã hội, song tác giả được tuyên bố vô can. Từ vụ án có một không hai đó (năm 1857), đã gây nên một tiếng vang lớn trong dư luận đương thời và làm nó trở lên nổi tiếng. Sau khi được tuyên bố trắng án nó trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trong năm 1857. Hiện nay nó vẫn là một cuốn sách được nhiều người biết đến. Năm 2007, trong một cuộc bầu chọn 10 tác phẩm vĩ đại nhất của mọi thời đại do tạp chí Time tổ chức khảo sát lấy ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời (Mình k tìm đc link. Ai mún đọc thì có thể đi mua và mượn nhé! ) 4. Tấn trò đời – Balzac Tấn trò đời gồm khoảng 95 tác phẩm được Balzac gộp lại vào năm 1842, gồm 3 phần: nghiên cứu về thói quen, nghiên cứu triết học và nghiên cứu bản chất. Những tác phẩm trong Tấn trò đời vừa gắn kết với nhau, vừa có thể tồn tại độc lập. Người ta có thể hiểu một tác phẩm mà không cần đọc các tác phẩm còn lại. Những câu chuyện hoàn toàn khác nhau, chỉ có nhân vật được lặp lại, xuất hiện nhiều lần. Ví dụ trong chuyện này, nhân vật A có thể là nhân vật chính, nhưng trong chuyện khác anh ta lại là nhân vật phụ, là một người có liên quan đến nhân vật chính. Tuy nhiên, những tác phẩm trong Tấn trò đời là một khối thống nhất vì tất cả cùng vẽ nên bức tranh xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ 19. 5. Đi tìm thời gian đã mất (A la recherche du temps perdu) – Marcel Proust Là bộ tiểu thuyết gồm 7 tập của nhà văn Pháp. Tiểu thuyết này được xếp vào số 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn Đi tìm thời gian đã mất năm trong số mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại. Cốt truyện của Đi tìm thời gian đã mất rất đơn giản. Nhân vật “tôi” kể chuyện mình từ ngày còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilbert – con gái của Swann; với Albertine – một trong “những cô gái tuổi hoa”, mối tình thơ mộng và đau xót làm cho nhân vật quằn quại. Còn có những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối, nhạt nhẽo; Albertine sống bên cạnh Marcel như một “nữ tù nhân”, rồi chết một cách thảm thương. Cuối cùng “thời gian lại tìm thấy”, có nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những họat động xã hội chỉ là “thời gian đã mất” và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật. Song ý nghĩa và giá trị tác phẩm không phải ở đấy mà ở trăm nghìn chi tiết khác, ở kiến trúc thâm u, đồ sộ với muôn ngàn ngóc ngách; ở những phân tích sâu sắc, nên thơ, những cảm xúc dạt dào hay ẩn hiện. 6. Alexandre Dumas cha. Ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo (Đã giới thiệu ở trên) là hai tác phẩm dành được sự hâm mộ của độc giả khắp thế giới từ hơn một thế kỷ nay – Ba chàng lính ngự lâm Les Trois Mousquetaires (Ba người lính ngự lâm) là một cuốn đầu tiên của bộ ba tập truyện gồm Les Trois Mousquetaires, Vingt Ans après (Hai mươi năm sau), và Le Vicomte de Bragelonne (Tử tước de Bragelonne). Bộ tiểu thuyết kể về những cuộc phiêu lưu của chàng lính ngự lâm d’Artagnan, từ lúc anh còn trẻ cho đến lúc già. “Ba người lính ngự lâm” là cuốn nổi tiếng nhất và cũng là hay nhất trong bộ ba đó

7. Alexandre Dumas con – Trà hoa nữ Trà hoa nữ kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite, một đề tài tưởng đâu là quen thuộc, nhưng bằng ngòi bút sắc sảo cộng với tình cảm bao dung mà tác giả muốn truyền tải, truyện được độc giả đón nhận không ngần ngại, dù là giới quý tộc, cái giới bị hạ thấp hơn cả cô kỹ nữ trong truyện.

“Người ta sống đôi khi cũng khá ê chề nên họ có quyền nói: tôi không bao giờ sung sướng”. Bạn hiểu sao về câu nói ấy. Một sự thật trong cuộc sống con người. Hoa Tulip đen của tác giả Alexandre Dumas sẽ kể cho các một câu chuyện về bông hoa “tulip đen” và đem đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ
 
L

linhbebe99

Còn đây là những tác phẩm văn học Anh vượt qua mọi thời đại nè:

1. Đồi gió hú – Emily Bronte Một tình yêu không thành giữa đôi trai gái chênh nhau về địa vị. Một sự đam mê, say đắm không thể hoá giải đã tiêu diệt chính họ và cả những người thân khác xung quanh. Hãy đọc “Đồi gió hú” cảm nhận những khía cạnh khác của tình yêu nhé! Bởi câu chuyện tình mãnh liệt và bi thảm của Cathy Earnshaw và Heathcliff trong cuốn tiểu thuyết đã trở thành câu chuyện tình đẹp nhất mọi thời đại đó

2. William Shakespeare – Kịch: (Hài kich, bi kịch)
Romeo and Juliete Yêu nhau mà không đến được với nhau để cuối cùng chỉ có cái chết mới đem họ lại được gần nhau. Đó chính là bi kịch lớn nhất của vở kịch Chuyện tình R và J là một trong những câu chyện tình được bình chọn là hay nhất của mọi thời đại Hamlet Tác phẩm phản ánh tinh thần của thời đại với sự khủng hoảng, bế tắc của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa. Trong sự bát nháo của một xã hội với “nhà tù”, “sự bẩn thỉu”, “phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện” vẫn lóe sáng những hạt vàng của chủ nghĩa nhân văn, với nhân vật Hamlet không chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ sống và lối sống con người. Thực tế xã hội xấu xa mâu thuẫn với lý tưởng của chàng, khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình một thái độ cư xử phải đạo. Quá trình đánh giá thực tế và xác định đó đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be), những phút “chịu đựng hay vùng lên chống lại”. Cuối cùng, Hamlet đã tìm ra được chân lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù. Ngày nay, trong văn học thế giới vẫn tồn tại khái niệm “bệnh Hamlet” chỉ thái độ suy tư, lý luận nhiều nhưng không đủ tin tưởng và dũng khí để hành động cụ thể. Nhưng dù sao chăng nữa, Hamlet cũng sống mãi trong lòng độc giả thế giới, với bi kịch của cuộc đời chàng phản ánh mâu thuẫn tất yếu của sự phát triển, của cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu trong tồn tại xã hội. Hamlet sẽ luôn làm nảy sinh trong lòng người muôn đời sau không chỉ tâm trạng trước nỗi buồn mà còn cả những xúc cảm thẩm mĩ, hướng họ đến những suy cảm về cái cao cả luôn hiện hữu giữa cõi đời trong đục.
3. Harry Potter – J. K. Rowling Truyện gồm có bảy phần, viết về cậu bé thiếu niên Harry Potter. Câu chuyện phần lớn diễn ra tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts, một ngôi trường pháp thuật, và tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter chống lại một phù thủy hắc ám là Chúa tể Voldemort, người đã giết cha mẹ cậu trong tham vọng làm chủ thế giới phù thủy. /:)
4. Chúa tể của những chiếc nhẫn – J. R. R. Tolkien Tác phẩm thực sự là tập hợp quy mô những hiểu biết về một thế giới tưởng tượng có tên là Middle Earth (hay Trung Địa) với nhiều giống người kỳ lạ như Hobbit, Dwarf (người lùn), Elf (gần như tiên), Wizard (phù thủy)… và ngay cả giống người.
 
L

linhbebe99

Đọc những câu mở đầu thú vị từ các tác phẩm nổi tiếng

(Dân trí) - Đọc cuốn sách hay giống như trò chuyện với một người bạn thông minh, bạn luôn tìm thấy sự thú vị ở ngay từ những câu chữ đầu tiên. Hãy dừng sự bận rộn lại, đọc những câu mở đầu của những cuốn sách nổi tiếng!
Cuộc đời của Pi (2001) – Yann Martel

“Những gì từng trải qua khiến tôi trở nên buồn bã, u sầu.”


/:):cool::p:DCâu mở đầu này đã gói trọn cảm xúc của nhân vật Pi Patel sau cả chuyến hành trình vượt Thái Bình Dương, khi cha mẹ em đã chết đuối trong vụ đắm tàu và một mình Pi sống sót.
Pi đã phải học cách sinh tồn trên biển, đối diện với sự hoảng loạn sau cơn tai họa ập đến, sự cô đơn trước đại dương mênh mông rợn ngợp, sự sợ hãi trước nguy cơ bị chết đói, chết khát, chết vì kiệt sức và đáng sợ nhất là chết do con hổ - người bạn đồng hành duy nhất.

Kiêu hãnh và định kiến (1813) - Jane Austen

“Có một sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ”.



Câu đề tựa đã cho thấy chủ đề xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết - tình yêu và hôn nhân. Trong tầng lớp quý tộc Anh vào đầu thế kỷ 19, chuyện hôn nhân mang đúng nghĩa của từ “đại sự”. Môn đăng hộ đối khi đó được coi là yếu tố tiên quyết. Các cô gái luôn mong đợi sẽ tìm được một vị hôn phu con nhà danh gia vọng tộc với khoản thừa kế kếch xù.
Nhân vật chính của “Kiêu hãnh và định kiến” là Elizabeth Bennet, một cô gái trẻ con nhà trung lưu. Cô đã có một tình yêu đẹp với Fitzwilliam Darcy, ban đầu họ đối đầu nhau nhưng sau đó lại rơi vào cái bẫy của tình yêu. Tựa truyện nói về sự kiêu hãnh và định kiến mà các nhân vật dành cho nhau.

Anna Karenina (1877) – Lev Tolstoy

“Tất cả những gia đình hạnh phúc, đầm ấm đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo cách riêng của nó”.





Truyện khắc họa bi kịch cuộc đời của nhân vật Anna Karenina – một phụ nữ quý tộc người Nga. Chồng nàng cũng thuộc xã hội thượng lưu nhưng ông ta lớn hơn nàng nhiều tuổi, một người đàn ông khô khan và tẻ nhạt, không đem lại cho cô gái trẻ đang khao khát yêu thương những rung cảm thực sự của tình yêu.
Cuối cùng, nàng “sa ngã” trong cuộc tình vụng trộm với một chàng trai trẻ và quyết định từ bỏ tất cả để chọn tình yêu. Nhưng liệu đó có phải một quyết định khôn ngoan đem lại cho nàng hạnh phúc trong một xã hội còn quá nhiều định kiến cổ hủ?

Bắt trẻ đồng xanh (1951) – J.D. Salinger

“Nếu bạn thực tình muốn nghe câu chuyện tôi sắp kể, hẳn bạn sẽ muốn biết tôi sinh ra ở đâu, tuổi nhỏ thơ dại của tôi diễn ra thế nào… Tóm lại, là toàn bộ cái mớ lai lịch vớ vẩn kiểu như của David Coperfield, đúng thế không? Nhưng nói thực, tôi chẳng thích bới những thứ ấy ra”.




Trong “Bắt trẻ đồng xanh”, nhân vật chính Holden Caulfield tự kể lại câu chuyện của mình trong những ngày ở thành phố New York sau khi bị đuổi khỏi trường dự bị đại học.

Riêng câu mào đầu rất “gây sự” của Salinger đã giúp độc giả dự đoán trước giọng văn ngạo nghễ trong tác phẩm này. “Bắt trẻ đồng xanh” từng gây tranh cãi lớn vì sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, xoáy sâu vào tâm lý chán chường và vấn đề tình dục ở lứa tuổi vị thành niên. Sau này, nhân vật Holden Caulfield đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ.

Con hủi (1909) - Helena Mniszek

“Ngày đã rạng. Bình minh đang tỉnh thức”.





Tác phẩm là câu chuyện tình yêu đẹp nhưng đầy bi kịch giữa một đại công tử thuộc dòng họ quyền quý nhất nước với con gái của một điền chủ nhỏ nhưng tài sắc vẹn toàn. Câu mở đầu mang đầy ý nghĩa lạc quan khi “ngày rạng”, “bình minh” đã tới, đêm đen u tối đã qua. Tình yêu vốn luôn đem lại cho con người niềm tin, sức mạnh và tình yêu cuộc sống, bất kể những ngáng trở éo le gặp phải.
Trăm năm cô đơn (1967) - Gabriel García Márquez

“Nhiều năm sau này, trước đội hành hình, đại tá Aureliano Buendia vẫn nhớ buổi chiều xa xăm ấy, cái buổi chiều cha chàng dắt chàng đi xem băng đá.”





“Trăm năm cô đơn” - cuốn tiểu thuyết thấm đẫm nỗi cô đơn của con người được viết theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Truyện kể về dòng họ Buendia tồn tại suốt bảy thế hệ ở làng Macondo, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng bị kiến ăn. Cả dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn, sống lay lắt trong hoài nhớ và ám ảnh không thôi về tội loạn luân.
Những người khốn khổ (1862) – Victor Hugo

“Khi pháp luật và phong hóa còn đầy đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm, chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, *** nát và đói khổ còn tồn tại thì những quyển sách như này còn có thể có ích.”





Câu tựa này có thể coi là rất ngắn gọn so với bộ tiểu thuyết đồ sộ “Những người khốn khổ”. Nó đã thâu vào những ý chính nhất của cuộc đời những nhân vật chính đồng thời khái quát lên cuộc đời của biết bao những con người khốn khổ khác trong xã hội Pháp hồi đầu thế kỷ 19.
Câu mở đầu này quá khúc triết, cô đọng đến khó hiểu, chỉ khi người đọc đã khép lại trang sách cuối cùng của “Những người khốn khổ”, lúc đó, đọc lại từng chữ trong lời tựa này, người ta mới cảm nhận hết sự đúng đắn và những tầng sâu ý nghĩa được gửi gắm trong đó. Một câu tựa không thừa dù chỉ là một chữ.
 
L

linhbebe99

Đoạn kết của những tác phẩm nổi tiếng ra đời như thế nào?

“Chương đầu tiên giúp bán cuốn sách đầu tiên, chương cuối cùng giúp bán các cuốn sách tiếp theo”, đó là quan điểm về vai trò của đoạn kết tác phẩm mà ông vua tiểu thuyết trinh thám Mickey Spillane đúc kết sau nhiều năm viết lách.

Cũng đề cập tới chủ đề này, Graham Greene, tác giả của The quiet American (Người Mỹ trầm lặng) nói rằng “Trong vô thức những từ cuối cùng của tác phẩm luôn được viết trước khi những từ đầu tiên xuất hiện trên giấy”.



Margaret Mitchellcó từng chi tiết rõ ràng của câu chuyện trong tâm trí trước khi ngồi xuống máy đánh chữ

Nhân vật nổi tiếng của bang Georgia (Mỹ), Margaret Mitchell bắt đầu viết Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió) sau khi từ bỏ công việc của một phóng viên ở Tạp chí Atlanta. Trong khi chăm sóc cho đôi chân bị thấp khớp, bà giết thời gian bằng cách bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh với mục đích duy nhất là giải sầu. Cho tới khi một biên tập viên tên là Harold Latham phát hiện ra cuốn tiểu thuyết và khẳng định rằng nó có tiềm năng của một bestseller.

Bản chất câu chuyện của Margaret Mitchell là sự sống còn. Bà đã viết những dòng cuối cùng của Gone with the Wind với một sự đau buồn, mất mát thực sự. “Tôi để họ tự tiết lộ về số phận của mình... Mục đích của tôi khi viết cuốn tiểu thuyết này là để lại một kết thúc mở cho độc giả”, trong một lá thư gửi tới biên tập viên Harold Latham, Margaret Mitchell tâm sự.

Về công việc sáng tác của mình, Margaret Mitchell nói “Tôi có từng chi tiết rõ ràng của câu chuyện trong tâm trí trước khi ngồi xuống máy đánh chữ. Tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để viết một cuốn sách. Nhờ đó, nhân vật không thể đi chệch hướng những gì bạn hoạch định cho họ”.

John Irving


John Irving luôn nghĩ ra kết thúc tác phẩm khi mới đặt bút viết nó

John Irving – Một trong những gương mặt sáng giá bậc nhất trên văn đàn thế giới hiện nay luôn biết chính xác câu chuyện mình sắp viết sẽ kết thúc như thế nào. John Irving từng làm một việc rất đáng yêu là đánh máy chính xác những dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình trong các tấm bưu thiếp gửi đến những người bạn thân. Và những người bạn này đã xác nhận rằng thậm chí những dòng này không thay đổi, dù chỉ một dấu chấm câu khi cuốn tiểu thuyết được công bố.

“Tôi không biết rằng những gì mình nghĩ ngay từ đầu lại là dòng cuối cùng của tác phẩm, cho tới cuốn sách thứ 6 của tôi, The Cider House Rules (Tạm dịch: Trở lại chốn xưa). Lúc này tôi mới hay mình luôn nghĩ ra kết thúc tác phẩm khi mới đặt bút viết nó”, nhà văn người Mỹ cho biết. Người ta đã ví việc nghĩ ra kết thúc tác phẩm trước tiên của John Irving giống như một bản nhạc mà ông đã biết trước. Giải thích về điều này, người kể chuyện tài tình của nền văn học Mỹ cho hay: “Bạn phải biết những gì ở cuối câu chuyện, có như vậy mới biết cách làm thế nào để bắt đầu viết nó”.




Richard Peck coi chương đầu tiên chính là ngụy trang của chương cuối cùng

Tiểu thuyết gia của thanh thiếu niên, Richard Peck là một người có kỷ luật viết lách hết sức nghiêm khắc. Khi bắt đầu một cuốn sách, Richard Peck cũng đã dự liệu về kết thúc của nó. Khi viết tác phẩm The A Year Down Yonder (Tạm dịch: Vào một năm xa kia), ông soát lại mỗi trang viết ít nhất 6 lần với một cây bút luôn lăm lăm trong tay. “Sau một năm, cuối cùng tôi đã hoàn thành tác phẩm. Tôi xem lại chương đầu tiên và vứt bỏ nó ngay lập tức bởi vì trên thực tế, chương đầu tiên chính là ngụy trang của chương cuối cùng”.




Kết cục của một câu chuyện luôn hiển hiện hàng đầu trong tâm trí Edgar Allan Poe
suốt quãng thời gian ông tạo ra diễn biến của nó

Bậc thầy của những câu chuyện bí ẩn kinh dị, Edgar Allan Poe tin rằng những nhà văn vĩ đại luôn biết trước kết thúc câu chuyện của họ, và tác động của kết thúc này với độc giả. Edgar Allan Poe không thích đọc tiểu thuyết, ông cảm thấy “e ngại, hụt hơi với những câu chữ dài dòng”. Đặc biệt hơn cả, những câu văn ám chỉ kết thúc của câu chuyện luôn được nhà văn thuộc thế hệ đầu tiên của nền văn học độc lập Mỹ in nghiêng như một cách báo hiệu về kết thúc của tác phẩm. Điều này cũng chứng minh rằng kết cục của một câu chuyện luôn hiển hiện hàng đầu trong tâm trí Edgar Allan Poe, suốt quãng thời gian ông tạo ra diễn biến của nó.




J.K. Rowling đã giữ bí mật về kết cục Harry Potter suốt 17 năm

Năm 1990, khi đang là hành khách trên một chuyến tàu, J.K. Rowling đã nảy ra ý tưởng viết câu chuyện về một cậu bé phù thủy “gầy gò, nhỏ bé, tóc đen và đeo kính cận”. Ngay tối hôm đó, nữ nhà văn tỉ phú bắt tay vào viết chương đầu tiên của bộ truyện Harry Potter and the Philosopher’s Stone (Harry Potter và hòn đá phù thủy). Cùng thời điểm, bà cũng viết phần kết thúc của chương thứ 7, cũng là chương kết thúc Harry Potter, Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và bảo bối tử thần).

“Tôi đã luôn luôn lên kế hoạch cho 7 chương của bộ sách”, J.K. Rowling phát biểu trên tờ BBC vào năm 2006. Trước đó, vào năm 2005, trong một cuộc phỏng vấn với Owen Jones, nữ nhà văn cũng cho biết: “Những cuốn sách đã được viết trong một thời gian dài và chúng đều đi theo một phương hướng đã định trước”. Điều ấn tượng hơn cả ở bộ truyện này có lẽ là việc tác giả J.K. Rowling đã có thể giữ bí mật về kết cục của nó suốt 17 năm, từ khi tác phẩm ra đời cho đến khi kết thúc.

@};-


Agatha Christie là một người có óc logic đáng ngưỡng mộ

Cây bút viết truyện trinh thám được yêu thích nhất ở nước Anh, Agatha Christie có một cách làm việc rất kỳ lạ. Khi bắt đầu đặt bút viết, nữ nhà văn đồng thời xây dựng các câu chuyện nhỏ khác xung quanh các nhân vật của cuốn sách. Thông thường, Christie sẽ xây dựng một sơ đồ về câu chuyện chi tiết của kẻ giết người và mô tả nó là “Một cuốn sách phát triển từ bên trong độc giả và được hoàn thiện từ đầu đến cuối”.
 
L

linhbebe99

:pCuốn Đôn Ki-hô-tê – 500 triệu bản


Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616). Tác phẩm còn có tên đầy đủ là El Ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha (Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha). Phần đầu tiên được xuất bản năm 1605 và phần thứ 2 xuất bản năm 1615. Đây là một trong những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và được cho là tác phẩm gây ảnh hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha. Đôn Kihôtê được coi là một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây. Ước tính có khoảng 500 triệu bản đã chính thức được in ra khiến tác phẩm trở thành một trong những cuốn sách được bán chạy nhất mọi thời đại.

Cuốn Hoàng Tử Bé – hơn 200 triệu bản




Hoàng Tử Bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ông đã thuê ngôi biệt thự The Bevin House ở Asharoken, New York, Long Island trong khi viết tác phẩm này. Cuốn tiểu thuyết cũng bao gồm nhiều bức tranh do chính Saint-Exupéry vẽ. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại và được phát triển trở thành một sê ri truyện tranh có 39 chương. Truyện còn được dùng như tài liệu cho những người muốn làm quen với ngoại ngữ.

Cuốn Chuyện hai thành phố - 200 triệu bản




Xuất bản lần đầu vào năm 1859, cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens lấy bối cảnh ở Anh và Pháp trước và trong suốt cuộc cách mạng Pháp. Nó mô tả hoàn cảnh khốn khổ của giai cấp vô sản dưới sự áp bức của tầng lớp quý tộc Pháp. Cuốn tiểu thuyết cũng khắc họa cuộc sống của nhiều nhà cách mạng, trong đó nổi bật nhất là Charles Darnay, một quý tộc Pháp và Sydney Carton, một luật sư Anh. Trong suốt hơn 150 năm qua, hàng trăm nhà xuất bản đã phát hành cuốn sách này gửi đến độc giả với nhiều phiên bản. Do đó con số 200 triệu bản dành cho cuốn sách này vẫn là một điều gây tranh cãi.


Cuốn Chúa tể của những chiếc nhẫn – 150 triệu bản




Chúa tể những chiếc nhẫn (tiếng Anh: The Lord of the Rings) là một thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, một nhà ngữ văn người Anh. Ông dạy tiếng Anglo-Saxon và tiếng Anh ở Đại học Oxford cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông đã dành phần lớn đời mình cho công việc nghiên cứu về lịch sử của các thần thoại Bắc Âu, như thần thoại Anh và thần thoại Phần Lan. Với 150 triệu bản được bán ra, cuốn sách này trở thành tiểu thuyết bán chạy thứ tư sau cuốn Chuyện hai thành phố.

Cuốn Mười người da đen nhỏ - trên 100 triệu bản




Mười người da đen nhỏ,(tiếng Anh: And Then There Were None) là một tiểu thuyết hình sự của nhà văn Agatha Christie được nhà xuất bản Collins Crime Club phát hành lần đầu ở Anh ngày 6 tháng 11 năm 1939. Đây là cuốn tiểu thuyết nói về vụ án bí ẩn trên hòn đảo Soldier Island với 10 người bằng cách này hay cách khác đã thiệt mạng mà không hề có sự hiện diện hay dấu vết của thủ phạm. Đây được coi là một trong những tiểu thuyết hình sự xuất sắc và nổi tiếng nhất của Agatha Christie, trên 100 triệu bản sách đã được bán ra khiến tác phẩm này trở thành tiểu thuyết hình sự bán chạy nhất trong lịch sử xuất bản thế giới. Ngoài ra tác phẩm còn được chuyển thể dưới dạng phim điện ảnh, truyền hình và kịch sân khấu.


Cuốn Hồng Lâu Mộng – 100 triệu bản




Hồng lâu mộng (hay tên gốc Thạch đầu kí) là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kì thư) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am). Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm. Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyết này trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại.

Cuốn Sư tử, phù thủy và cái tủ quần áo – 85 triệu bản




Cuốn Sư tử, phù thủy và cái tủ quần áo (tiếng Anh: The Lion, the Witch and the Wardrobe) là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng cho thiếu nhi của CS Lewis, được xuất bản bởi Bles Geoffrey vào năm 1950. Nó đã được xuất bản đầu tiên trong bảy tập The Chronicles of Narnia (1950-1956) và là cuốn hay nhất được biết đến, trong số tất cả các cuốn sách cùng tác giả. Cùng với con số 85 triệu bản được phát hành và dựa trên kết quả cuộc khảo sát năm 2012 của Đại học Worcester xác định rằng nó là một trong số những cuốn sách bán chạy nhất, phổ biến nhất trên thế giới.


Cuốn Mật mã Davinci – 80 triệu bản




Mật mã Da Vinci (tiếng Anh: The Da Vinci Code) là một tiểu thuyết của nhà văn người Mỹ Dan Brown được xuất bản năm 2003 bởi nhà xuất bản Doubleday Fiction. Đây là một trong số các quyển sách bán chạy nhất thế giới với trên 80 triệu quyển được bán ra cho đến nay, và đã được dịch ra 44 ngôn ngữ. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới cũng như gây nên nhiều tranh cãi với những ẩn ý mà tác giả Dan Brow viết về giáo hội Công Giáo.


Cuốn Bắt trẻ đồng xanh – 65 triệu bản




Bắt trẻ đồng xanh (tiếng Anh: The Catcher in the Rye) là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mỹ J. D. Salinger. Tác phẩm dùng cách tường thuật ở ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính của truyện, Holden Caulfield, kể lại câu chuyện của Holden trong những ngày cậu ở thành phố New York sau khi bị đuổi khỏi Pencey Prep, một trường dự bị đại học. Xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1951, tác phẩm này đã gây ra tranh cãi lớn vì đã sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Trong lần xuất bản đầu tiên, Bắt trẻ đồng xanh chủ yếu dành cho độc giả là người lớn nhưng sau đó cuốn tiểu thuyết đã được đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học của nhiều nước nói tiếng Anh và cũng được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính trên thế giới. Mỗi năm có trung bình khoảng 250.000 bản sách của tác phẩm được bán ra, tính tổng cộng đến nay là khoảng 65 triệu ấn bả
 
L

linhbebe99

Những tác phẩm văn học vượt mọi thời đại

1. QUÊ HƯƠNG TAN RÃ ( THINGS FALL APART):Mộc mạc trong từng câu chữ

Tác giả Chinua Achebe
Dịch giả Nguyễn Hiến Lê - Hoài Khanh

a. Tác giả

Chinua Achebe sinh năm 1930 ở Ogidi, một làng lớn miền Tây Phi, xa biển và cách con sông Niger khoảng sáu bảy cây số. Tổ tiên ông thuộc bộ lạc Ibo sống trên vùng hạ lưu sông Niger. Khi những nhà truyền giáo Anh bắt đầu tới trong miền (khoảng 1870) thì ông nội ông niềm nở đón tiếp họ, cho một người con trai theo học họ, người con này năm 1904 thành một trong những nhà giáo Ibo đầu tiên, kết hôn với một thiếu nữ gia đình thợ rèn - nghề này rất được dân chúng trọng vì tin rằng có bùa phép - và sanh ra Chinua Achebe.

Achebe học ở trường Trung học Umuahia, sau lên đại học Ibadan, là một trong những người đầu tiên lập thân từ đại học này. Năm 1924 ông làm ở đài Phát thanh Nigeria, tám năm sau lên chức Giám đốc. Vừa làm việc ông vừa viết tiểu thuyết, viết khá mạnh: cuốn đầu tay Things fall apart (Quê hương tan rã) xuất bản năm 1958, hai năm sau ra cuốn No longer at ease (Không còn được yên ổn nữa), tiếp theo là cuốn Arrow of God (Mũi tên của Thượng đế).

Ông thành công ngay từ bước đầu: Quê hương tan rã được các nhà phê bình Phi, Âu, và Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt, coi là tiểu thuyết phong phú nhất, chính xác nhất, bố cục khéo léo nhất, mà bình tĩnh nhất của một người Phi châu viết về Phi châu Da Đen từ sau thế chiến tới nay. Tác phẩm đã được dịch ra các tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, bán được nửa triệu bản và hiện nay được dùng trong nhiều trường dạy Anh ngữ ở châu Phi, như một tác phẩm cổ điển vậy.

Người ta khen ông nhất là mới hai mươi tám tuổi mà đã có một bút pháp già dặn, có tinh thần khách quan, công bình, tưởng tượng dồi dào mà vẫn trọng sự thực, chỉ vẽ lại đúng xã hội Ibo ở hậu bán thế kỷ trước, khi người da trắng chưa tới rồi bắt đầu tới, không vì óc bài ngoại, tự ái mà đề cao đồng bào mình, mạt sát người da trắng, nhờ vậy tác phẩm có giá trị rất lớn về phương diện nghệ thuật và tài liệu. Ông không giảng giải, thuyết phục cũng không mạt sát nữa mà chúng ta vẫn thấm thía cái bi kịch của một dân tộc chất phác

b. Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính Okonkwo ở Umuofia, hạ lưu sông Niger ở Châu Phi, một ngôi làng mà người dân còn xài đèn dầu kè, nằm chõng tre, uống rượu kè trong cái sọ của địch thủ. Umuofia là một thị tộc đông dân, hùng cường, giỏi chiến đấu và bùa phép. Dân làng Umuofia rất hãnh diện về các truyền thống và thể chế xã hội tiến bộ của mình. Trong những ngày thanh bình, đàn ông gieo trồng khoai mài - vua của các loài cây, là vụ mùa chính, và cũng là dấu hiệu của sự cường tráng - đàn bà, còn để ngực trần, trồng khoai sọ, đậu, khoai mì, bắp, dưa xen kẽ vào những vồng khoai mài hay vào rừng kiếm củi.

Okonkwo - một phú nông, có hai lẫm khoai mài, ba vợ, 8 đứa con - đã đạt đến địa vị như ngày nay từ hai bàn tay trắng. Dựa hoàn toàn vào sức của mình, ông đã được dân làng kính nể. Và ông cai quản gia đình một cách độc đoán.

Dân làng Umuofia sống thanh bình, thờ rất nhiều thần:

- Thần Núi-Hang - người ra phán quyết có liên quan đến việc tiến hành chiến tranh hay không
- Thần khoai mài
- Thần bổn mạng (chi)
- Nữ Thổ Thần Ani, người ban mọi sự phong phú cho dân chúng, người giữ vai trò quan trọng hơn mọi vị thần khác
- Thần trống
- Thần Rừng Núi - người có quyền quyết định cái chết của một người
- Thần Chết
- Thần Afa - thần đoán trước tương lai
- Thủy Thần
- Thần rắn

và tuân thủ các lề luật của làng như:

- Tuần lễ Hòa mục - trong tuần lễ đó, không ai làm một công việc gì cả, người ta đi thăm nhau, uống rượu kè với nhau “Trước khi trồng trọt bất kỳ thứ gì, phải hòa mục trong một tuần đã, trong tuần đó không người nào được lớn tiếng với người hàng xóm. Chúng ta phải sống hòa thuận với nhau để tỏ lòng sùng bái Nữ Thổ Thần, nhờ Ngài phù hộ mà mùa màng mới tốt được.” (trang 45).
- Nghi thức ăn trái cola - một loại trái có hạt được dùng để chế tạo caffeine - : “… bưng ra một cái đĩa bằng gỗ đựng một trái cola…” người được vinh dự đập trái cola sẽ liệng một mảnh xuống đất để mời tổ tiên hưởng, vừa khấn tổ tiên cho được mạnh khỏe, sống lâu, mọi người thân thiện với nhau, có được nhiều bà con hơn, và không bị kẻ thù quấy phá.
- Mừng Tết Khoai Mới - mọi người cúng tạ ơn Ani, vị Nữ Thổ Thần ban mọi sự phong phú cho dân chúng. Nhà giàu phải làm tiệc mời nhiều khách khứa khắp các miền chung quanh tới. Phụ nữ chà cọ tường và các căn chòi bằng đất đỏ cho tới bóng láng và trang trí bằng những hình vẽ. Họ tự sơn mình bằng dầu cam, vẽ những hình đen đẹp đẽ lên bụng và lưng. Trẻ con cũng được trang sức, và cạo đầu thành những hình đẹp.
- Không được chôn trong lòng đất mà phải bỏ trong khu Rừng Ác những người mắc bệnh thủy thũng vì Nữ Thổ Thần rất ghét bệnh này.
- Giết một người trong thị tộc là mang tội xúc phạm Nữ Thổ Thần, và kẻ phạm tội phải tức thì bỏ xứ mà đi. Tội này có hai hạng: dương (cố ý) và âm (vô ý).

Và cũng chính vì tội vô ý giết người này mà Okonkwo phải đưa vợ con trốn qua làng của mẹ mình để ở đó trong bảy năm.

Khi Okonkwo hết hạn lưu đày, trở về Umuofia thì buồn thay, làng xã đã thay đổi quá nhiều. Đạo Thiên Chúa đã có một số người theo, vài người lại tỏ ra cuồng tín và khinh thường tục lệ của thị tộc nữa. Tệ hơn nữa, người da trắng đã thiết lập được chính quyền của mình tại làng Umuofia. Thị tộc không còn được tự do để xử các vụ án của mình nữa; một ủy viên của khu lãnh trách nhiệm xử án mặc dầu chẳng biết chút gì. Hắn đã có vũ khí hậu thuẫn.

Trong một ngày cúng Nữ Thổ Thần, Enoch - một kẻ theo đạo - đã giật mặt nạ của người đóng vai hồn thiêng tổ tiên. Đó là một hành động xúc phạm nặng nề: Enoch đã giết một hồn tổ. Đáp trả lại hành động đó của Enoch, thị tộc san bằng ngôi giáo đường.

Ba ngày sau, Ủy viên khu phái một sứ giả mời các thủ lãnh Umuofia lại tổng hành dinh của họ để Ủy viên được tiếp chuyện. Sáu vị thủ lãnh, có cả Okonkwo, vác rựa (để phòng thân) lại thăm Ủy viên khu. Ông ta lễ phép tiếp họ. Nhưng sau đó Ủy viên khu xin cho thêm người bên họ vào để ghi nhận những lời phàn nàn của các thủ lãnh và sáu vị đã bị còng tay đưa vào phòng giam. Trong tù, họ bị làm nhục, bị đánh đập, và bị giam cho đến khi thị tộc nộp hai trăm năm mươi bao vỏ sò tiền phạt.

Sau khi họ được thả ra, thị tộc họp mặt để quyết định sẽ chiến đấu hay sống chung hòa bình với người da trắng. Okonkwo muốn gây chiến. Năm sứ giả của Triều đình đến. Tên sếp ra lệnh giải tán. Okonkwo rút rựa chém bay đầu hắn. Bốn tên còn lại đã trốn thoát vì thị tộc đã không hành động gì.

Bế tắc vì không ai cùng mình đứng lên chống người da trắng, Okonkwo treo cổ lên cây mà chết, một cái chết ai oán và ghê tởm nhất theo phong tục của người Igbo.

c. Cảm nhận về tác phẩm:

Quê hương tan rã có xu hướng phát triển rất hiện thực, tuy chỉ miêu tả số phận một con người hay rộng hơn một chút là một bộ tộc Igbo, tác phẩm đã góp vào lịch sử của lục địa đen một trang nhỏ song không hề kém phần bi thương. Ta có thể thấy, Okonkwo hiện lên với những tính cách cương cường, trong ông lòng thương không thiếu, chỉ do quan niệm đàn ông phải cứng cỏi mà ông giấu mọi tình cảm vào sâu trong lòng. Nhưng cũng chính bởi tính cương cường đó, Okonkwo đã rất dứt khoát trước sự xâm thực các giá trị tinh thần đến từ “bọn da trắng” và ông kiên quyết chống lại. Tiếc thay, người như Okonkwo chỉ là số ít nên cuối cùng cái gì đến đã phải đến. Kết thúc bi thảm của cuốn sách in đậm dấu ấn hiện thực tất yếu như lịch sử đã diễn ra.

Đọc xong cuốn sách này người đọc cảm thấy có thứ gì đó rất mộc mạc trải theo câu chữ của Chinua Achebe. Thứ ngôn ngữ trong sáng đó thể hiện một sự mẫu mực đối với ngôn từ dùng trong tiểu thuyết. Dường như ông không hề dụng công khi viết, mọi thứ đều tự nhiên sinh ra từ một tấm lòng yêu quê hương sâu đậm. Những nhân vật trong sách mang những cái tên tương đối khó nhớ song qua từng trang sách, họ hiện lên với những tính cách đặc trưng. Trong mắt những kẻ xa lạ như chúng ta, có vẻ châu Phi vào thời điểm ấy chỉ toàn dân “mọi rợ”, ấy thế nhưng Achebe đã cho ta thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Quê hương tan rã (Things fall apart) được tạp chí Time lẫn Newsweek bình chọn là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại. Tuy những cuộc bình chọn như vầy không phải lúc nào cũng định được giá trị của những cuốn sách hợp ý tất cả mọi người nhưng thiết nghĩ cũng là hình thức khẳng định lại một lần nữa giá trị của tác phẩm.

Cá nhân DC cho rằng, đây thực sự là một tác phẩm hoàn toàn đáng đọc. Nó không phải là một cuốn sách giải trí, bởi vì nó có nhiều giá trị hơn
thế.
 
L

linhbebe99

2 . CỔ TÍCH ANDERSEN ( Fairy Tales and Stories ): : Những câu chuyện tình người và tình yêu cuộc sống


Hans Christian Andersen
Dịch giả: Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

a. Tác giả

Hans Christian Andersen ( 1805 – 1875) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.

Từ nhỏ Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình , tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông .

Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá.Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.

May mắn ông đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse. Trước khi được nhận vào trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên của ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822 . Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học được) và không thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường ở Helsingør cho tới năm 1827. Andersen sau này đã tả những năm tại Slagelse và Helsingør là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ tại nhà người thầy và vì các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn.

Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý... nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens.

Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến thường tái diễn trong công việc của ông. Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình dục và lãng mạn. Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Vịt con xấu xí" ...

Vào mùa xuân năm 1872, Andersen ngã khỏi giường và bị thương nghiêm trọng. Ông không bao giờ bình phục được nhưng đã sống tới 4 tháng 8 năm 1875, chết dần trong yên lặng ở một ngôi nhà tên là Rolighed, gần Copenhagen. Thi thể của ông được mai táng ở Assistens Kirkegård ở khu Norrebro thuộc Copenhagen. Vào thời điểm ông chết, ông đã là một nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng.

Năm 2005, khắp thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh và những cống hiến của ông.

b. Tóm tắt tác phẩm

Cổ tích Andersen từ lâu trở thành người bạn thân thiết của trẻ nhỏ cũng như người lớn. Được công bố lần đầu trên tạp chí The Riverside Magazine for Young People vào tháng 10-1870, tính đến nay người ta đã tìm ra gần 168 truyện trong bộ truyện cổ tích của Andersen.

Trải dài trong tác phẩm là những mẩu truyện ngắn với thể loại nhân vật chính là những công chúa hoàng tử, người tốt kẻ xấu,…từng mẩu truyện là từng chuyến du hành kỳ ảo.

Tiêu biểu gồm có những chuyện như Công chúa và hạt đậu, Bà chúa tuyết, nàng tiên cá, chú vịt con xấu xí…những câu chuyện thấm đẫm tình người và tình yêu cuộc sống. Những câu chuyện diễn ra với nhân vật chính hầu hết là những con người chinh phục bản thân, thể hiện ước mơ tuổi thiếu nhi, ước mơ & tình yêu cuộc sống…Nhân vật trong truyện không nhất thiết là người, có thể là một tấm lòng và một trái tim của con người trong hình dạng của lớp thú và có thể là một sinh vật huyền thoại nhờ phép màu mà trở thành người, hay thậm chí là cả thực vật, đồ vật được nhân hoá như người.

Tác phẩm rất đáng được yêu thích bởi vì nó cho ta nhìn thấy được một xã hội thực qua những điều kỳ diệu chứ không phải là loại văn nghệ được tô hồng xã hội hay bôi đen cuộc sống. Điều đó làm cho nhận thức của trẻ thơ bị sai lệch đi rất nhiều.

Truyện mở ra cho ta thấy một khung cảnh thần tiên nhưng lại xen lẫn trong đó là những tấm lòng, những nỗi niềm của nhân vật chính. Truyện muốn dạy những đứa trẻ phải biết ngoan ngoãn với cha mẹ, người thân bằng việc dẫn dắt chúng vào thế giới thần tiên và trái tim nóng ấm biết yêu thương của các nhân vật chính thiện, tất cả làm nên sự thành công của chính tác phẩm Truyện cổ Andersen – truyện cổ tích của tuổi thiếu nhi – truyện cổ tích của cuộc đời.

c. Cảm nhận về tác phẩm:

Sau đây là lời nhận định của các nhà nghiên cứu Việt Nam về tập truyện : "Bằng sức mạnh của ngôn từ hiếm có, trí tưởng tượng nhiệm màu mà trong sáng, cốt truyện hấp dẫn, lối kể chuyện có duyên, pha lẫn giữa bút pháp hiện thực và huyền ảo, tác phẩm của Andersen đã đạt đến sự hoàn hảo của một nghệ sĩ độc nhất vô nhị, trước và sau ông chưa hề có".

Nhà văn Nga Pautôpxki nhận định: "Trong mỗi chuyễn cổ tích cho trẻ con của Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó".

Cái hay của chuyện là mỗi câu chuyện lại khác nhau, không hề lặp ý và cũng không quá dài để đọc giả chán ngán.

Nếu có một lần đọc qua tác phẩm trên, chúng ta sẽ cảm nhận được tình cảm, tình yêu và nỗi buồn man mác của cuộc đời. Tựa như cảm giác khi uống một ly rượu nho, khi uống vào có vị hơi chát ở đầu lưỡi nhưng khi thấm dần vào khoan miệng thì vị ngọt thơm lại lan toả dịu dàng. Tác phẩm truyện cổ của Andersen sẽ để lại trong tâm hồn của trẻ thơ những giây phút lắng đọng, mang chúng đến với những tình cảm, đắng cay ngọt bùi của nhân vật trong truyện. Để rồi sẽ kết thúc một cách huyền dịu như chính sự thần thoại của truyện cổ tích vậy.

Có thể nói, những mong ước trong truyện cổ Andersen đều thiết tha và hệ trọng. Nhưng các nhân vật khi đạt được lại hiếm khi trọn vẹn niềm vui. Truyện của ông thường không kết thúc trong khúc khải hoàn hoặc sự viên mãn, rằng từ đó trở đi, những nhân vật ấy sẽ được hạnh phúc mãi mãi. Andersen đã làm ngược lại; cái đạt được không phải là phần thưởng tuyệt đối cho đức hạnh hoặc tài năng, hoặc sự khốn khó. Cái đạt được vẫn nằm trong chiếc bóng khổng lồ của định mệnh. Và nỗi buồn vẫn tràn ngập, cho dù mơ ước đã thành.

Trong thế giới tưởng tượng ngộ nghĩnh và trắc ẩn ấy, có bao mảnh đời trôi nổi giữa rủi may, bao nhân cách bị biến dạng, bao tình yêu bị tan nát, bao cái chết oan uổng… Thế giới nhân sinh thật sự luôn có mặt trong mỗi trò chơi nho nhỏ của Andersen, trò chơi mà ông đã phải cặm cụi suốt đời, một cách “chậm chạp và khó nhọc” để sáng tạo ra nó.

Và mỗi mẫu chuyện cổ tích trong sáng của Andersen vẫn ánh lên sâu kín bi kịch hồn nhiên của mọi kiếp người.

Đọc truyện tại đây: http://truyenhay.vn/tag/truyen-co-andersen
 
L

linhbebe99

3 . KIÊU HÃNH VÀ ĐỊNH KIẾN ( Pride and Prejudice ): : :tiểu thuyết mang hơi thở tình yêu thời hiện đại.


Tác giả: Jane Austen
Dịch giả: Diệp Minh Tâm

a. Tác giả

Jane Austen (1775 – 1817) là một nữ văn sĩ người Anh, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Sense and Sensibility, Pride and Prejudice, Mansfield Park, Emma, Northanger Abbey, và Persuasion.

Jane Austen là con thứ bảy trong gia đình có tám người con của Mục sư.Người cha là một học giả luôn khuyến khích con cái tính ham học hỏi. Tuy thế, Jane không được tiếp thu nhiều giáo dục từ nhà trường mà chủ yếu được người cha dạy học, và cũng có điều kiện đọc nhiều sách vở. Không khí gia đình sinh động, đầm ấm và đầy ắp tình yêu thương, cộng thêm những mối quan hệ rộng rãi với họ hàng và bạn hữu, đã cung cấp bối cảnh cho các tác phẩm của tác giả. Đây là môi trường tốt giúp phát triển năng khiếu văn chương của cô. Gia đình Austen thường cùng nhau diễn kịch, điều này giúp Jane có cơ hội ra mắt các sáng tác của mình. Họ cũng thường mượn các tác phẩm văn học từ thư viện địa phương, và những cuốn tiểu thuyết này đã ảnh hưởng đến văn phong của cô. Các thành viên trong gia đình thường khuyến khích Jane sáng tác, nhất là ông anh Henry, người cũng viết lách chút ít.

Từ tuổi nhỏ, Jane Austen đã bắt đầu viết những vở kịch ngắn và tiểu phẩm nhằm tạo vui thú trong gia đình, tiếp theo là một ít thơ và văn xuôi. Cô viết tác phẩm đầu tay từ năm 1789. Jane Austen đã sử dụng khung cảnh đời sống của mình - vùng nông thôn, giáo xứ, láng giềng và những thị trấn miền quê, cùng những chuyến thăm viếng đến các thành phố Bath và London để lấy chất liệu cho những tình huống, cá tính và đề tài trong các tác phẩm của mình.

Năm 1802, Jane Austen dường như nhận lời kết hôn với Harris Bigg-Wither, 21 tuổi, nhưng cô thay đổi ý định. Không ai biết rõ về cuộc đời tình ái của cô ngoại trừ những mẩu chuyện mâu thuẫn nhau. Cô chị Cassandra luôn muốn bảo vệ chi tiết đời tư của em gái mình, nên sau khi tác giả qua đời, cô đã tiêu hủy rất nhiều thư từ của tác giả để lại. Nhưng các tác phẩm cho thấy tác giả thông hiểu kinh nghiệm của tình yêu và của tình tuyệt vọng.

Những bình phẩm về các vấn đề xã hội cùng văn phong tuyệt kỹ trong nghệ thuật dẫn chuyện và xây dựng những tình huống oái ăm đã đem tên tuổi của Austen vào trong số những nhà văn có nhiều ảnh hưởng nhất và được trọng vọng nhất trên văn đàn nước Anh. Những tác phẩm của bà lấy bối cảnh trong Thời kỳ Nhiếp chính (Regnecy Era) – từ năm 1795 đến 1830, nổi bật với những đặc thù trong chính trị, văn hóa và trang phục. Trong suốt cuộc đời mình, Janes Auten không bao giờ kết hôn. Nhưng những câu chuyện tình yêu lãng mạn phần nào được nhà văn khai thác từ chính cuộc tình của mình với Tom Lefroy.

Năm 1816, Austen bắt đầu mắc bệnh. Tháng 5 năm 1817, bà đến sống ở Winchester để tiện cho bác sĩ chăm sóc. Tình trạng sức khỏe của bà ngày càng tồi tệ, đến ngày 18 tháng 7 năm 1817, mới 41 tuổi, Austen từ trần do bệnh Addison (thoái hóa tuyến thượng thận). Bà được an táng tại Đại giáo đường Winchester.

b. Tóm tắt tác phẩm

Pride and Prejudice có lẽ là truyện được yêu thích nhất trong số các tác phẩm của Jane Austen.

Cuốn sách bắt đầu bằng một trong những câu bất hủ nhất trong văn học Anh: It is a truth universally acknowledged, that a single man in possession of a good fortune, must be in want of a wife. (Có một sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có một tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ.). Tuy nhiên, đến cuối truyện lại là một sự thật hoàn toàn ngược lại. Không phải là các quý ông tìm kiếm một người vợ, mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng.

Elizabeth nói với cha về việc Darcy đã giúp cho việc kết hôn của Lydia và Wickham. Đây cũng là một trong hai bức tranh minh họa sớm nhất của Kiêu hãnh và Định kiến.

Ông bà Bennet có năm người con gái (Jane, Elizabeth, Mary, Kitty, Lydia) đã đến tuổi cập kê và bà Bennet đang ráo riết tìm chồng cho con. Cả làng đang xôn xao về anh Bingley, một địa chủ giàu có mới dọn đến vùng này. Bingley đem theo người bạn là Fitzwilliam Darcy. Người ta kháo nhau rằng Darcy rất giàu. Tuy nhiên, sau khi gặp Darcy ở buổi dạ vũ do Bingley tổ chức, nhiều người đã thấy rằng anh quá kiêu hãnh. Khi Bingley gợi ý Darcy khiêu vũ với Elizabeth, Darcy cho rằng cô không đủ tài sắc để quyến rũ anh. Elizabeth nghe lỏm được và có ác cảm với Darcy.

Elizabeth lại quen biết một sĩ quan tên Wickham đang đóng quân gần nhà. Wickham kể rằng anh đã bị Darcy cướp đi tài sản thừa kế, làm Elizabeth càng không ưa Darcy.

Vài ngày sau dạ hội, gia đình ông Bennet có khách là người bà con tên Collins, vốn đang muốn làm rể nhà Bennet. Đầu tiên Collins chọn cô chị cả, Jane, nhưng bà Bennet nói rằng Jane sắp được gả cho Bingley. Collins lại chọn Elizabeth, nhưng cô không ưa anh. Sau khi bị Elizabeth nhất mực từ chối, Collins cầu hôn Charlotte Lucas, bạn thân của Elizabeth. Charlotte bằng lòng ngay vì cô đã luống tuổi (27 tuổi), chỉ muốn an phận. Bà Bennet rất bực vì Collins sau này sẽ thừa kế tài sản nhà Bennet và Charlotte sẽ thay thế bà, trong khi Elizabeth lại thất vọng vì nghĩ rằng cô bạn thân lấy chồng vì tiền.

Ít lâu sau, Bingley bất ngờ rời làng về Luân Đôn, làm Jane bị thất tình.
Phu nhân Catherine đối chất với Elizabeth về Darcy. Đây là tấm hình minh họa thứ hai của cuốn tiểu thuyết.

Charlotte mời Elizabeth đến thăm vợ chồng cô. Trong khi ở với họ, Elizabeth gặp Darcy (Darcy là cháu của Phu nhân Catherine, người bảo trợ anh Collins). Darcy bất ngờ tỏ tình và cầu hôn Elizabeth, nhưng lại hạ thấp gia cảnh cô. Cô còn khám phá ra rằng chính Darcy đã khuyên can Bingley đừng hỏi cưới Jane. Elizabeth bảo Darcy rằng cô sẽ không bao giờ chịu lấy anh. Sáng hôm sau, Darcy đưa cho Elizabeth một lá thư và bỏ đi. Trong thư Darcy biện hộ hành động của mình. Darcy nói rằng Jane chẳng những có địa vị thấp mà còn tỏ ra thờ ơ với Bingley. Darcy còn tiết lộ rằng Wickham là một gã Sở Khanh. Việc này đã khiến Elizabeth xét lại suy nghĩ về Darcy và dần dần các định kiến của cô đã được tháo gỡ.

Một thời gian sau, trong một lần du ngoạn, ông bà Gardiner (cậu mợ của Elizabeth) thuyết phục cô đến tham quan Pemberley, khu đất của Darcy. Cô đồng ý khi biết chủ nhà đã đi vắng. Nào ngờ Darcy đột ngột về thăm nhà và chạm mặt Elizabeth. Darcy tỏ ra thân thiện hơn, và làm cho Elizabeth thấy rằng dưới vẻ kiêu hãnh anh là một người hào phóng.

Cũng trong thời gian này, Elizabeth được tin cô em út Lydia đã trốn nhà theo Wickham. Wickham bị nợ nần vì đánh bạc và đã giải ngũ. Nghe tin, Darcy tìm Wickham và cho tiền để hắn cưới Lydia, nhưng lại giấu Elizabeth chuyện này. Elizabeth tình cờ biết được, cô rất xúc động và hoàn toàn thay đổi thái độ đối với Darcy.

Biết được tình cảm của Darcy đối với Elizabeth, Phu nhân Catherine rất tức giận vì bà đã định gả con gái cho Darcy. Bà đến nhà Bennet đòi Elizabeth phải bỏ Darcy, nhưng cô bảo bà không có quyền can thiệp vào chuyện riêng của cô. Nghe được chuyện này, Darcy hiểu tình cảm của Elizabeth đối với anh đã thay đổi. Darcy khuyến khích Bingley cầu hôn Jane và Darcy cầu hôn Elizabeth lần thứ hai. Lúc này thì sự kiêu hãnh và định kiến đã không còn, và Elizabeth nhận lời làm vợ Darcy.

c. Cảm nhận về tác phẩm:

Kiêu hãnh và định kiến riêng cái tên chủ đề đã dường như nói lên toàn bộ những diễn biến cũng như những hướng phát triển trong tính cách nhân vật của câu chuyện.

Những nhân vật trong truyện được lựa chọn dựa từ những tầng lớp khác nhau trong xã hội, một người con gái (Elizabeth Bennet) xuất thân từ tầng lớp trung lưu, luôn tự xác định vị trí của mình ở đâu một cách chính xác và lý trí tới mức luôn mang trong mình những định kiến về những con người ở tầng lớp cao hơn. Ẩn trong vẻ đẹp khá bình thường của một cô gái vùng nông thôn nước Anh là ánh mắt ngời sáng, luôn toát lên vẻ thông minh và cái nhìn kiêu hãnh.

Số phận là vậy đưa đẩy cô gặp gỡ một người đàn ông (Fitzwilliam Darcy) đi ra từ tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Một con người với một sự sản lớn và là "niềm mơ ước của những cô gái đến tuổi cập kê", một con người lạnh lùng, đưa cái nhìn tới con người một cách ngờ vực. Con người đó mang một định kiến sâu sắc về những con người tầng lớp kém hơn mình, thỉnh thoảng ta cũng có thể bắt gặp một cái cười mỉa mai đầy ẩn ý trong câu chuyện. Anh ta kiêu hãnh về vị trí và tầng lớp cũng như học thức của mình.

Từng lời nói và cử chỉ của hai nhân vật chính như nhấn thêm tô đậm hơn tiêu đề của câu chuyện. Diễn biến câu chuyện nhẹ nhàng như một lời kể, nhưng cũng có những điểm nhấn cao trào khi hai nhân vật chính "so găng", rất lịch sự trong từng lời nói, nhưng lại mang những ý nghĩa hết sức sâu xa...

Những con người tưởng như trái ngược như vậy đã dần dần xích lại gần nhau, họ yêu nhau không phải bởi vẻ bên ngoài, họ yêu nhau từ chính bản thân ánh sáng toả ra từ nội tâm. Anh yêu nàng bởi sự chân thật, bản lĩnh, ánh nhìn thông minh... Nàng yêu anh bởi tình cảm nồng ấm cháy nhiệt thành bên trong vẻ ngoài tưởng như giá lạnh. Cuộc sống lạnh lẽo ấm lại một cách từ từ, nhẹ nhàng chứ không rừng rực như những tiểu thuyết tình yêu thời hiện đại.

Cuộc sống này nếu thiếu những lần thấu hiểu lại chính mình như vậy phải chăng là đã để hụt đi một phần quan trọng trong chúng ta? Ai mà biết được trong đời thực có những cuộc tình như thế hay không nhưng trong cuộc sống vẫn còn những trái tim đầy "kiêu hãnh" và "định kiến" như thế. smile

Đọc truyện : http://santruyen.com/kieu-hanh-va-dinh-kien-full.html

d. Chuyển thể thành phim:

* 1940: Pride and Prejudice với diễn viên Greer Garson và Laurence Olivier.
* 1952: (2 tháng 2 đến 8 tháng 3) Chiếu trên BBC, 5 tập với diễn viên Ann Baskett và Peter Cushing.
* 1980: Kiêu hãnh và định kiến, phim truyền hình với diễn viên Elizabeth Garvie và David Rintoul, chuyển thể bởi Fay Weldon.
* 1995: Kiêu hãnh và định kiến, phim truyền hình với diễn viên Jennifer Ehle và Colin Firth, do Andrew Davies chuyển thể.
* 2001: Nhật ký tiểu thư Jones (Bridget Jones’s Diary) có cùng đề tài với Kiêu hãnh và định kiến, và nhân vật Mark Darcy (diễn viên Colin Firth) được đặt tên theo nhân vật trong tiểu thuyết.
* 2003: Pride and Prejudice: A Latter-day Comedy.
* 2004: Bride and Prejudice, thể Bollywood, đạo diễn Gurinder Chadha với diễn viên Anupam Kher, Aishwarya Rai, và Naveen Andrews.
* 2005: Pride and Prejudice, diễn viên Keira Knightley và Matthew Macfadyen.
 
L

linhbebe99

4 . TRĂM NĂM CÔ ĐƠN (One Hundred Years Of Solitude) : Pha trộn giữa hiện thực và hoang đường


Tác giả: Gabriel Garcia Marquez.
Dịch giả: Nguyễn Trung Đức

a. Tác giả

Gabriel Garcia Marquez (1927 - ) là một nhà văn người Colombia nổi tiếng. Ông còn là nhà báo và một người hoạt động chính trị.

Năm 1954, Mutis, một người bạn, thuyết phục García Márquez trở lại Bogota tiếp tục làm báo và ông đã có một số phóng sự nổi tiếng. Năm 1955, García Márquez đến Thụy Sỹ làm đặc phái viên của tờ El Espectador. Sau đó ông tới Ý tham gia học tại Trung tâm thực nghiệm điện ảnh rồi sang Paris, nơi García Márquez nhận được tin tờ El Espectador bị đình bản và nhận được vé máy bay về nước. Nhưng García Márquez quyết định ở lại Paris và sống trong điều kiện vật chất rất khó khăn. Trong thời gian này ông viết cuốn tiểu thuyết La mala hora (Giờ xấu), đồng thời tách từ cuốn này viết nên El coronel no tiene quien le escriba (Ngài đại tá chờ thư). Cùng với người bạn thân Plinio Apuleyo Mendoza, García Márquez tới một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và viết nhiều thiên phóng sự về các quốc gia này.

Năm 1958, sau hai tháng ở London, García Márquez quyết định trở về châu Mỹ vì cảm thấy "những điều huyền thoại đang bị nguội lạnh"[cần dẫn nguồn] trong tâm trí. Ban đầu ông ở tại Caracas, thủ đô Venezuela, và làm cho báo Momentos cùng Plinio Apuleyo Mendoza. Chứng kiến vụ đảo chính chống nhà cầm quyền độc tài Perez Jimenez, García Márquez bắt đầu có ý định viết về các chế độ chuyên chế ở Mỹ Latinh. Trong một lần về thăm Barranquilla, García Márquez cưới Mercedes Barcha, người ông đã yêu từ trước khi sang châu Âu, sau đó họ có hai con trai: Rodrigo sinh năm 1959 và Gonzalo sinh năm 1960. Cũng ở Caracas, ông viết tập truyện ngắn Los funerales de la Mamá Grande (Đám tang bà mẹ vĩ đại).

Năm 1960, ngay sau khi Cách mạng Cuba thành công, García Márquez tới quốc gia này làm phóng viên cho hãng thông tấn Prensa Latina và làm bạn với Fidel Castro. Năm 1961, ông tới New York với tư cách phóng viên thường trú của hãng Prensa Latina của Cuba. Sau đó ông quyết định tới cư trú ở Mexico và bắt đầu với điện ảnh bằng việc viết kịch bản phim. Trong khoảng thời gian từ 1961 tới 1965, với văn học, García Márquez không sáng tác một dòng nào, hậu quả của "tâm lý thất bại" với các tác phẩm trước đây.

Từ đầu năm 1965, García Márquez bắt đầu viết tác phẩm quan trọng nhất của mình: Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn). Sau 18 tháng đóng cửa miệt mài viết, khi tác phẩm hoàn thành cũng là lúc tình trạng tài chính gia đình đặc biệt khó khăn. Để có tiền gửi bản thảo cho nhà xuất bản Nam Mỹ ở Argentina, García Márquez đã phải bán nốt những vật dụng giá trị trong nhà. Năm 1967, Trăm năm cô đơn được xuất bản và ngay lập tức giành được thành công lớn, được cả giới phê bình và độc giả mến mộ. Sau đó García Márquez tách từ Trăm năm cô đơn một sự kiện và viết thành tiểu thuyết ngắn La increíble y triste historia de la cándida Eréndira y de su abuela desalmada (Truyện buồn không thể tin được của Erendira và người bà bất lương).

Từ năm 1974, García Márquez sống ở Mexico, Cuba, thành phố Cartagena của Colombia và Paris, tham gia các hoạt động chính trị với tư cách một nhà văn nổi tiếng. Năm 1975 ông viết El otoño del patriarca (Mùa thu của vị trưởng lão) và năm 1981 cho ra đời Crónica de una muerte anunciada (Ký sự về một cái chết được báo trước). Cũng năm 1981, ông bị chính phủ bảo thủ Colombia vu cáo là đã bí mật cung cấp tài chính cho phong trào du kích cánh tả M-19, García Márquez phải sang sống lưu vong tại Mexico trong tình trạng thường xuyên bị đe dọa ám sát.

Năm 1982, Viện hàn lâm Thụy Điển trao Giải Nobel Văn học cho García Márquez. Trước đó ông cũng được chính phủ Pháp tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Năm 1985, García Márquez xuất bản cuốn tiểu thuyết lớn tiếp theo của ông, El amor en los tiempos del cólera (Tình yêu thời thổ tả), lấy cảm hứng chính từ mối tình của cha mẹ ông. Năm 1986, García Márquez vận động thành lập Quỹ Điện ảnh mới của Mỹ Latinh và trực tiếp thành lập Trường điện ảnh San Antonio de los Banos ở Cuba, nơi hàng năm ông tới giảng dạy một khóa ngắn về viết kịch bản.

Năm 1989, García Márquez viết El general en su laberinto (Tướng quân giữa mê hồn trận), tiểu thuyết lịch sử về Simon Bolivar, một người đấu tranh giải phóng các nước Mỹ Latinh. Năm 1992, ông viết Doce cuentos peregrinos (Mười hai truyện phiêu dạt), một tập truyện ngắn dựa trên các sự kiện báo chí. Năm 1994, ông cho xuất bản tiểu thuyết Del amor y otros demonios (Tình yêu và những con quỷ khác), lấy bối cảnh là thành phố Cartagena và tình yêu giữa một thầy tu 30 tuổi và con chiên là một đứa trẻ mới 12 tuổi.

Cuối năm 1995, một nhóm bắt cóc đã thực hiện vụ bắt cóc Juan Carlos Gaviria, em trai cựu tổng thống với điều kiện là García Márquez phải lên làm tổng thống. Năm 1996, García Márquez hoàn thành cuốn Noticia de un secuestro (Tin tức một vụ bắt cóc), một thiên phóng sự được tiểu thuyết hóa về vụ những kẻ buôn lậu ma túy bắt cóc mười người, trong đó có tám nhà báo.

Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, García Márquez đã hoàn thành cuốn hồi ký đầu tiên Vivir para contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước khi tới châu Âu lần thứ nhất. Tháng 10 năm 2004, García Márquez xuất bản cuốn Memoria de mis putas tristes (Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi).

Gabriel Garcia Marquez bắt đầu viết Trăm năm cô đơn vào đầu năm 1965.

Tháng 1 năm 1965, khi đang lái xe từ Thành phố Mexico tới khu nghỉ mát Acapulco, Garcia Marquez bỗng dừng xe và nói với vợ, bà Mercedes Barcha: "Anh đã tìm được giọng điệu rồi! Anh sẽ kể lại câu chuyện này với gương mặt khô cứng như gỗ của bà ngoại khi kể cho anh nghe những câu chuyện lạ, bắt đầu từ cái buổi chiều nọ khi đứa bé được bố đưa đi xem nước đá."

Garcia Marquez gom được 5.000 USD tiết kiệm và bạn bè giúp đỡ để đưa cho vợ lo chi tiêu trong gia đình, còn ông đóng cửa viết trong 18 tháng. Khi cuốn sách hoàn thành cũng là lúc vợ ông cho biết gia đình đã nợ lên tới 10.000 USD. Để có tiền gửi bản thảo, Garcia Marquez phải bán nốt một số vật dụng giá trị trong nhà. Được xuất bản vào năm 1967, Trăm năm cô đơn ngay lập tức gây được tiếng vang lớn.
 
L

linhbebe99

b. Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện kể về một dòng họ và ngôi làng họ sống, Macondo qua một trăm năm, tựa như một phần lịch sử của Colombia. Macondo là ngôi làng do Gabriel Garcia Marquez tưởng tượng ra, dựa trên những ký ức của ông về ngôi làng thời niên thiếu của mình, điều này đã được ông kể lại trong cuốn hồi ký Sống để kể lại ( Vivir para contarla). Dòng họ Buendia bao gồm 7 thế hệ. Dòng họ này đã tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân.

José Arcadio Buendía là người đầu tiên trong cây dòng họ này, một người đàn ông khỏe mạnh và quan tâm tới các giả thuyết về triết học. Cha mẹ José đã ngăn cản ông và Úrsula Iguarán lấy nhau do hai dòng họ của hai người đã có mối quan hệ thâm giao lâu đời, cháu chắt họ lấy nhau và đã từng có trường hợp đẻ ra một người có đuôi lợn. Tuy nhiên, với tình yêu sâu nặng, hai người vẫn nhất quyết lấy nhau, nhưng Úrsula Iguarán vẫn sợ sự đe dọa trên nên khi đi ngủ bao giờ cô cũng mặc quần trinh tiết do mẹ may cho, nó có một hệ thống dây da chằng chéo và khóa sắt to sụ. Sự việc cứ kéo dài như vậy hơn một năm và dân làng đồn ầm lên rằng José là kẻ bất lực. Trong một cuộc chọi gà, một người bạn thân do cay cú khi bị thua nên đã chọc tức José. José trong cơn bực tức đã giết người này. Hôm đó về nhà, anh nhất định bắt vợ bỏ chiếc quần trinh tiết đó đi và tuyên bố "dù có đẻ ra kỳ đà thì chúng mình sẽ nuôi kỳ đà". Mặc dù đã toại nguyện trong cuộc sống gia đình nhưng José lúc nào cũng dằn vặt vì đã giết oan người bạn đó. Anh đã cùng vợ bỏ làng đi đến một vùng đất khác để tìm kiếm lại sự thanh thản cho mình. Sau này, khi sinh ra những đứa con, sau mỗi lần đẻ, Úrsula đều phải xem con cặn kẽ xem chúng có mang bộ phận nào của loài vật không và luôn nhắc nhở con cháu phải tỉnh táo để nhận họ hàng, nghiêm cấm những mối quan hệ loạn luân.

Cuộc nội chiến nổ ra, làng Macondo sớm đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến khi gửi đến cuộc chiến một đội quân do Đại tá Aureliano Buendia, con trai của Jose Acardio Buendia, lãnh đạo để chống lại quân đội Bảo hoàng. Trong khi ông Đại tá đi chiến đấu, Jose Acardio Buendia trở thành một người điên và bị trói vào một cái cây. Arcadio, đứa cháu ngoài giá thú của ông ta, nắm quyền lãnh đạo ngôi làng và sớm trở thành một tên độc tài khát máu. Quân đội bảo hoàng bao vây ngôi làng và Arcadio bị xử bắn.

Cuộc chiến tiếp tục, Đại tá Aureliano đã nhiều lần thoát chết, trở thành một con người vinh quang. Cho đến một ngày, quá mệt mỏi vì một cuộc chiến vô nghĩa, ông ta dàn xếp cho một thoả thuận hòa bình mà rồi cuối cùng cũng đến vào cuối cuốn tiểu thuyết. Sau khi hòa ước được ký kết, Aureliano tự tử nhưng không chết. Ngôi làng phát triển, trở nên lộn xộn và thành trung tâm các hoạt động của hàng ngàn người nước ngoài. Những người nước ngoài đến và bắt đầu triển khai một dự án trồng chuối gần ngôi làng. Nhờ đó, ngôi làng trở nên thịnh vượng cho đến một ngày cuộc bãi công của công nhân nổ ra. Quân đội chính phủ được gọi đến và những người công nhân biểu tình bị bắn chết rồi ném xác xuống biển. Khi đó, Úrsula, bà vợ goá già cả của Jose Acardio Buendia đã nói "thời gian là một vòng tròn".

Sau cuộc thảm sát công nhân trồng chuối, ngôi làng chìm trong một trận mưa dữ dội kéo dài liên tục năm năm trời. Úrsula nói rằng bà sẽ chờ đợi đến khi cơn mưa chấm dứt để chết. Một trong những thành viên cuối cùng của dòng dõi Buendia tên là Aureliano Babilona, thuộc thế hệ thứ 6, sinh ra trong thời gian này. Cuối cùng thì cơn mưa dai dẳng cũng chấm dứt, Úrsula chết, Mancondo chỉ còn là một ngôi làng tan hoang.

Aureliano Babilonia không được học hành, sống cô đơn trong ngôi nhà đổ nát của dòng họ Buendia. Anh ta tự mình tìm cách đọc những văn bản được viết trên những tấm giấy da dê của ông lão Melquiades, khi đó đã chết và trở thành một hồn ma làm bạn với Aureliano Babilonia. Anh ta trưởng thành mà chỉ có một công việc duy nhất là nghiên cứu những văn bản đó cho đến khi Aureliano Babilonia gặp và yêu người chủ hợp pháp cuối cùng của ngôi nhà, Amaranta Ursula, cũng chính là người dì ruột của mình. Aureliano không biết điều này cho đến khi Amaranta Ursula chết khi sinh ra một đứa con có đuôi lợn. Trong khi đau khổ vì cái chết của người tình và đứa con vừa được sinh ra (đứa bé, giọt máu cuối cùng của dòng họ Buendia đã bị một đàn kiến ăn thịt), Aureliano Buendia cuối cùng cũng có thể hiểu được những điều được viết bằng chữ Phạn trong những mảnh giấy da dê của Melquiades. Những văn bản ấy kể lại chi tiết lịch sử dòng họ Buendia, ngay cả những sự việc xảy ra sau khi những tài liệu đó được viết ra. Khi anh ta đọc xong, cả ngôi làng bị phá hủy bởi một trận cuồng phong và bị xóa sạch khỏi thế giới này.

c. Cảm nhận về tác phẩm:

Trăm năm cô đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Theo số liệu của tác giả đến năm 1970, Trăm năm cô đơn đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể lần in ở Cuba xã hội chủ nghĩa (một lần hai vạn bản, lần sau tám vạn bản) và mười bảy hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt ở khắp nới trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà. Rõ ràng Trăm năm cô đơn là một cuốn sách ăn khách mặc dù tác giả của nó không viết với mục đích câu khách.

Trăm năm cô đơn là một tác phẩm có nhiều bình diện, phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc ở Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của họ. Về mặt thi pháp, sự kết hợp của thần thoại của thổ dân da đỏ với trí tuệ của văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa các yếu tố hiện thực và hoang đường đã tạo ra một hệ thẩm mỹ đặc biệt mà các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism), một sản phẩm đặc thù của Mỹ Latin hiện đại. Về mặt ý nghĩa, cái đuôi lợn của dòng họ Buendia là sự vật chất hóa của tác giả về tính ích kỷ của loại người đã đánh mất bản chất người. Những con người trong dòng họ này có đầy đủ trí tuệ và sức khoẻ cần thiết, nhưng thiếu trái tim yêu thương sôi nổi. Tình yêu mới là cái cần thiết để thoát khỏi cảnh cô đơn. Truyện có thông điệp kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất của mình, vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân để hòa đồng với gia đình, với xã hội. Theo lời người dịch truyện, Gabriel Garcia Marquez đã từng tuyên bố rằng ông để cả đời sáng tác về cái cô đơn, thông qua nó, ông kêu gọi mọi người đoàn kết lại để đấu tranh, để "...sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận của mình, ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này...".

Đọc truyện : http://vnthuquan.net/truyen/truyen....q83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1


MƯỜI NGƯỜI DA ĐEN NHỎ (Ten Little Niggers) : Tội ác khó lòng che đậy được


Tác giả: Agatha Christie
Dịch giả: Việt Hà

a. Tác giả

Agatha Christie có tên khai sinh là Agatha Mary Clarissa Miller ( 1890 - 1976 )

Agatha Christie là một nhà văn trinh thám người Anh.Christie được coi là "Nữ hoàng trinh thám" (Queen of Crime) và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này.

Theo Sách kỷ lục Guinness, Agatha Christie là nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của thể loại trinh thám, và đứng thứ hai nếu tính cả các thể loại khác (chỉ xếp sau William Shakespeare). Ước tính đã có khoảng 1 tỷ bản in bằng tiếng Anh và khoảng 1 tỷ bản in bằng 103 thứ tiếng khác những tác phẩm của Christie được tiêu thụ.

Vở kịch The Mousetrap (Cái bẫy chuột) của bà cũng đang giữ kỷ lục vở kịch được công diễn lâu nhất trong lịch sử sân khấu London, ra mắt lần đầu tại rạp Ambassadors Theatre ngày 25 tháng 11 năm 1952 và vẫn tiếp tục được diễn cho đến nay (năm 2007) với trên 20.000 buổi diễn.

Năm 1955, Christie là người đầu tiên được nhận giải thưởng Grand Master Award của Hội nhà văn trinh thám Mỹ (Mystery Writers of America). Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim, một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Murder on the Orient Express, Death on the Nile, 4.50 From Paddington, nhiều tác phẩm cũng được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc trò chơi điện tử.
 
L

linhbebe99

Mười người da đen nhỏ nguyên bản tựa gốc tiếng Anh: Ten Little Niggers (10 gã mọi đen nhỏ) hoặc And Then There Were None (Và rồi chẳng còn ai) là một tiểu thuyết hình sự của nhà văn Agatha Christie được nhà xuất bản Collins Crime Club phát hành lần đầu ở Anh ngày 6 tháng 11 năm 1939.

Tiểu thuyết nói về vụ án bí ẩn trên hòn đảo Soldier Island với 10 người bằng cách này hay cách khác đã thiệt mạng mà không hề có sự hiện diện hay dấu vết của thủ phạm. Đây được coi là một trong những tiểu thuyết hình sự xuất sắc và nổi tiếng nhất của Agatha Christie, trên 100 triệu bản sách đã được bán ra khiến tác phẩm này trở thành tiểu thuyết hình sự bán chạy nhất trong lịch sử xuất bản thế giới. Mười người da đen nhỏ cũng là tác phẩm của Agatha Christie được chuyển thể nhiều lần nhất, cả trực tiếp và gián tiếp, dưới dạng phim điện ảnh, truyền hình và kịch sân khấu.

b. Tóm tắt tác phẩm

Cuối năm 1930, có 8 vị khách thuộc đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi được mời nghỉ tại ngôi biệt thự trên Soldier Island, một hòn đảo nằm trơ trọi ngoài khơi vùng Devon. Sau khi được ông Fred Naracott chở tới đảo, họ nhận ra rằng chủ ngôi biệt thự (người được cho là đã mời họ) không có mặt, đón tiếp họ là hai người quản gia, cặp vợ chồng Thomas và Ethel Rogers. Mỗi người khách lần lượt phát hiện trong phòng ngủ tiện nghi của họ một bài đồng dao có tên Ten Little Soldier Boys (10 người lính nhỏ)

Ten little Soldier boys went out to dine; Mười người lính nhỏ đi ăn
One choked his little self and then there were nine. Một người mắc nghẹn và còn chín
Nine little Soldier boys sat up very late; Chín người lính nhỏ thức rất khuya
One overslept himself and then there were eight. Một người ngủ quá giấc và còn tám
Eight little Soldier boys traveling in Devon; Tám người lính nhỏ du hành tới Devon
One said he'd stay there and then there were seven. Một người ở lại đó và còn bảy
Seven little Soldier boys chopping up sticks; Bảy người lính nhỏ chặt củi
One chopped himself in halves and then there were six. Một người tự chặt đôi mình và còn sáu
Six little Soldier boys playing with a hive; Sáu người lính nhỏ chơi với tổ ong
A bumblebee stung one and then there were five. Một người bị ong nghệ đốt và còn năm
Five little Soldier boys going in for law; Năm người lính nhỏ chơi trò xử án
One got into Chancery and then there were four. Một người làm quan tòa và còn bốn
Four little Soldier boys going out to sea; Bốn người lính nhỏ ra biển
A red herring swallowed one and then there were three. Một người bị cá nuốt và còn ba
Three little Soldier boys walking in the zoo; Ba người lính nhỏ tới vườn thú
A big bear ged one and then there were two. Một người bị gấu vồ và còn hai
Two Little Soldier boys sitting in the sun; Hai người lính nhỏ ngồi dưới nắng
One got frizzled up and then there was one. Một người bị thiêu đốt và còn một
One little Soldier boy left all alone; Một người lính nhỏ bị bỏ lại một mình
He went out and hanged himself and then there were none. Anh tự treo cổ và rồi chẳng còn ai

Sau bữa ăn tối đầu tiên, tám người khách tập hợp trong phòng lớn để bàn luận về sự vắng mặt của chủ nhà, bất ngờ chiếc máy hát chạy đĩa (có đề Bài ca thiên nga - Swan Song) phát ra một giọng nói bí ẩn kết án cả 10 người có mặt trên đảo rằng họ đều đã từng phạm tội giết người, những tội ác mà tòa án thông thường không thể xét xử:

Anthony Marston từng cán chết 2 em nhỏ trong lúc lái xe bạt mạng.
Thomas và Ethel Rogers từng cố tình bỏ mặc người chủ của mình ốm yếu đến chết để vơ lấy tài sản thừa kế.
John Macarthur từng ra lệnh cho người tình của vợ mình tham gia một nhiệm vụ tự sát trong chiến tranh để gián tiếp giết anh ta.
Emily Brent từng đuổi một cô gái giúp việc nghèo khi cô mang bầu, khiến cô đi tới chỗ tự vẫn.
Lawrence Wargrave từng kết án tử hình Edward Seton vì tội giết người mặc dù có bằng chứng cho thấy anh ta vô tội.
Edward Armstrong từng phẫu thuật trong lúc say rượu khiến cô gái bệnh nhân qua đời ngay trên bàn mổ.
William Blore từng đưa ra bằng chứng giả để tòa án kết tội một người tham gia vụ cướp nhà băng, người này sau đó đã chết trong tù.
Phillip Lombard từng bỏ rơi đoàn tùy tùng 21 người bản địa khiến họ chết đói ở châu Phi.
Vera Claythorne từng cho phép Cyril Hamilton, cậu bé mà cô là bảo mẫu, bơi ra quá xa khiến cậu bé bị chết đuối.
 
L

linhbebe99

Mười người phát hiện rằng mình đã bị lừa ra đảo để "trả giá" cho "tội ác" đã gây ra, họ ứng với 10 bức tượng nhỏ đặt trên bàn ở phòng khách. Những ngày sau đó tàu của ông Fred Naracott không thấy quay lại đảo và từng người lần lượt thiệt mạng tương tự cái cách bài đồng dao trong phòng mỗi người đã mô tả. Kỳ lạ hơn là sau khi một người qua đời, số tượng trong phòng khách bằng cách nào đó đều giảm đi một.

Người đầu tiên thiệt mạng là Anthony Marston, anh ta chết vì ngộ độc Xyanua kali với triệu chứng tương tự người bị nghẹn.

Sau Marston là Ethel Rogers, bà quản gia chết được chồng phát hiện đã chết vì dùng thuốc ngủ quá liều.

Vị tướng Macarthur dường như linh cảm được cái chết sẽ đến nên đã bỏ ăn mà ngồi nhìn ra biển và lảm nhảm một mình,

bác sĩ Armstrong sau đó phát hiện ông đã chết vì bị một vật cứng đập vào sau đầu.

Người thứ tư thiệt mạng là Thomas Rogers, trong lúc bổ củi chuẩn bị cho bữa sáng, dường như Thomas đã để trượt tay và làm lưỡi búa bay thẳng vào đầu.

Là người luôn tin rằng mình không làm gì trái với Đức tin, rằng những người khác chết là do bị Chúa trừng phạt, tuy nhiên Emily Brent cũng không thể sống sót, bà bị tiêm thuốc độc vào cổ sau bữa ăn trưa, vết tiêm trên cổ bà tương tự như vết ong đốt.

Buổi tối hôm đó đến lượt quan tòa Wargrave được bác sĩ Armstrong phát hiện đã thiệt mạng vì bị bắn vào đầu trong khi đang đội bộ tóc giả của quan tòa.

Bản thân bác sĩ vào ngày hôm sau cũng được những người còn lại phát hiện đã chết đuối ở vách đá.

Blore là người thứ tám thiệt mạng trên đảo, viên thám tử tư bị bức tượng trong phòng cô Vera Claythorne rơi trúng đầu trong lúc hai người còn lại đang ở ngoài bờ biển bên xác bác sĩ Armstrong.

Rơi vào trạng thái hoảng loạn, Claythorne lừa cướp được súng của Lombard và giết chết tay cựu lính đánh thuê. Cuối cùng cô trở lại phòng và treo cổ tự tử với chiếc ghế và dây thòng lọng do một ai đó đã bày sẵn.

Ba ngày sau, ông Fred Naracott quay trở lại đảo vì nhận thấy tín hiệu S.O.S (do Blore và Lombard dùng kính phản chiếu phát đi) và nhận thấy mọi người đều đã chết. Việc khám nghiệm của cảnh sát không phát hiện ra bất cứ hình thức gây án hay dấu vết của thủ phạm nào. Họ chỉ phát hiện ra rằng người chuẩn bị thư mời cho 8 nạn nhân là một tay tội phạm có tên Isaac Morris, bản thân Morris cũng đã chết vì dùng thuốc quá liều trong đêm trước khi mọi người lên đảo. Mãi tới khi một người đánh cá nhặt được chiếc lọ thủy tinh có chứa lời thú tội của thủ phạm, mọi việc mới được làm sáng tỏ. Kẻ đã sắp xếp mọi việc, từ lựa chọn nạn nhân, xây dựng kế hoạch và "thi hành án" chính là viên quan tòa Lawrence Wargrave, Wargrave biết mình sắp chết vì trọng bệnh trong khi vẫn ước muốn được trừng phạt những người, theo ông là phạm tội, nhưng pháp luật không thể đụng tới vì thiếu chứng cớ. Những bằng chứng Wargrave để lại nhằm chứng tỏ ông chính là thủ phạm gồm:

Wargrave là người duy nhất không phạm tội giết người, ông chỉ kết án tử hình theo công việc mà mình được giao. Và như vậy, cũng chính Wargrave là người duy nhất có đủ tư cách trở thành người thi hành pháp luật đối với 9 người còn lại.

Armstrong chết tương ứng với câu thứ 13 và 14 của bài đồng dao, trong đó có nhắc tới "red herring". "Red herring" vừa có nghĩa "cá mòi" nhưng cũng có nghĩa là "bằng chứng giả nhằm đánh lạc hướng", như vậy Wargrave đã ám chỉ rằng Armstrong đã bị lừa vào chỗ chết, và người duy nhất trong số các vị khách còn sống mà viên bác sĩ có thể tin tưởng (để rồi bị lừa) chỉ có thể là quan toàn đáng kính Wargrave.

Wargrave chết với một viên đạn trên trán tạo thành vết đỏ tương tự Dấu vết của Cain, con người đầu tiên phạm tội sát nhân theo Cựu Ước.

c. Cảm nhận về tác phẩm:

Với một cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cũng không kém phần hồi hộp, ghê rợn, tất cả những khúc mắc, bí ẩn được tác giả Agatha Christie tạo dựng nên trong suốt câu chuyện đều được giải đáp một cách hợp lý, thấu đáo, tài tình. Không những thế, những lập luận và cách phân tích tâm lý nhân vật của tác giả cũng cực kỳ lôgic và chuẩn mực, khiến người đọc không thể bỏ dở giữa chừng ở bất kỳ một trang sách nào. Quan trọng hơn cả, tác phẩm mang một giá trị tố cáo mạnh mẽ cái xã hội tư bản sống vì cá nhân, sống vì đồng tiền. Vì bản thân mình, họ sẵn sàng bóp nghẹt tất cả tình cảm, có khi ngay cả mạng sống của con người. Một khi đã gây ra một tội ác, thì lương tâm của con người, dù 5 năm, 10 năm, 20 năm,... vẫn không thể nào thanh thản...

Đọc truyện : http://eblogtruyen.com/truyen/truyen-trinh-tham/muoi-nguoi-da-den-nho/chapter/2/

6 .THIẾU NỮ ĐEO HOA TAI NGỌC TRAI ( Het Meisje met de Parel) :Hai mảng màu đối lập


Tác giả: Tracy Chevalier
Dịch giả: Tuyết Anh

a. Tác giả

Chưa rõ

b. Tóm tắt tác phẩm

Lấy bối cảnh thành Delft, Hà Lan, Thế kỷ 17, và gợi cảm hứng từ bức họa nổi tiếng “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai” của họa sĩ Johannes Vermmer (1632-1675) - bức tranh từng được ví như nàng Mona Lisa của Bắc Âu, Tracy Chevalier đã viết nên cuốn tiểu thuyết đẹp như ngọc này – một tác phẩm để đời.

Cuốn sách kể về cuộc đời nhiều chìm nổi của Griet – buộc phải đi làm hầu gái cho gia đình họa sĩ Vermmer do hoàn cảnh khó khăn. Griet phải đối mặt với đủ mọi rắc rối: Một cô chủ khó tính và luôn có sẵn thành kiến với cô, một đồng nghiệp hay bắt bẻ, một đứa trẻ ma mãnh thích làm trò… Không những thế, cô còn bị một gã quý tộc bảo trợ cho gia đình họa sĩ giở trò sàm sỡ.Nhưng Griet chịu đựng tất cả những điều đó, bởi cô có một tình yêu lớn hơn. Đó là tình yêu với hội họa, là niềm đam mê màu sắc, và tình yêu thầm kín với ông chủ. Cô dọn dẹp phòng tranh, giúp ông chủ pha màu, đi mua vật liệu vẽ, và thậm chí còn được quyền góp ý cho những bức tranh. Trời phú cho Griet, một cô hầu gái, những cảm nhận tinh tế về màu sắc. Và chính cô, một cô hầu gái, chứ không phải ai khác là người hoàn thiện những thiếu sót của một họa sĩ đại tài.

Mọi chuyện chỉ thực sự được đẩy lên cao trào khi họa sĩ Vermmer quyết định thực hiện bức tranh vẽ chân dung Griet theo yêu cầu của tay quý tộc bảo trợ. Bức chân dung đã vẽ xong nhưng vẫn chưa đủ vừa lòng người họa sĩ. Lúc này, Griet đứng trước một quyết định định mệnh, quyết định đeo đôi hoa tai ngọc trai của bà chủ để hoàn thiện cho bức tranh của ông chủ, cũng là quyết định đẩy cô ra khỏi gia đình đó, thế giới đó, mãi mãi…dù không gian chỉ cách mấy con đường. Griet lập gia đình với Pieter, mười năm sau nghe tin hoạ sĩ mất. Cô được Catharina ( vợ họa sĩ ) mời đến vì trong chúc thư hoạ sĩ muốn đôi hoa tai trân châu ấy sẽ thuộc về cô...
c. Cảm nhận về tác phẩm:

Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai được coi là hiện tượng văn học và trở thành cuốn sách bán chạy nhất năm 1999, được đề cử giải Orange 2000, được dựng thành bộ phim cùng tên đã được đề cử 3 giải Oscar năm 2004.

Cuốn sách cũng như bức tranh của bậc danh họa, tự thân nó đã tỏa ra một luồng sáng lấp lánh. Người đọc có cảm giác như Tracy Chevalier không chỉ lấy cảm hứng từ bức tranh nổi tiếng, mà ngay cả cái cách bà viết nên tác phẩm của mình, cũng uyển chuyển và tỉ mỉ như đang vẽ tranh vậy. Cũng có những khoảng sáng tối, những mảng màu được pha trộn kỹ lưỡng, những góc cạnh, đường nét, cả những điểm sáng quyết định như đôi hoa tai ngọc trai kia.

Tracy Chevalier vẽ ra trong cuốn sách của mình hai thế giới như hai mảng màu đối lập: Thế giới của những sáng tạo nghệ thuật bay bổng và thế giới bình dị của đời thường. Tracy để cho nhân vật của mình bước đi chông chênh giữa hai thế giới ấy, giằng xé giữa hai thế giới ấy. Griet hạnh phúc khi được đắm mình trong thế giới của nghệ thuật, của màu sắc, và yêu ông chủ của mình bằng tình yêu câm lặng. Nhưng cô cũng cần thế giới của Pieter – con trai người bán thịt, thế giới của đủ những thứ mùi khiến cô phải lợm giọng, thế giới của ruồi, của những móng tay cáu bẩn và những lời lẽ dung tục, nhưng là thế giới thực, là nơi để cô nương mình và tìm lại cân bằng trong cuộc sống.

Và có lẽ, DC thích nhất là cái kết mà Tracy Chevalier chọn cho tác phẩm của mình. Khi cô hầu gái Griet – lúc này đã là vợ của người bán thịt và mẹ của hai đứa trẻ, nhận lại đôi hoa tai ngọc trai từ bản di chúc của họa sĩ Vermmer. Cô đã không cất giữ đôi hoa tai làm báu vật của riêng mình mà ngược lại, hoàn toàn bất ngờ, mang bán nó cho một tiệm cầm đồ và nhận về 20 guilder. 5 đồng. Đó cũng là quyết định cuối cùng đánh dấu sự dứt bỏ hoàn toàn của Griet với thế giới bay bổng một thời. Cô chọn thế giới thực, nơi có gia đình đầm ấm với chồng và những đứa con, nơi có một công việc dù là dung tục với một số người nhưng là cần thiết để tồn tại. Và cái thế giới nhiều màu sắc kia, thế giới của những tình yêu và đam mê bay trên đầu nhân loại, vẫn sẽ nằm đó như một bí mật của những bậc thiên tài…

The Times đã nhận định rằng: " ...Chevalier mang người đọc vào thế giới của bức họa, vào tâm thế của kiệt mà bà tìm hiểu: xao lòng, bí hiểm, nhiều khi thấm thía đến không chịu nổi. Đôi lúc nó mạnh đến mức người đọc gần như cảm được, thấy được hơi thở của nó vây bọc quanh mình. Đây là một tác phẩm xứng đáng được giải...."
 
Top Bottom