Toán 9 Những phần cần thiết phải trình bày trong bài thi toán chung và chuyên vào THPT 10

andrew3629

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
375
84
51
19
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong bài làm, có những phần được chấp nhận hay định lí thì không phải chứng minh. Tuy nhiên, trong những đề toán chung và chuyên vẫn có những bài khó đòi hỏi nhiều kiến thức kết hợp với nhau, khi biết làm thì chưa chắc đã có điểm trọn vẹn hay mất điểm lãng phí do không chứng minh hay tính những phần cần tính, chứng minh hoặc phí thời gian giải lòng vòng những điều đã công nhận. Vậy những phần sau có cần chứng minh trong bài thi toán chung hay toán chuyên không? Nếu ai trả lời thì ghi rõ phần nói đến phía dưới được công nhận không chứng minh hay như phải chứng minh đối với từng loại bài làm ( toán chung/ chuyên).
1) Tứ giác nội tiếp thì có 2 đỉnh nhìn 2 cạnh bằng 2 góc bằng nhau. Cho hỏi thêm là có được gọi là cung chứa góc không?
2) Tứ giác có 2 đỉnh nhìn 2 cạnh bằng 2 góc bằng nhau thì nội tiếp. Cho hỏi thêm là có được gọi là cung chứa góc không?
3) Tứ giác nội tiếp thì có góc trong bằng góc ngoài đỉnh đối diện. ( có cần từ 2 góc có tổng 180 độ rồi biến đổi ra không? )
4) Tứ giác có góc trong bằng góc ngoài đỉnh đối diện thì nội tiếp. ( có cần từ 2 góc có tổng 180 độ rồi biến đổi ra không? )
5) Trong đường tròn, góc ABC = 90 độ thì AC là đường kính. ( A, B, C thuộc (O) ).
6) Trong đường tròn, AC là đường kính thì góc ABC = 90 độ. ( A, B, C thuộc (O) ).
 

mbappe2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
7 Tháng tám 2019
2,577
2,114
336
Hà Nội
Trường Đời
Trong bài làm, có những phần được chấp nhận hay định lí thì không phải chứng minh. Tuy nhiên, trong những đề toán chung và chuyên vẫn có những bài khó đòi hỏi nhiều kiến thức kết hợp với nhau, khi biết làm thì chưa chắc đã có điểm trọn vẹn hay mất điểm lãng phí do không chứng minh hay tính những phần cần tính, chứng minh hoặc phí thời gian giải lòng vòng những điều đã công nhận. Vậy những phần sau có cần chứng minh trong bài thi toán chung hay toán chuyên không? Nếu ai trả lời thì ghi rõ phần nói đến phía dưới được công nhận không chứng minh hay như phải chứng minh đối với từng loại bài làm ( toán chung/ chuyên).
1) Tứ giác nội tiếp thì có 2 đỉnh nhìn 2 cạnh bằng 2 góc bằng nhau. Cho hỏi thêm là có được gọi là cung chứa góc không?
2) Tứ giác có 2 đỉnh nhìn 2 cạnh bằng 2 góc bằng nhau thì nội tiếp. Cho hỏi thêm là có được gọi là cung chứa góc không?
3) Tứ giác nội tiếp thì có góc trong bằng góc ngoài đỉnh đối diện. ( có cần từ 2 góc có tổng 180 độ rồi biến đổi ra không? )
4) Tứ giác có góc trong bằng góc ngoài đỉnh đối diện thì nội tiếp. ( có cần từ 2 góc có tổng 180 độ rồi biến đổi ra không? )
5) Trong đường tròn, góc ABC = 90 độ thì AC là đường kính. ( A, B, C thuộc (O) ).
6) Trong đường tròn, AC là đường kính thì góc ABC = 90 độ. ( A, B, C thuộc (O) ).
Với cái 1, 2, 3, 4 SGK đều có nói đến trong phần Ôn tập chương III (Hình học) rồi đó, nghĩa là được dùng luôn cho cả toán chung lẫn chuyên.
Cái 5, 6 cũng tương tự (trong bài Góc nội tiếp).
Tuy nhiên cần lưu ý rõ là nếu muốn dùng tới định lý nào thì phải nhắc lại định lý đó trong bài làm của mình (giống kiểu giải thích á).
Ví dụ: Đã chứng minh được BAC=BDC thì để chỉ ra tứ giác ABCD nội tiếp cần nói như sau (hoặc tương tự):
Tứ giác ABCD có BAC = BDC mà A và D là 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh BC nên ABCD là tứ giác nội tiếp.
 

andrew3629

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
375
84
51
19
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Với cái 1, 2, 3, 4 SGK đều có nói đến trong phần Ôn tập chương III (Hình học) rồi đó, nghĩa là được dùng luôn cho cả toán chung lẫn chuyên.
Cái 5, 6 cũng tương tự (trong bài Góc nội tiếp).
Tuy nhiên cần lưu ý rõ là nếu muốn dùng tới định lý nào thì phải nhắc lại định lý đó trong bài làm của mình (giống kiểu giải thích á).
Ví dụ: Đã chứng minh được BAC=BDC thì để chỉ ra tứ giác ABCD nội tiếp cần nói như sau (hoặc tương tự):
Tứ giác ABCD có BAC = BDC mà A và D là 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh BC nên ABCD là tứ giác nội tiếp.
Vậy nếu ngược lại: Tứ giác ABCD nội tiếp thì BAC = BDC ( do 2 đỉnh A và D cùng nhìn cạnh BC dưới một góc bằng nhau ) thì có vẻ không hợp lí vì hai góc đấy là 2 góc phần biệt chứ không có cùng một góc. Mình thắc mắc phần trình bày nên bạn ghi ra phần ví dụ hộ mình nếu cái mình vừa ghi sai nhé.
 

mbappe2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
7 Tháng tám 2019
2,577
2,114
336
Hà Nội
Trường Đời
Vậy nếu ngược lại: Tứ giác ABCD nội tiếp thì BAC = BDC ( do 2 đỉnh A và D cùng nhìn cạnh BC dưới một góc bằng nhau ) thì có vẻ không hợp lí vì hai góc đấy là 2 góc phần biệt chứ không có cùng một góc
Trong trường hợp này tứ giác ABCD đã nội tiếp rồi nên bạn bỏ cái "dưới một góc bằng nhau" trong phần giải thích nhé, vì BAC=BDC đã thể hiện điều đó rồi. Tức là chỉ viết "Tứ giác ABCD nội tiếp thì BAC = BDC (do A và D là 2 đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh BC)" thôi.
 
Top Bottom