Văn Những ngôi sao xa xôi

P

proud1105

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích tâm lý của Phương Định trong 1 lần phá bom các bạn giúp mình nhé.Chán quá học tất cả các bài rồi để hôm qua thi thử mà nó vào đúng bài duy nhất mình không học mới đau.May mà đề thi có cho 1 đoạn văn Phương Định phá bom nên còn làm được tí k thì tịt ngòi @@:-<
 
C

candyxbaby

Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom .Trong 1 lần phá bom ở phần cuối truyện, có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất: Tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiến trường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh của người thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất...
 
Last edited by a moderator:
H

hoan1793

Trong truyện, nhân vật Phương Định – nhân vậtchính và cũng là người kể chuyện –là hình ảnh tiêu biểu cho cho vẻ đẹp giản dịtrong tinh thần, tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam nói chung,của thanh niên xung phong nói riêng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Phương Định tự nhận xét về mình: “Nói một cách khiêm tốn,tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnhnhư đài hoa loa kèn”; còn đôi mắt cô thì dài, nâu, “có cái nhìn sao mà xa xăm”,nheo lại như chói nắng. Về sở thích, cô thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bógối mơ màng; thích những bài hành khúc bộ đội, dân ca quan họ dịu dàng,thích“Ca-chiu-sa” của Nga, dân ca Ý… Phương Định mê hát đến nỗi bịa cả lời ramà hát. Đối với đồng đội, cô luôn yêu mến họ; cảm phục các anh bộ đội nhưngkhông phải cái kiểu “săn sóc, vồn vã” mà trong thâm tâm, cô luôn nhủ rằng: “nhữngngười đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”
Trong 1 lần phá bom ở phần cuối truyện! , có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọicảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiếntrường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh củangười thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất…Trận mưa đá cuối đoạn trích đã góp phần tô đậm thêm nét tính cách độc đáocủa. Phương Định.
Mưa đá bất ngờ ập đến, cô vui thích cuống cuồng, chạy ra nhặtđá; những niềm vui con trẻ lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Sau khi mưa tạnh, là cảmột dòng sông kí ức cùng nỗi nhớ da diết về gia đình và thành phố thân thương, tấtcả như trào dâng, xoáy mạnh trong tâm trí cô. :D
 
H

hoan1793

1) Cô là một cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi, hồn nhiên, yêu đời. Vì đang ở độ tuổi mới lớn nên cô rất quan tâm tới vẻ bên ngoài của mình. ( LẤY DẪN CHỨNG )
2) Phương Định là một nữ thanh niên dũng cảm. Tuy cô cũng nghĩ tới cái chết khi đối mặt với trái bom chưa nổ nhưng chỉ là thoáng qua trong giây lát chứ nó không đeo bám và ám ảnh cô. Cô luôn tự động viên mình rằng: đã có các anh cao xạ theo dõi, mình không được đi khom vì các anh ấy không thích đi khom nếu có thể đàng hoàng bước tới. Nói rồi cô tự tin, mạnh dạn và lấy hết can đảm tiến lên phía trước ( DẪN CHỨNG )
3) Cô thích thú và hào hứng với trận mưa này. Nó như dội hết và cuốn trôi đi cái không khí căng thẳng đến sợ hãi của những cái chết bất ngờ từ tất cả các máy bay ném bom của địch. Đồng thời, trận mưa này cũng làm cô nhớ lại những kỉ niệm hồi còn ở thành phố với người mẹ dấu yêu ( DẪN CHỨNG ) [-O&lt;
 
H

hoan1793

Em tham khảo: :)
Mb:- giới thiệu truyện. các nhan vật
- giới thiệu nhân vật chính
TB:
1. nêu hoàn cảnh, công việc của nhân vật.
Phương Định, Nho và Thao - những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn huỷ diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ thinh sáy mặt đường là"đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom". để bào vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. công việc đầy vinh quang nhưng cũng đầy gian khổ. Nhưng chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy này đã làm sáng lên những phẩm chất đáng quý của chị và đồng đội.
2. Trước hết đó là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy.
a) Chạy trên cao điểm bị bom cày nátconf ẩn giấu ngững quả bom chưa nổ- cũng co nghĩa là bom sẽ nổ bất cứ lúc nào là đối mặt với thần chết. Nhưng chị vẫn bình thản, thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình vết thương chưa lành miệng.
b)tư thế đàng hoàng thái độ bình tĩnhthao tác thành thạo khi phá bom
c) Có những lúc nghĩ đến cái chết nhưng chỉ "mờ nhạt"còn ý nghĩ cháy bỏng là "liệu mìn có nổ bom có nổ không? Không thì làm thế nào để phá mìn lần thư hai?" . Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được phương định đặt lên trên hết .
3) trong chị luôn thường trực 1 tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm
a) Tấm lòng vị tha luôn quan tâm đến mọi người xung quanh
- lo lắng sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về
- luôn trìu mến yêu thương bạn bè(cách P Đ nhận xét về Nho phát hiện vẻ dễ thương "nhẹ mát như 1 que kem trắng " của bạn và việc rất hiểu sở thich, tâm trạng của chị thao)
- Chăm sóc Nho tận tình khi cô bị thương
b) Ngược lại chị cũng rất cần sự cổ vũ động viên của đồng đội
thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Rất yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
4. Nét nổi bật cũng là điểm hấp dẫn nhất của người đọc đối với nhân vật này là tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên như trẻ thơ.
- P Đ là con gái HN vào chiến trường. Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư lự. Giữa bomm đạn chết chóc chị vẫn nhớ lại những kỉ niệm êm đềm bên mẹ trong căn gác nhỏ nhớ về thành phố tuổi thơ
- Chị hay hát hay cười một mình hay ngắm mình trong gương. Chij tự đánh giá mình là 1" cô gái khá " có "2 bím tóc dày tương đối mềm , 1 cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa lao kèn ". Mắt "dài màu nâu hay nheo lại như chói nắng" và được các anh chiến sĩ nhận xét là " có cái nhìn sao mà xa xăm ". Cô có cái điệu đà của 1 cô gái HN nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực . Nó vừa làm đẹp làm dịu khói lửa chiến tranh vừa tăng tinh khốc liệt của nó
KB:Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sinh động tinh tế LMK đã làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú của P Đ, cô nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường TS trong những năm kháng chiến chống Mĩ Qua P Đ chúng ta hiểu hơn về thế hệ trẻ VN trong những năm tháng hào hùng ấy, Đó là những con người:
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cưu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)
 
H

hoan1793

"Những ngôi sao xa xôi" là một tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Truyện sáng tác vào năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở giai đoạn gay go, ác liệt. Tác phẩm thể hiện được hình ảnh 3 cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên, yêu đời , dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, đồng thời đó cũng chính là hình tượng tiêu biểu của các thanh niên xung phong trên tuyến đường TS huyền thoại thời kì đánh Mĩ. Trong tác phẩm nổi bật nên hình ảnh của PĐ.
TB: - Giới thiệu hoàn cảnh sống, công việc
+ PĐ là nhân vật chính và cũng là người kể chuyện. Cô , chị Thao và Nho có hoàn cảnh sống rất khó khăn nguy hiểm. ĐÓ là một cái hang ngay dưới chân cao điểm, nơi địch bắn phá rất ác liệt. Nơi đây"đường thì lở loét......bị tước khô cháy"
+ PĐ cùng đồng đội của mình có nhiệm vụ cũng thật đặc biệt, các cô phải chạy trên cao điểm suốt ban ngày. sau mỗi lần địch ném bom, cô phải chạy lên cao điểm để đo khối lượng đất đã cần lấp vào hố bom, đánh giấu những quả bom chưa nổ, khi cần thì phá bom. công v
- Những t/c, p/c của PĐ
+ PĐ là một cô gái HN khá xinh, cô tự nhận xét"nói một cách khiêm.....sao mà xa xăm thể?"
+ PĐ là một cô gái hồn nhiên, yêu đời: Cô có một tuổi thơ êm đềm bên mẹ....tuy đã vào chiến trường 3 năm đối mặt với bao nguy hiểm nhưng những kỉ niệm xưa vẫn hiện hữu trong cô. cô thích hát.......(Dẫn chứng). tiếng hát của cô vang lên giữa chiến trường nguy hiểm,làm mát tâm hồn cô gái trẻ. Đúng là 'tiếng súng át tiếng bom' của các cô gái anh hùng, tiếng hát đã giúp các cô có thêm sức mạnh, .....
+ PĐ là một cô gái dũng cảm, năng động trong chiến đấu, chủ động
......................PĐ kể về công việc của mình với giọng kể hóm hỉnh, có chút bông đùa thể hiện sự dũng cảm, ....
từ hình ảnh PĐ giúp ta nhớ tới những cô gái thanh niên xung phong trong thơ PTD,Lâm Thị Mĩ Dạ. ĐÓ đúng là những cô gái anh hùng, là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống mĩ.
+ PĐ có tình thần đồng chí đồng đội gắn bó


- Đánh giá nghệ thuật
+ Xây dựng tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo
+ ngôi kể theo ngôi thứ nhất

.........................
Mong các bạn bổ sung góp ý
 
H

huyenthu1002

Chiec luoc nga

cac a c giup e cau nay vs: cam nhan ve nhan vat be thu trong 3 ngay ong sau ve tham nha trong truyen ngan chiec luoc nga cua nguyen quang sang???:M09::khi (204):
 
P

phnglan

cac a c giup e cau nay vs: cam nhan ve nhan vat be thu trong 3 ngay ong sau ve tham nha trong truyen ngan chiec luoc nga cua nguyen quang sang???:M09::khi (204):

=> Gợi ý:
- Xác định đúng vấn đề : trình bày được cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu-một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.
- Giới thiệu được hoàn cảnh của bé Thu ( thực chất là việc giới thiệu đôi nét cốt truyệnvà tình huống truyện để làm nổi bật tình cảmvà tính cách của cô bé ): Chiến tranh đã làm bé Thu phải xa cha từ nhỏ. Nhiều năm xa cách, ngày cha về thăm nhà, bé Thu không thể nhận cha ngay vì gương mặt cha đã bị thương tích làm thay đổi. Khi em hiểu ra và nhận cha lại là lúc cha phải lên đường trở lại chiến trường. Ai ngờ, đó là lần cha em ra đi mãi mãi. Bé Thu trở thành chiến sĩ giao liên đi tiếp con đường cha em đã đi.
Tình thương cha và tính cách đầy ấn tượng của nhân vật bé Thu được khắc họa sinh động trong hoàn cảnh cảm động, éo le đó.
- Ấn tượng về một tấm lòng yêu thương cha mãnh liệt
Trình bày cảm nhận về tình thương yêu cha của bé Thu qua phân tích các chi tiết về hành động,lời nói, thái độ , tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong hai hoàn cảnh :
+ Khi người cha từ chiến trường về thăm nhà :tình thương yêu cha của bé Thu được thể hiện một cách hết sức bất thường , đó là dứt khoát chối bỏ người cha hiện tại mà em cho là không phải cha mình để dành trọn vẹn tình thương yêu cho người cha mà em hằng mong nhớ …
** cần chọn và phân tích các chi tiết: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ nói trống không, kiên quyết không gọi ba, đặc biệt là không chịu nhờ vả khi gặp khó khăn (khi nấu cơm), dứt khoát không nhận sự chăm sóc ( hất đi cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho trong bữa cơm), bỏ sang nhà ngoại đêm trước ngày ông Sáu lên đường…
+ Khi người cha chuẩn bị lên đường : một tình thương yêu cha mãnh liệt được bộc lộ gây xúc động khác thường.
Trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Khi được ngoại giảng giải, nó trằn trọc thở dài suốt đêm như hối hận, dằn vặt vì thấy có lỗi; trở về nhà, lẳng lặng đứng quan sát và chờ đợi cha; phút chót cất tiếng gọi ba “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người…”, “chạy thót lên, và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó…”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “Hai tay nó xiết chặt lấy cổ…nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó…”.
Có thể nói, trong giây phút nhận ra cha, mọi cảm xúc dồn nén trong bé vỡ òa làm xúc động lòng người về một tình phụ tử sâu sắc.
Xuyên suốt đoạn trích , trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau ,nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu-một em bé mới chỉ tám tuổi.Ấn tượng mà nhân vật để lại sâu sắc là vì thế.
- Ấn tượng về một nhân vật đầy cá tính
Đó là một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi , mạnh mẽ , dứt khoát (đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể cho là ương ngạnh, bướng bỉnh, khó bảo…) nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn …
- Thành công nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật bé Thu
Có thể kể đến cách tạo tình huống bất ngờ : sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em; cách chọn chi tiết nghệ thuật “đắt” ( như chi tiết bé Thu không gọi ba, chi tiết bé Thu loay hoay chắt nước cơm, hất cái trứng ba gắp cho, chi tiết chiếc lược ngà mà Thu xin ba trước lúc ba đi…) . Nhờ những thành công nghệ thuật này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng sâu sắc tronglòng người đọc về tình người- tình cha con trong những năm tháng chiến tranh xa cách,thương đau; để lại ấn tượng về một em bé Nam Bộ thời chiến với tính cách đáng yêu, đáng mến.

nguồn: net
 
U

uyenun00

mọi người ơi giúp mình câu
Tại sao cái tên "tổ trinh sát mặt đường " lại "gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng"
 
Top Bottom