Văn 9 [Những ngôi sao xa xôi] Về vẻ đẹp của Phương Định qua một lần phá bom

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Yêu cầu hình thức: 10-12 câu TPH có sử dụng khởi ngữ
Yêu cầu nội dung: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê thông qua trích đoạn dưới đây:

"Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động xung quanh là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom găm vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.


Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kỳ quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.

Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.

Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.
- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?"

Bài làm
Qua đoạn trích trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê, vẻ đẹp của nữ anh hùng phá bom Phương Định trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ được khắc họa thật đậm nét. Trước hết, khung cảnh bao quanh nhân vật hiện lên rất khốc liệt: vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm... Điều này vừa gọi hiện thực ác nghiệt của một chiến trường trọng điểm, vừa gây cho nhân vật tâm lý hồi hộp, căng thẳng. Chỉ đến khi cô cảm nhận được ánh mắt các anh cao xạ dõi theo mình, trấn an tinh thần, khích lệ lòng kiêu hãnh của cô, cô cứ thế bước tới quả bom mà không còn đi khom dù trong lòng vẫn còn lo lắng (vì biết các anh không thích người đi khom). Tư thế đường hoàng, hiên ngang này đã gợi sự chủ động, sẵn sàng trong nhiệm vụ, chứng tỏ cô là một người biết tự trọng, hơn nữa là có tinh thần gan dạ, dũng cảm của một chiến sĩ cách mạng. Mặc dù cô không gặp vấn đề khi phá bom, mọi thao tác đều được thực hiện một cách bình tĩnh, chính xác, mỗi lần lưỡi xẻng lại chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người phát ra làm cô thấy như bị cứa vào da vào thịt, những căng thẳng lại xuất hiện trở lại, xuyên suốt đến cả lúc cô chờ bom nổ. Về cái chết, cô có nghĩ đến nhưng lại rất mờ nhạt, mà cái chính cô quan tâm là liệu mìn có nổ không và nếu không nổ thì làm như nào để châm ngòi nổ lần hai; chứng tỏ được tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đặt công việc lên trên cả mạng sống bản thân. Cuối cùng thì quả bom nổ, mang theo một tiếng động đến váng óc, mùi thuốc bom buồn nôn, mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bản thân bị ảnh hưởng như vậy, ngực thì nhói, mắt cay... nhưng cô vẫn gượng dậy và chạy ngay đến chỗ đồng đội bị thương; chứng tỏ tình đồng chí đồng đội sâu nặng giữa những nữ thanh niên xung phong. Ngoài khắc họa thông qua nội dung, tác giả còn kết hợp thêm vào các câu văn ngắn tạo nhịp hành động nhanh và những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật chính, càng góp phần vào thành công của đoạn truyện. Tóm lại, qua việc miêu tả một lần làm nhiệm vụ phá bom, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm bật lên những phẩm chất cao quý của Phương Định, cũng là những phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam đương thời.

Chú thích: khởi ngữ: về cái chết

Mình tự nhận xét:
- Bài còn hơi khô, từ ngữ chưa được phong phú.
- Chuyển ý hơi nhanh, khi đọc bài vẫn chưa thấy được hết cái hay trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật chính
- Nêu được dẫn chứng nhưng cái dẫn chứng ấy thể hiện được điều gì vẫn chưa rõ ràng.
- Nhiều câu đọc lên hơi lủng củng.

Mong được mọi người hướng dẫn thêm ạ. Mình cám ơn!
 

Hawllire

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng mười 2019
219
865
96
Nam Định
THCS Hoàng Hoa Thám
Hôm trước nhận xét theo cảm tính thì ông cũng nghe rồi. Giờ nói trọng tâm hơn vậy.

Qua đoạn trích trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê, vẻ đẹp của nữ anh hùng phá bom Phương Định trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ được khắc họa thật đậm nét.

Đây là lối mở bài cơ bản, thực chất thì ai cũng làm được. Vì vậy mà nó gây nhàm chán và không cuốn được người đọc. Cách mở bài thu hút là trích thơ hoặc một câu bình về tác phẩm ấy hoặc về người chiến sĩ nữ như Phương Định. Rồi từ những dòng bình luận bắt đầu diễn giải ra để tạo cảm giác hứng thú tò mò. Xong giới thiệu nhân vật PĐ như thế nào, tác giả bla bla..., "đặc biệt vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét qua đoạn trích ở trên..."
(Viết đoạn văn thì cắt xén bớt đi để không bị dài quá, còn bài văn thì càng dài càng ổn:D)

Thật ra thì hầu hết những người không giỏi văn thì đều lựa chọn lối đi an toàn như cách mở bài này (thực ra thì nó vẫn ổn, thỉnh thoảng tôi cũng xài) nhưng ông là một học sinh giỏi nên tôi mới nhận xét thêm và mảng này.

Trước hết, khung cảnh bao quanh nhân vật hiện lên rất khốc liệt: vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm... Điều này vừa gọi hiện thực ác nghiệt của một chiến trường trọng điểm, vừa gây cho nhân vật tâm lý hồi hộp, căng thẳng.
Nhớ kĩ nhân vật chính cần viết là Phương Định. Trong câu này, ông chỉ nhắc đến từ "nhân vật" chứ không nói rõ. Điều này khá mơ hồ đấy.
Đặc biệt nên tập trung vào những trọng điểm của bài văn phân tích kĩ. Hơn hết, ông nên chen cả cảm nhận của bản thân vào, đề bài là ca ngợi vẻ đẹp mà ông không quan tâm đến vẻ đẹp ấy thì không ổn rồi.

VD:
Trước mắt Phương Định, khung cảnh "vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm..." Vậy mới thấy, tầm nhìn của người con gái trẻ tuổi này lúc bấy giờ chỉ toàn đất bụi và bom mìn. Chỉ mới đọc qua thôi, ta đã cảm thấy ngột thở trước bầu không khí đầy căng thẳng này, thế nhưng dù đang bị sự khắc nghiệt của chiến tranh bao trùm thì cô gái nhỏ bé đó, Phương Định vẫn không hề tỏ ra run sợ.

Thiếu dẫn chứng: Ông quên mất một điều quan trọng trong bài viết, chính là thiếu trích dẫn, dẫn chứng. Đề cho đoạn trích là để mình tận dụng nó mà, điều này sẽ được cộng điểm nữa đấy. Dù có phân tích như nào nhưng không dẫn chứng người đọc cũng sẽ không thấy được rõ, không cảm nhận được cái mà ông đang diễn đạt. Là một người đọc, họ chỉ cảm nhận được cái mà ông viết ra thôi.

Bài viết phân tích không sâu, bởi thiếu dẫn chứng. Giọng văn còn khá cứng và viết theo dạng đại trà. Ông có khiếu viết văn, nhưng ông chưa thật sự chú ý và cảm nhận văn bản này nên thành ra viết như vậy đây.
Tôi mới học văn bản này 2-3 hôm trước. Thật ra tôi chả biết gì nhiều nên chỉ giúp được vậy. Chúc học tốt.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Đây là lối mở bài cơ bản, thực chất thì ai cũng làm được. Vì vậy mà nó gây nhàm chán và không cuốn được người đọc. Cách mở bài thu hút là trích thơ hoặc một câu bình về tác phẩm ấy hoặc về người chiến sĩ nữ như Phương Định. Rồi từ những dòng bình luận bắt đầu diễn giải ra để tạo cảm giác hứng thú tò mò. Xong giới thiệu nhân vật PĐ như thế nào, tác giả bla bla..., "đặc biệt vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét qua đoạn trích ở trên..."

Thật ra thì hầu hết những người không giỏi văn thì đều lựa chọn lối đi an toàn như cách mở bài này (thực ra thì nó vẫn ổn, thỉnh thoảng tôi cũng xài) nhưng ông là một học sinh giỏi nên tôi mới nhận xét thêm và mảng này.
Trước tôi không viết như này đâu, nhưng mà cô sửa chữa uốn nắn các kiểu mới biết khả năng diễn đạt của mình vẫn rất kém vì quá thiên về văn nói; vậy nên tôi mới đập đi xây lại từ đầu, trước tiên là viết siêu siêu cơ bản và an toàn như này ý.

Viết đoạn văn thì cắt xén bớt đi để không bị dài quá, còn bài văn thì càng dài càng ổn:D
Ừ cũng đúng

Đặc biệt nên tập trung vào những trọng điểm của bài văn phân tích kĩ. Hơn hết, ông nên chen cả cảm nhận của bản thân vào, đề bài là ca ngợi vẻ đẹp mà ông không quan tâm đến vẻ đẹp ấy thì không ổn rồi.
Kiểu ta lại càng thêm ngưỡng mộ những phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng, chiến thắng nỗi lo âu để thực hiện nhiệm vụ, đặt nhiệm vụ lên cả tính mạng, từ đó biết ơn và trân trọng những cống hiến, hy sinh của họ á? Có cần phải thêm cả đoạn noi gương theo không hay là như nào?

Thiếu dẫn chứng: Ông quên mất một điều quan trọng trong bài viết, chính là thiếu trích dẫn, dẫn chứng. Đề cho đoạn trích là để mình tận dụng nó mà, điều này sẽ được cộng điểm nữa đấy. Dù có phân tích như nào nhưng không dẫn chứng người đọc cũng sẽ không thấy được rõ, không cảm nhận được cái mà ông đang diễn đạt. Là một người đọc, họ chỉ cảm nhận được cái mà ông viết ra thôi.
Mình sợ dẫn chứng nhiều thì bài nó lại thành dài ra, vượt quá 12 câu quy định :((

Bài viết phân tích không sâu, bởi thiếu dẫn chứng. Giọng văn còn khá cứng và viết theo dạng đại trà. Ông có khiếu viết văn, nhưng ông chưa thật sự chú ý và cảm nhận văn bản này nên thành ra viết như vậy đây.
Tôi mới học văn bản này 2-3 hôm trước. Thật ra tôi chả biết gì nhiều nên chỉ giúp được vậy. Chúc học tốt.
Không sâu tức là kiểu như nào nhỉ? Thiếu ý liên hệ hay là nhiều chỗ cắt xén hơi quá tay?
Hiện tại tôi đang cố viết thật tốt được văn đại trà đã để cho chắc kiến thức và dàn ý cơ bản, xong rồi nhờ cô giáo hướng dẫn để giọng văn mềm hơn, chuyển ý nhuần nhuyễn và nêu thêm được đánh giá nhận xét nữa. Nếu bác có tài liệu nào thì chỉ tôi nhé.
 

Hawllire

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng mười 2019
219
865
96
Nam Định
THCS Hoàng Hoa Thám
Trước tôi không viết như này đâu, nhưng mà cô sửa chữa uốn nắn các kiểu mới biết khả năng diễn đạt của mình vẫn rất kém vì quá thiên về văn nói; vậy nên tôi mới đập đi xây lại từ đầu, trước tiên là viết siêu siêu cơ bản và an toàn như này ý
Cô giáo sửa thì chắc có lí do. Nhưng nếu bác đập đi xây lại rồi đợi bao giờ nắm vững mới chuyển cách viết thì để làm gì? Thời gian bác cho là nắm vững cách viết cơ bản này ấy, thực chất chỉ là học thuộc mấy đoạn mở bài cô giáo hướng dẫn, cùng lắm là chỉnh sửa một chút rồi viết lại.

Tại sao không dành thời gian ấy để tham khảo và nghĩ thêm về cách mở bài tốt hơn ngay từ bây giờ? Lớp bác cũng có thể có nhiều bạn yếu môn văn nên cô phải dạy cách mở bài cơ bản cho các bạn ấy, chả lẽ bác muốn "đợi" mấy bạn ấy à? Thà bây giờ cứ tham khảo rồi nghĩ mở bài mới hay hơn, của riêng mình là tốt hơn.
Mình sợ dẫn chứng nhiều thì bài nó lại thành dài ra, vượt quá 12 câu quy định :((
Đọc lại bác sẽ thấy là nửa đoạn cuối bác chỉ giống như đang thuật lại bản gốc. Thế, tại sao không chắt lọc và cắt bỏ những chi tiết thừa để lấy chỗ viết thêm? Những đoạn thuật lại ấy thì chỉ cần lấy những chi tiết gợi tả mạnh thôi, không cần thuật lại nguyên vẹn.
Kiểu ta lại càng thêm ngưỡng mộ những phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng, chiến thắng nỗi lo âu để thực hiện nhiệm vụ, đặt nhiệm vụ lên cả tính mạng, từ đó biết ơn và trân trọng những cống hiến, hy sinh của họ á? Có cần phải thêm cả đoạn noi gương theo không hay là như nào?
Đề là ca ngợi vẻ đẹp, thì phải ca ngợi lòng dũng cảm, bla bla... chứ nhỉ? Bác viết ngưỡng mộ là lạc sang văn phân tích rồi.
Không sâu tức là kiểu như nào nhỉ? Thiếu ý liên hệ hay là nhiều chỗ cắt xén hơi quá tay?
Hiện tại tôi đang cố viết thật tốt được văn đại trà đã để cho chắc kiến thức và dàn ý cơ bản, xong rồi nhờ cô giáo hướng dẫn để giọng văn mềm hơn, chuyển ý nhuần nhuyễn và nêu thêm được đánh giá nhận xét nữa. Nếu bác có tài liệu nào thì chỉ tôi nhé.
Không sâu tức là bác viết nhiều cái thừa, hời hợt quá nên không nhấn mạnh được cái cần nhấn mạnh là ca ngợi vẻ đẹp...
Thiếu dẫn chứng thì cứ đan xen sẽ đỡ dài dòng. Nhưng vẫn cần dẫn chứng.
 
  • Like
Reactions: realjacker07
Top Bottom