

Yêu cầu hình thức: 10-12 câu, tổng--phân--hợp, sử dụng câu cảm thán và thành phần tình thái
Yêu cầu nội dung: cảm nhận về đoạn văn:
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào trong tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”
Chú thích:
Mình muốn hỏi thêm là ví dụ với đề bài này, nếu các câu hỏi trước đó là nêu nội dung chính đoạn trích, chỉ ra câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt ấy thì có được phép lặp lại so với phần phân tích viết đoạn văn không?
Yêu cầu nội dung: cảm nhận về đoạn văn:
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào trong tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”
Bài làm
Đoạn trích trên trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê đã thuật lại chi tiết một lần đi phá bom của ba nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Trường Sơn. Loạt hình ảnh mở đầu cho đoạn văn, dưới ngòi bút điệu nghệ của tác giả đã được diễn tả bằng ngôn từ thô ráp nhưng sống động. Sự vắng vẻ, im lặng, những thân cây trơ trọi chim trong khói đen... đây đều là tín hiệu cho thấy một trận ác liệt đã diễn ra trên chính mảnh đất mà các chị đang đứng. Bằng những câu văn ngắn, câu đặc biệt làm bầu không khí như càng ngột ngạt hơn, một khung cảnh chiến trường máu lửa được mở ra trước mắt bạn đọc. Và chao ôi! Hiện giữa khung cảnh đó lại là một người con gái trông thật bình dị nhỏ nhắn -- chính là Phương Định. Hẳn cô phải có một trái tim thật can trường của một người lính, giữa một trận địa vây quanh bởi kíp bom, mạng sống có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào, nhưng điều mà chị ấy quan tâm lại là làm sao để phá được đống mìn này. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, chúng ta lại hiểu thêm về một lớp suy nghĩ khác trong nhân vật. Chị vẫn còn phần nào bối rối, lo sợ, tuy vậy bản lĩnh kiên cường vốn có đã được lòng kiêu hãnh trong tâm hồn của cô gái trẻ và sự ủng hộ của các đồng chí trên mặt trận tiếp sức rất nhiều. Kết thúc đoạn trích, những gì chúng ta thấy giờ đây đã được nâng thành một tấm gương cao đẹp về đức hi sinh, về tấm lòng quả cảm và cả về tinh thần trách nhiệm. Tạo hình nhân vật của Lê Minh Khuê đã trở thành đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ. Khung cảnh làm nền cho con người, càng trong khó khăn, thử thách, vẻ đẹp ấy càng được thể hiện rõ nét hơn.Chú thích:
Gạch chân: câu cảm thán
In đậm: thành phần tình thái
In đậm: thành phần tình thái
Mình muốn hỏi thêm là ví dụ với đề bài này, nếu các câu hỏi trước đó là nêu nội dung chính đoạn trích, chỉ ra câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt ấy thì có được phép lặp lại so với phần phân tích viết đoạn văn không?