Những nghịch lý trong đời sống âm nhạc

B

bitshot

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cùng với sự lan truyền nhanh đến chóng mặt của những "Nàng Kiều lỡ bước" (HKT), "Da nâu", "Không bao giờ bó tay"… vẫn có một đời sống âm nhạc khác trên thế giới mạng, có thể lượng “view” không cao bằng, nhưng những giá trị mang lại thì vô cùng ý nghĩa.


chuyenthangsay.jpg

Hình ảnh của nhóm MTV trong clip Chuyện thằng say.​

Hình ảnh chàng trai kiếng cận mang đàn guitar rong ruổi qua những con đường mang vẻ đẹp mộc mạc của làng quê Bắc bộ trong ca khúc Nơi ấy đã đưa tên tuổi Hà Okio đến với mọi người. Tài năng và “sáng sân khấu”, Hà Okio không chọn nổi tiếng bằng cách hát những ca khúc teen đậm mùi ái tình mà chọn một con đường khó hơn với những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp quê hương (Nơi ấy, Sài Gòn càphê sữa đá, Biển xanh và nắng vàng), viết cho ngày Biến đổi khí hậu toàn cầu (Một thế giới), viết cho Giờ trái đất (Những phút giây này). Và ít ai biết để thực hiện các music video này, Hà Okio đã dành dụm tiền, cùng sự giúp đỡ của bạn bè để có được những sản phẩm ưng ý nhất.

Một điểm sáng trong mảng ca khúc về đề tài xã hội đó là nhóm MTV. Nói chung là… (Chuyện thằng say) ra đời sau những bức xúc của các thành viên về những “chuẩn men”, những “hot girl” không cam tâm “cạp đất mà ăn”. Dùng một hai hiện tượng nổi bật trong đời sống thế giới giải trí, MTV không có chủ ý đả kích, chỉ trích bất cứ cá nhân nào mà phản ánh thực trạng chung của một bộ phận giới trẻ. “MTV hy vọng sau khi được giải trí và có những nụ cười sảng khoái, người xem có thể rút ra được cho bản thân một cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị đạo đức và giá trị vật chất, nhận thấy được vấn đề “nên làm” và “cần tránh” trong cuộc sống đầy những cạm bẫy và cám dỗ như hiện nay”, đó là mong muốn của nhóm khi thực hiện clip này.

Cách thể hiện có phần hài hước và tếu táo nhưng nỗ lực và quan điểm của họ là hoàn toàn nghiêm túc. MTV sẽ trung thành với đề tài xã hội trong các sáng tác tiếp theo, tiếp tục con đường mà album vol.6 Nếu chỉ sống một ngày của họ đã làm được: viết về tình người, cuộc sống, những số phận kém may mắn.
Dư luận vẫn còn nhớ Đứa bé của Minh Khang, Cơn bão của Hồng Kiên do Mỹ Linh thể hiện – những ca khúc không viết về tình yêu đôi lứa vẫn lay động lòng người. Nhưng không phải ca khúc nào cũng có được may mắn đó, khi không được quảng bá rộng rãi, khi khán giả chỉ thích những món ăn dễ nghe dễ nhớ và càng bình dân càng tốt, trong khi nhiều ca khúc được gọi là “thảm hoạ nhạc Việt” thì lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Có một thực tế trong đời sống giải trí hiện nay là cái dở, cái xấu thì nhanh chóng được biết đến trong khi cái hay, cái đẹp cứ luôn lấp ló. Một bộ phận giới trẻ, nhân viên văn phòng ý thức rất rõ về mức độ thảm hoạ nhưng vẫn có sở thích chọn các ca khúc này như một kiểu đùa lạ, cài nhạc chuông để trêu ghẹo bạn bè, gây sự chú ý của người khác chứ không phải để nghe nhạc. Đây chính là lý do để các ca khúc “thảm hoạ” vẫn còn đất sống, còn những ca khúc mang ý nghĩa xã hội, ca từ đẹp thì nằm đấy. Ừ thì hay, nhưng nghe không vui tai, không có gì để cười cợt, nên chúng nhanh chóng bị lãng quên.

Sự vô tình của một bộ phận công chúng trẻ đã dung dưỡng cho cái xấu, cái dở. Và khi đó, để dễ dàng phát triển, các nghệ sĩ tử tế sẽ phải vất vả gấp nhiều lần.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
 
Top Bottom