Văn những nét cơ bản về Hồ Chí Minh

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
I. Cuộc đời (1890- 1969)
+ Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An > Giàu truyền thống yêu nước.
+ Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước.
+ Học vấn: thủa bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Ph -> Am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) > hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
+ Quá trình hoạt động cách mạng:
1911: ra đi tìm đường cứu nước.
1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…
– Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
II. Sự nghiệp sáng tác.
1. Quan điểm sáng tác

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện.
1.1/Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
…biết xung phong”.
Chất “thép” ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca. “Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép”( Hoài Thanh). Chất “thép” còn là bản lĩnh cứng cỏi của người cầm bút. Đó là sự tiếp tục quan điểm thơ “chuyên chú ở con người” như Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại Cách mạng vô sản. Sau này, trong những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp, qua Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, Người lại khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
1.2/ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại Cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Cách viết thế nào?”. Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập không có nghĩa là hạ thấp phẩm chất của văn chương, mà phải tiếp tục nâng cao phẩm chất ấy, qua đó nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ của nhân dân. Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
1.3/ Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người phê phán những tác phẩm “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương “người tốt, việc tốt”, uốn nắn và phê phán cái xấu. Tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa nay.
1.4/ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống quan điểm sáng tác sâu sắc, tiến bộ, có giá trị lớn lao đối với việc phát triển nền văn học Cách mạng, và có ý nghĩa lâu dài. Những quan điểm sáng tác ấy được Hồ Chí Minh đúc kết, chắt lọc từ chính quá trình cầm bút, từ những hiểu biết sâu sắc, uyên bác về văn học, và được Người thực thi một cách bền bỉ, thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình.
2. Sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật
– Nhận định chung về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
+ Độc đáo, đa dạng
+ Bắt nguồn từ: Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động cách mạng, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới.
Quan điểm sáng tác.
– Văn chính luận:
+ Cơ sở: khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
+ Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
+ Phong cách: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
+ Tác phẩm tiêu biểu:
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chân thực của các sự việc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắc sảo, trí tuệ của nghệ thuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt của tình cảm.
Tuyên ngôn độc lập (1945): công bố với toàn thể dân tộc và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân, nhân loại…
Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
– Truyện và kí:
+ Mục đích: Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến hèn nhát liếm giầy xâm lược.
Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc.
+ Phong cách: Chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.
+ Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
– Thơ ca: thể hiện sâu sắc nhất phong cách đa dạng độc đáo của Hồ Chí Minh.
+ Nhật kí trong tù:
Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dài ngâm nguội cho khuây”.
Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày; bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh (nghị lực phi thường; tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc đông trước nỗi đau con ngươi vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ…)
+ Sáng tác ở Việt Bắc (1941- 1945):
Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự “nỗi nước nhà” của vị lãnh tụ ưu nước ái dân.
Phong cách:
.
Thơ tuyên truyền: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ
. Thơ nghệ thuật: viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện
đại, chất thép và chất tình.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom