- 6 Tháng chín 2017
- 1,593
- 3,820
- 544
- Hải Dương
- THPT Tứ Kỳ.
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Con người sở hữu năm giác quan, trí nhớ của cá vàng chỉ kéo dài ba giây hay mặt trời có màu vàng chính là ba trong số những hiểu lầm lớn nhất, mà hầu hết chúng ta vẫn luôn tin đó là sự thật. Hãy cùng tìm lời giải chính xác cho những sự thật “hiển nhiên” này!
Tắc kè luôn biến đổi màu sắc để trùng khớp với môi trường
Có lẽ đây là một trong những hiểu lầm lớn nhất của đại đa số chúng ta ở thời điểm hiện tại. Trên thực tế, có đôi lúc, màu sắc của các loài tắc kè được thay đổi để trùng với môi trường nhằm mục đích ngụy trang. Tuy nhiên, khả năng “biến sắc” thiên phú của loài động vật này, được sử dụng chủ yếu cho việc thể hiện cảm xúc, giao tiếp với các cá thể khác. Ngoài ra, màu sắc cũng thay đổi theo sự biến động nhiệt độ của môi trường.
Giải thích thêm về khả năng thay màu da của tắc kè: Thực chất trên các tế bào biểu bì của loài bò sát này, được bao phủ bởi một lớp tinh thể guanine. Các tinh thể này có khả năng tương tác với nhau và với môi trường, làm thay đổi bước sóng của ánh sáng phản xạ từ chúng. Từ đó, tạo nên sự thay đổi màu sắc ở da của tắc kè.
Con người có năm giác quan
Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng, con người có năm giác quan đó là: Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác. Gần đây lại có nhiều ý kiến cho rằng con người còn có giác quan thứ sáu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng số giác quan thực sự của con người lớn hơn thế nhiều. Cụ thể mỗi người chúng ta có thể sở hữu trên 20 loại giác quan.
Có thể chỉ ra một số loại giác quan khác như: khả năng cảm nhận sự đói, sự khát, cảm giác no bụng, thời gian, sự cân bằng hay thậm chí là nồng độ CO2 trong khí quyển.
Con người chỉ sử dụng 10% bộ não
Trong các bộ phim điện ảnh, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến một thông tin là con người chỉ sử dụng được 10% bộ não. Và những người có khả năng sử dụng nhiều hơn con số này có thể sẽ sở hữu được trí nhớ siêu phàm hoặc năng lực siêu nhiên như nhân vật Lucy trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, đây thực sự là một quan niệm sai lầm.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hầu như toàn bộ bộ não của người đều được sử dụng để điều khiển các chức năng sống hàng ngày. Chỉ có một điều là, tại cùng một thời điểm chỉ có 10% các tế bào thần kinh trong não hoạt động và chúng cứ như vậy luân phiên nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy bộ não người chỉ có khoảng 10% thể tích là có chứa các tế bào thần kinh. Các vùng còn lại là vị trí của tế bào đệm với nhiệm vụ hỗ trợ và điều hòa các tế bào thần kinh chính.
Cá vàng chỉ có trí nhớ kéo dài ba giây
Để ám chỉ những người đãng trí, hay quên, chúng ta thường có thuật ngữ “Não cá vàng” bởi nhiều thông tin cho rằng cá vàng chỉ có trí nhớ kéo dài 3 giây. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện các thí nghiệm, để kiểm tra đầu óc của loại cá này và câu trả lời là chúng có trí nhớ kéo dài đến hàng tháng trời. Đơn cử như thí nghiệm của một nhà nghiên cứu người Isarel về trí nhớ của cá vàng với âm nhạc. Kết quả thu được là những chú cá vàng vẫn cho phản ứng với loại nhạc mà chúng đã nghe cách đó 5 tháng.
Mặt trời có màu vàng
Màu sắc của mặt trời có lẽ là điều mà ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Tùy theo từng thời điểm trong ngày mà mặt trời sẽ có màu vàng, ửng cam hay ửng hồng nhưng chung quy lại thì vẫn là sắc vàng chủ đạo. Tuy nhiên, màu sắc mà ta quan sát được đã bị biến đổi bởi bầu khí quyển của trái đất. Thực chất, ánh sáng mặt trời là sự kết hợp của nhiều màu sắc khác nhau (các bạn có thể dễ dàng nhận ra khi quan sát hiện tượng cầu vồng). Vì thế cho nên, theo khoa học mặt trời sẽ có màu trắng.
Tác giải: Thảo Vy.
Tắc kè luôn biến đổi màu sắc để trùng khớp với môi trường
Có lẽ đây là một trong những hiểu lầm lớn nhất của đại đa số chúng ta ở thời điểm hiện tại. Trên thực tế, có đôi lúc, màu sắc của các loài tắc kè được thay đổi để trùng với môi trường nhằm mục đích ngụy trang. Tuy nhiên, khả năng “biến sắc” thiên phú của loài động vật này, được sử dụng chủ yếu cho việc thể hiện cảm xúc, giao tiếp với các cá thể khác. Ngoài ra, màu sắc cũng thay đổi theo sự biến động nhiệt độ của môi trường.
Giải thích thêm về khả năng thay màu da của tắc kè: Thực chất trên các tế bào biểu bì của loài bò sát này, được bao phủ bởi một lớp tinh thể guanine. Các tinh thể này có khả năng tương tác với nhau và với môi trường, làm thay đổi bước sóng của ánh sáng phản xạ từ chúng. Từ đó, tạo nên sự thay đổi màu sắc ở da của tắc kè.
Con người có năm giác quan
Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng, con người có năm giác quan đó là: Thị giác, Thính giác, Vị giác, Khứu giác và Xúc giác. Gần đây lại có nhiều ý kiến cho rằng con người còn có giác quan thứ sáu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng số giác quan thực sự của con người lớn hơn thế nhiều. Cụ thể mỗi người chúng ta có thể sở hữu trên 20 loại giác quan.
Có thể chỉ ra một số loại giác quan khác như: khả năng cảm nhận sự đói, sự khát, cảm giác no bụng, thời gian, sự cân bằng hay thậm chí là nồng độ CO2 trong khí quyển.
Con người chỉ sử dụng 10% bộ não
Trong các bộ phim điện ảnh, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến một thông tin là con người chỉ sử dụng được 10% bộ não. Và những người có khả năng sử dụng nhiều hơn con số này có thể sẽ sở hữu được trí nhớ siêu phàm hoặc năng lực siêu nhiên như nhân vật Lucy trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, đây thực sự là một quan niệm sai lầm.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hầu như toàn bộ bộ não của người đều được sử dụng để điều khiển các chức năng sống hàng ngày. Chỉ có một điều là, tại cùng một thời điểm chỉ có 10% các tế bào thần kinh trong não hoạt động và chúng cứ như vậy luân phiên nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy bộ não người chỉ có khoảng 10% thể tích là có chứa các tế bào thần kinh. Các vùng còn lại là vị trí của tế bào đệm với nhiệm vụ hỗ trợ và điều hòa các tế bào thần kinh chính.
Cá vàng chỉ có trí nhớ kéo dài ba giây
Để ám chỉ những người đãng trí, hay quên, chúng ta thường có thuật ngữ “Não cá vàng” bởi nhiều thông tin cho rằng cá vàng chỉ có trí nhớ kéo dài 3 giây. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện các thí nghiệm, để kiểm tra đầu óc của loại cá này và câu trả lời là chúng có trí nhớ kéo dài đến hàng tháng trời. Đơn cử như thí nghiệm của một nhà nghiên cứu người Isarel về trí nhớ của cá vàng với âm nhạc. Kết quả thu được là những chú cá vàng vẫn cho phản ứng với loại nhạc mà chúng đã nghe cách đó 5 tháng.
Mặt trời có màu vàng
Màu sắc của mặt trời có lẽ là điều mà ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Tùy theo từng thời điểm trong ngày mà mặt trời sẽ có màu vàng, ửng cam hay ửng hồng nhưng chung quy lại thì vẫn là sắc vàng chủ đạo. Tuy nhiên, màu sắc mà ta quan sát được đã bị biến đổi bởi bầu khí quyển của trái đất. Thực chất, ánh sáng mặt trời là sự kết hợp của nhiều màu sắc khác nhau (các bạn có thể dễ dàng nhận ra khi quan sát hiện tượng cầu vồng). Vì thế cho nên, theo khoa học mặt trời sẽ có màu trắng.
Tác giải: Thảo Vy.