Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Giáng sinh là mùa cô đơn nhất
Nếu bạn cô đơn trong đêm Giáng sinh, nỗi buồn sẽ tăng lên gấp bội.
Đối với Charlie, nhân viên điều khiển thang máy trong một tòa nhà cao tầng ở New York, Giáng sinh lại là mùa buồn nhất trong năm.
Như bao ngày bình thường khác, Charlie thức dậy khi bầu trời bên ngoài vẫn tối đen như mực. Anh thay quần áo, rời căn gác trọ chật chội của mình, lắng nghe cả thành phố còn đang say ngủ. Sau bữa sáng vội vàng trong một cửa hàng tiện lợi, anh bắt chuyến tàu sớm đi làm. Đối với những người nhân viên như Charlie, Giáng sinh không hề là một kì nghỉ.
Cuộc sống của Charlie không quá túng thiếu, anh có công việc ổn định và được nhiều khách tặng thêm tiền boa. Điều khiến anh cảm thấy lạc lõng trong mùa lễ hội ấm cúng này chính là sự cô đơn. Anh không có gia đình, bè bạn. Anh cô độc như một tù nhân bị giam giữ trong chiếc hộp thang máy vài mét vuông, giới hạn bởi 16 tầng của tòa nhà. Suốt 10 năm trời, cuộc sống của anh bó hẹp trong một vòng tuần hoàn lên xuống như thế. Chẳng có một bữa tiệc Giáng sinh nào, anh sẽ chỉ ăn tối một mình với chiếc sandwich gọn nhẹ.
Cuộc sống của Charlie bị bó hẹp trong chiếc thang máy lên xuống tòa nhà 16 tầng, và Giáng sinh cũng không ngoại lệ
Người khách đầu tiên bước vào thang máy là bà Gadshill, một người sống trong tòa căn hộ, nơi Charlie làm việc. Đó là một bà cụ giàu có nhưng cô đơn. Bà có 3 người con và 7 người cháu, nhưng không ai trong số họ nhớ về thăm bà trong mùa đông lạnh giá này. Bà buồn nhưng không thể trách ai. Người ta còn bận rộn với quá nhiều thứ có vẻ như quan trọng hơn. Giáng sinh năm nào bà cũng dậy sớm, một mình lủi thủi đi đến nhà thờ.
Bóng tối bên ngoài cửa kính đã bắt đầu hửng sang màu xanh sáng. Những người đi lễ sớm đã bắt đầu ra khỏi nhà. Mùi cà phê, mùi bánh mì, mùi thịt nướng bắt đầu len ra từ những căn hộ, làm chạnh lòng những kẻ cô đơn.
Hẳn là họ đã quen với cuộc sống bình lặng, nhưng vào cái ngày gia đình nào cũng lao xao bếp núc, nỗi cô quạnh càng tăng lên gấp bội.
Nhiều người già phải tập quen với những mùa Giáng sinh neo đơn
Giáng sinh không dành cho người nghèo
Trẻ con luôn là những tâm hồn nhạy cảm nhất khi không khí Giáng sinh tràn về. Khi những cây thông lấp ló ngoài phố, những dây đèn lộng lẫy giăng lên ở khắp nơi, những tiếng chuông ngân vang mọi nẻo đường, hình ảnh ông già Noel xuất hiện trên tất cả các kênh truyền hình và tạp chí, ngay cả một đứa trẻ cũng có thể nhận ra Giáng sinh đã về. Kể cả khi đứa trẻ ấy không biết đọc, nó vẫn có thể nhận ra, vì Giáng sinh đã tràn vào từng mét vuông không khí mà nó hít thở. Và dù giàu hay nghèo, những đứa trẻ vẫn tin rằng, chúng sẽ có quà Giáng sinh nếu chúng chăm ngoan và biết vâng lời.
Dù giàu hay nghèo, đứa trẻ nào cũng mong rằng ông Noel sẽ tới.
Đối với những đứa trẻ sống trong các khu ổ chuột ở Venezuela, quà Giáng sinh có lẽ là một thứ xa xỉ, khi chúng chưa ngày nào được no bụng và sẵn sàng ăn những thứ người ta bỏ đi từ những bữa tiệc xa hoa. Một phần không nhỏ dân cư Venezuela vẫn sống tạm bợ trong các khu ổ chuột.
Helen Ramirez, 8 tuổi, một cậu bé sống tại khu dân cư nghèo Petare, chỉ mong ông già Noel mang đến cho gia đình mình thật nhiều lương thực và một đôi giày màu hồng giống trong phim. Nhưng món đồ ấy tất nhiên nằm ngoài tầm với, vì giá của nó cao gấp 14 lần mức lương tối thiểu của gia đình cậu. Nếu là một người cha, người mẹ nghèo khổ, làm sao bạn có thể nói với những đứa con ngây thơ của mình rằng, ông già Noel chỉ ghé thăm những gia đình giàu có?
Vẫn quá sớm để những đứa trẻ này hiểu được rằng, ông Noel không thể đến với tất cả mọi người.
Hai vợ chồng Terry và Britton cùng cậu con trai Justin 11 tuổi của mình, một gia đình đến từ bang Virginia (Mỹ), sẽ đón Giáng sinh năm nay trong ngôi nhà khiêm tốn họ vừa chuyển đến. Thu nhập của cả gia đình chỉ vỏn vẹn 10.000 USD một năm (hơn 200 triệu VND), một con số khó có thể đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu cơ bản ngay ở những quận ít đắt đỏ nhất ở Mỹ.
Những dịp nghỉ lễ luôn khiến các gia đình khó khăn đau đầu, vì bọn trẻ không đi học nên không được hưởng bữa trưa miễn phí tại trường. Trong khi đó, mùa đông lại đến sớm, hóa đơn hệ thống sưởi cứ tăng lên không ngừng.
Gia đình này phải tập quen với cuộc sống không mấy dư dả của mình, nhất là trong dịp Giáng sinh.
Giáng sinh này, gia đình Terry và Britton sẽ chỉ cùng nhau xem một bộ phim và chơi trò chơi. Không tiệc tùng, không quà tặng. Thật may mắn là những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình nghèo khổ đều rất hiểu chuyện và không bao giờ đòi hỏi, dù có lẽ trong lòng chúng vẫn ít nhiều có chút tủi thân.
Nếu chỉ là một ngày bình thường thì không sao, nhưng đây lại là Giáng sinh.
Giáng sinh là mùa sẻ chia
Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta vẫn duy trì truyền thống đi thăm và tặng quà Giáng sinh cho những trẻ em nghèo, những người neo đơn hay xa xứ. Ở Bolivia, các doanh nghiệp, chính trị gia và người dân hằng năm vẫn quyên góp và chuẩn bị được khoảng 50.000 phần quà cho trẻ em, gồm bánh kẹo, đồ chơi và các vật phẩm thiết yếu. Những món quà hết sức nhỏ bé nhưng lại được những đứa trẻ nghèo khổ mong đợi hàng tháng trời.
Ông Noel có thể không đến với tất cả mọi người, nhưng tình yêu thương thì có.
Giám đốc một quỹ từ thiện của Venezuela hàng năm vẫn đóng giả ông già Noel đến thăm trẻ em nghèo ở khu ổ chuột Caracas, tổ chức vui chơi và hát mừng lễ hội. Nhờ vậy, những đứa trẻ nơi đây mới có cơ hội biết thế nào là Giáng sinh và tin rằng ông già Noel vẫn yêu thương cả những trẻ em nghèo.
Khi cuộc sống đã quá đủ đầy, chúng ta sẽ xem những gì mình đang có là nghiễm nhiên. Nếu bạn đang đón một mùa Giáng sinh đủ đầy và đầm ấm, hãy trân trọng những gì mình đang có và nghĩ về những người kém may mắn hơn. Giáng sinh không chỉ là mùa của những cuộc vui xa xỉ, mà còn là mùa của an lành, yêu thương. Hãy quan tâm hơn tới những ai đang cô đơn giữa mùa an vui, có khi đó chính là người thân của bạn, và san sẻ hạnh phúc của mình với những người còn đang thiếu thốn.
Hãy sẻ chia, vì Giáng sinh còn là mùa của yêu thương.
Nguồn kênh 14
Nếu bạn cô đơn trong đêm Giáng sinh, nỗi buồn sẽ tăng lên gấp bội.
Đối với Charlie, nhân viên điều khiển thang máy trong một tòa nhà cao tầng ở New York, Giáng sinh lại là mùa buồn nhất trong năm.
Như bao ngày bình thường khác, Charlie thức dậy khi bầu trời bên ngoài vẫn tối đen như mực. Anh thay quần áo, rời căn gác trọ chật chội của mình, lắng nghe cả thành phố còn đang say ngủ. Sau bữa sáng vội vàng trong một cửa hàng tiện lợi, anh bắt chuyến tàu sớm đi làm. Đối với những người nhân viên như Charlie, Giáng sinh không hề là một kì nghỉ.
Cuộc sống của Charlie không quá túng thiếu, anh có công việc ổn định và được nhiều khách tặng thêm tiền boa. Điều khiến anh cảm thấy lạc lõng trong mùa lễ hội ấm cúng này chính là sự cô đơn. Anh không có gia đình, bè bạn. Anh cô độc như một tù nhân bị giam giữ trong chiếc hộp thang máy vài mét vuông, giới hạn bởi 16 tầng của tòa nhà. Suốt 10 năm trời, cuộc sống của anh bó hẹp trong một vòng tuần hoàn lên xuống như thế. Chẳng có một bữa tiệc Giáng sinh nào, anh sẽ chỉ ăn tối một mình với chiếc sandwich gọn nhẹ.
Cuộc sống của Charlie bị bó hẹp trong chiếc thang máy lên xuống tòa nhà 16 tầng, và Giáng sinh cũng không ngoại lệ
Người khách đầu tiên bước vào thang máy là bà Gadshill, một người sống trong tòa căn hộ, nơi Charlie làm việc. Đó là một bà cụ giàu có nhưng cô đơn. Bà có 3 người con và 7 người cháu, nhưng không ai trong số họ nhớ về thăm bà trong mùa đông lạnh giá này. Bà buồn nhưng không thể trách ai. Người ta còn bận rộn với quá nhiều thứ có vẻ như quan trọng hơn. Giáng sinh năm nào bà cũng dậy sớm, một mình lủi thủi đi đến nhà thờ.
Bóng tối bên ngoài cửa kính đã bắt đầu hửng sang màu xanh sáng. Những người đi lễ sớm đã bắt đầu ra khỏi nhà. Mùi cà phê, mùi bánh mì, mùi thịt nướng bắt đầu len ra từ những căn hộ, làm chạnh lòng những kẻ cô đơn.
Hẳn là họ đã quen với cuộc sống bình lặng, nhưng vào cái ngày gia đình nào cũng lao xao bếp núc, nỗi cô quạnh càng tăng lên gấp bội.
Nhiều người già phải tập quen với những mùa Giáng sinh neo đơn
Giáng sinh không dành cho người nghèo
Trẻ con luôn là những tâm hồn nhạy cảm nhất khi không khí Giáng sinh tràn về. Khi những cây thông lấp ló ngoài phố, những dây đèn lộng lẫy giăng lên ở khắp nơi, những tiếng chuông ngân vang mọi nẻo đường, hình ảnh ông già Noel xuất hiện trên tất cả các kênh truyền hình và tạp chí, ngay cả một đứa trẻ cũng có thể nhận ra Giáng sinh đã về. Kể cả khi đứa trẻ ấy không biết đọc, nó vẫn có thể nhận ra, vì Giáng sinh đã tràn vào từng mét vuông không khí mà nó hít thở. Và dù giàu hay nghèo, những đứa trẻ vẫn tin rằng, chúng sẽ có quà Giáng sinh nếu chúng chăm ngoan và biết vâng lời.
Dù giàu hay nghèo, đứa trẻ nào cũng mong rằng ông Noel sẽ tới.
Đối với những đứa trẻ sống trong các khu ổ chuột ở Venezuela, quà Giáng sinh có lẽ là một thứ xa xỉ, khi chúng chưa ngày nào được no bụng và sẵn sàng ăn những thứ người ta bỏ đi từ những bữa tiệc xa hoa. Một phần không nhỏ dân cư Venezuela vẫn sống tạm bợ trong các khu ổ chuột.
Helen Ramirez, 8 tuổi, một cậu bé sống tại khu dân cư nghèo Petare, chỉ mong ông già Noel mang đến cho gia đình mình thật nhiều lương thực và một đôi giày màu hồng giống trong phim. Nhưng món đồ ấy tất nhiên nằm ngoài tầm với, vì giá của nó cao gấp 14 lần mức lương tối thiểu của gia đình cậu. Nếu là một người cha, người mẹ nghèo khổ, làm sao bạn có thể nói với những đứa con ngây thơ của mình rằng, ông già Noel chỉ ghé thăm những gia đình giàu có?
Vẫn quá sớm để những đứa trẻ này hiểu được rằng, ông Noel không thể đến với tất cả mọi người.
Hai vợ chồng Terry và Britton cùng cậu con trai Justin 11 tuổi của mình, một gia đình đến từ bang Virginia (Mỹ), sẽ đón Giáng sinh năm nay trong ngôi nhà khiêm tốn họ vừa chuyển đến. Thu nhập của cả gia đình chỉ vỏn vẹn 10.000 USD một năm (hơn 200 triệu VND), một con số khó có thể đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu cơ bản ngay ở những quận ít đắt đỏ nhất ở Mỹ.
Những dịp nghỉ lễ luôn khiến các gia đình khó khăn đau đầu, vì bọn trẻ không đi học nên không được hưởng bữa trưa miễn phí tại trường. Trong khi đó, mùa đông lại đến sớm, hóa đơn hệ thống sưởi cứ tăng lên không ngừng.
Gia đình này phải tập quen với cuộc sống không mấy dư dả của mình, nhất là trong dịp Giáng sinh.
Giáng sinh này, gia đình Terry và Britton sẽ chỉ cùng nhau xem một bộ phim và chơi trò chơi. Không tiệc tùng, không quà tặng. Thật may mắn là những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình nghèo khổ đều rất hiểu chuyện và không bao giờ đòi hỏi, dù có lẽ trong lòng chúng vẫn ít nhiều có chút tủi thân.
Nếu chỉ là một ngày bình thường thì không sao, nhưng đây lại là Giáng sinh.
Giáng sinh là mùa sẻ chia
Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta vẫn duy trì truyền thống đi thăm và tặng quà Giáng sinh cho những trẻ em nghèo, những người neo đơn hay xa xứ. Ở Bolivia, các doanh nghiệp, chính trị gia và người dân hằng năm vẫn quyên góp và chuẩn bị được khoảng 50.000 phần quà cho trẻ em, gồm bánh kẹo, đồ chơi và các vật phẩm thiết yếu. Những món quà hết sức nhỏ bé nhưng lại được những đứa trẻ nghèo khổ mong đợi hàng tháng trời.
Ông Noel có thể không đến với tất cả mọi người, nhưng tình yêu thương thì có.
Giám đốc một quỹ từ thiện của Venezuela hàng năm vẫn đóng giả ông già Noel đến thăm trẻ em nghèo ở khu ổ chuột Caracas, tổ chức vui chơi và hát mừng lễ hội. Nhờ vậy, những đứa trẻ nơi đây mới có cơ hội biết thế nào là Giáng sinh và tin rằng ông già Noel vẫn yêu thương cả những trẻ em nghèo.
Khi cuộc sống đã quá đủ đầy, chúng ta sẽ xem những gì mình đang có là nghiễm nhiên. Nếu bạn đang đón một mùa Giáng sinh đủ đầy và đầm ấm, hãy trân trọng những gì mình đang có và nghĩ về những người kém may mắn hơn. Giáng sinh không chỉ là mùa của những cuộc vui xa xỉ, mà còn là mùa của an lành, yêu thương. Hãy quan tâm hơn tới những ai đang cô đơn giữa mùa an vui, có khi đó chính là người thân của bạn, và san sẻ hạnh phúc của mình với những người còn đang thiếu thốn.
Hãy sẻ chia, vì Giáng sinh còn là mùa của yêu thương.
Nguồn kênh 14