Những đoạn văn chuẩn bị cho kỳ KT

  • Thread starter ongdiatieuhuunguyen
  • Ngày gửi
  • Replies 12
  • Views 2,134

O

ongdiatieuhuunguyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy anh chị xem giúp em 2 đoạn văn này nhá, nếu chỗ nào ko được , ko đúng hay là văn nói mấy anh chị sửa lại giúp em:
*Một đoạn văn từ 4-6 câu có sử dụng phép Hoán dụ:
"Đừng vui sướng nhất thời mà ngủ quên trong chiến thắng."-Lời nhắc nhở của cô Tánh đã khắc sâu trong tâm trí tôi.Trong chiến trường này, những đoàn quân đều ganh đua quyết liệt. Mọi chiến binh đều cố gắng hết sức để nhận được cờ thi đua. Khi bại trận, họ không hề nản chí. Cũng nhờ lời cô dạy mà đoàn quân chúng tôi không dễ dàng gục ngã trong sự thành công.
Chiến trường=trường học : lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng
Đoàn quân= lớp học:Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Chiến binh= học sinh:Lấy dấu hiệu của sự vật để goi sự vật

Một đoạn văn 4-6 câu su dụng phép Ẩn dụ
Đã điểm mười hai giờ, quả lòng đỏ trứng thiên nhiênchiếunhững tia nắng vàng giòn tanxuống mặt đất. Cây xanh trong công viên vươn mình, dãn cơ như muốn hấp thụ chất dinh dưỡng để chóng lớn. Mặt hồ hửng hồng, lấp lánh như được dát bạc. Vài chú chim nhỏ dậu trên cành, hấp tấp vội vàng níu chiếc lá trên đầu che nắng. Du khách kéo đến hồ ngắm cảnh,đông vui.
Quả lòng đỏ trứng thiên nhiên= mặt trời: hình thức
Những tia nắng vàng giòn tan = nắng lúc mười hai giờ: chuyển đổi cảm giác.

Thứ hai 16-3-2009 là em KT rồi, mong mấy anh chị sửa gấp gấp cho em dể em còn học thuộc.
 
Last edited by a moderator:
I

iburatino

Mình xin mạn phép góp ý, nếu không đúng thì xin bảo lại:
- Các phần mà bạn cho là hoán dụ ở đoạn văn đầu có phần giống ẩn dụ hơn là hoán dụ. Ở đây bạn đã ẩn dụ phẩm chất ( không biết nói là phẩm chất có đúng không, mình chưa có nắm chắc lắm ) "trường học" thành "chiến trường", "lớp học" thành "đoàn quân", "chiến binh" thành "học sinh". Thử coi lại nhé: Cái cụ thể của "chiến trường" có phải là "trường học" không? "Một" có thể đại diện cụ thể cho "số ít", "ba" có thể đại diện cụ thể cho "số nhiều" nhưng đại diện cụ thể cho "chiến trường" không thể là "trường học", chỉ có thể so sánh "trường học" như "chiến trường" thôi. "Lớp học, học sinh" cũng không phải là dấu hiệu của "đoàn quân, chiến binh" được.
- Còn đoạn 2, phần "Đã điểm mười hai giờ" là một câu thiếu chủ ngữ. Bạn có thể nói: " Mười hai giờ" thay cho "Đã điểm 12 giờ" để câu thiếu chủ ngữ trở thành trạng ngữ. Còn "vàng giòn" thì mình nghĩ không phải ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đâu. Mà nếu có thì bạn nên nói là vàng xuộm thì hay hơn, bạn à! Vì tia nắng không gợi cho ta cảm giác khô, cứng và dễ gãy mà tạo cho ta cảm giác những tia nắng như mật vàng xuộm. Còn như Tô Hoài nói: "Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn" nghe còn hợp lí, bạn à!
 
O

ongdiatieuhuunguyen

Nhiều nhiều ý kiến cho bài của em nữa đi,kĩ kĩ 1chút.Em thấy Chiến trường và trường học đâu có nét tương dồng đâu,cả mấy từ khác nữa,hay mấy anh chị làm thử 1 bài Hoán dụ và 1 bài Ẩn dụ cho em đi.Nắng vàng giòn tan là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (có ở trong bài Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân).Em giải thích nhá: Nắng>>>chỉ cảm nhận được bằng thị giác (thường dùng kèm những tính từ:vàng xuộm,vàng lịm...,chỉ nhìn bằng mắt.Còn từ "giòn tan":mình chỉ cảm nhận được bằng vị giác như bánh phồng tôm,snack.... Và khi nắng mà dùng với từ giòn tan,mình chỉ cảm nhận được qua xúc giác chứ không liếm hay ăn để cảm nhận.
 
I

iburatino

- Mình nghĩ chiến trường và trường học không thể có nét tương cận được => không phải hoán dụ. Là hoán dụ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể thì ko phải rồi, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng cũng không phải, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật mình nghĩ cũng không đúng vì trường học không phải dấu hiệu hay đặc điểm của chiến trường. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng cũng không phải vì như mình đã nói sao có thể gọi đại diện cụ thể cuả chiến trường là trường học được. Còn chiến trường giống trường học ở chỗ: Cùng là nơi ganh đua giữa nhiều bên với nhau ( mà như bạn muốn nói các bên ở đây là lớp học ). Cả đoàn quân và chiến binh cũng tương tự. Khi đọc phần " trong chiến trường này " mình thấy bạn không cần thiết phải dùng biện pháp tu từ đâu. Có thể sửa là: Trong trường tôi, mỗi lớp học là một đoàn quân nhí và tất cả đều ganh đua nhau quyết liệt.

- Còn đây là một đoạn văn có chứa hoán dụ:
Hồi lên bốn, tôi khác rất nhiều đứa trẻ ở chỗ: Không thích nghe chuyện cổ tích mà lại thích nghe kể chuyện hành quân ở Trường Sơn. Người kể cho tôi cũng chẳng phải những bà cụ tóc bạc phơ mà là bố. Đôi chân bố đi xuyên Tổ quốc và cũng chính đôi chân ấy đã đi qua những ngày tháng Mĩ ném bom vào rừng Trường Sơn. Tiếng bom dữ dội gần sát tai mà bố và đồng đội vẫn khoác trên vai chiếc ba lô con cóc nặng trịch để đem lại hạnh phúc, độc lập cho nước nhà. Tôi ngưỡng mộ biết bao bố tôi và những con người ấy, những người đã dũng cảm chiến đấu và sẵn sàng hy sinh với lòng yêu nước bao la. Tôi tự nhủ: Phải làm sao học thật tốt để xây dựng đất nước Việt Nam mà các thế hệ cha chú đã quyết tâm giữ gìn ngày càng tiến bộ hơn và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu khác.

- Còn đây là một đoạn văn tả trời đêm hè đầy sao có ẩn dụ:
Đêm. Âm thanh lắng xuống, chỉ còn nghe tiếng ve miên man, đều đều...đều đều.. Bầu trời đêm nay mới đẹp làm sao! Tấm thảm nhung huyền phủ kín chân trời với sắc đen huyền ảo làm nổi bật lên những hạt kim sa vàng lóng lánh. Gió hiu hiu thổi làm mặt ao lăn tăn gợn sóng. Tấm gương lay động làm bóng của trời sao mờ đi, nhưng không vì thế nó mất đi vẻ đẹp của mình mà trái lại, cảnh sắc càng lung linh hơn. Tôi đã cố thức trắng cả đêm nhiều lần để được cảm nhận lâu hơn sự tuyệt vời vào những đêm hè mát mẻ thế này. Nhưng tiếng ve triền miên và làn gió mát cứ dẫn tôi vào cảm giác man mác rồi đưa tôi vào giấc ngủ say lúc nào không biết...
 
O

ongdiatieuhuunguyen

Vậy là bài Ẩn dụ của em đã được rồi phải ko anh.Em làm lại bài hoán dụ nha,anh nhận xet đi :
Ngày nào cũng vậy, mỗi khi bước ra khỏi cửa, bố mẹ đều cẩn thận đội nồi cơm điện lên đầu. Nghe lời bố mẹ , em cũng đội nón bảo hiểm.
Trời nắng, mọi người hay than phiền vì nón làm tóc xấu và rối. Đến tối, Việt Nam mới trở nên đẹp đẽ và đủ màu sắc vì có sự góp mặt của những nồi cơm điện, những chiếc áo muôn vẻ, ánh vàng....Tuy có sự hạn chế nhưng nón bảo hiểm cũng có nhiều lợi ích lớn, các anh đã giúp cho giao thông ít vụ tai nạn hơn, bảo vệ mạng sống của mọi người.
Nồi cơm điện=nón bảo hiểm:dấu hiệu của sự vật/sự vật
Những chiếc áo muôn vẻ= người dân: bộ phận/ toàn thể
Ánh vàng= bóng đèn đường: dấu hiệu của sự vật/sự vật
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Chị xin góp ý cho em thế này, trước tiên ta nhắc lại một tí về hoán dụ và ẩn dụ nhé, hóan dụ sử dụng các sự vật có mối quan hệ tương cận và luôn đi đôi, gần gũi với nhau, còn ẩn dụ thì các sự vật có phần giống nhau ở một khía cạnh nào đó. Vậy em thử xét xem “chiến trường” và “trường học” giống nhau về khía cạnh nào hay nó có đi đôi với nhau k? Chiến trường là nơi chiến đấu của người chiến sĩ chống lại kẻ thù, còn trường học là mặt trận của học sinh chiến đấu với sự ngu dốt, điều này có nghĩa nó giống nhau ở 1 góc độ nhỏ, vậy sự vật em đem thay vào là hình ảnh ẩn dụ chứ k phải hoán dụ, nếu em nói Đoàn quân= lớp học:Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Chiến binh= học sinh:Lấy dấu hiệu của sự vật để goi sự vật thì chưa thực sự hợp lí, lớp học là hình ảnh chung, bao quát khung cảnh của một lớp, còn đoàn quân là hình ảnh nhiều người mặc quân phục cùng chiến đấu trong một đơn vị, nó khác nhau, k có quan hệ về dấu hiệu gợi hình ảnh, còn về chiến binh và học sinh,chị nghĩ cái này k sai cho ẩn dụ, chiến binh chiến đấu thì học sinh cũng chiến đấu, em chưa thể lựa chọn hình ảnh và sự vật phù hợp cho cái em muốn lấy hoán dụ.
Đọan văn thứ hai của em, chị thấy có phần không hợp lí trong logic, thứ nhất em viết câu chưa trôi chảy, “đã điểm 12 giờ” em nên thay từ như bạn ở trên đã góp ý. “quả lòng đỏ trứng của thiên nhiên”, nghe có cảm giác hơi cứng một tí và hơi dài dòng, sao em k viết “quả lòng đỏ khổng lồ”, từ “của thiên nhiên” nghe có cái gì bộc quá, k giống hoán dụ là khép ý. “Những tia nắng vàng giòn”, nghe k hợp logic là ở đây, ở trên em dùng hình ảnh lòng đỏ trứng, cái đó nó đâu có giòn tan hả em, em viết như vậy thì các chi tiết trong bài rời rạc nhau, có thể người khác sẽ hiểu cái giòn ở đây là của sự vật chứ k liên quan tới lòng đỏ trứng. Mặt khác, tia nắng vàng giòn không phải là hình ảnh ẩn dụ em à, em đã nói bộc như thế thì còn gì là ẩn dụ nữa. Nhưng phải nói em biết liên tưởng và chọn hình ảnh đó.
 
O

ongdiatieuhuunguyen

Hãy nhận xét bài hoán dụ thứ 2 của của em với.Bài Ẩn dụ ở trên em lấy hình ảnh Qua lòng đỏ... và nắng vàng giòn tan trong bài văn Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, cô giáo em giảng đó là Ẩn dụ.
 
C

congchualolem_b

chị nghĩ trong trường hợp này em đừng sử dụng các hình ảnh đã có sẵn, khi mình sử dụng lại của các nhà văn thứ nhất dễ bị "hớ", thứ hai em sẽ k hiểu ý nhà văn muốn nói gì, ẩn ý thế nào mà dùng thì dễ bị "bẻ"lại lắm. Chị đã nói ở trên, em dùng hình ảnh lòng đỏ trứng mà dùng từ "chiếu" là k phù hợp theo logic, sao em k ví ông mặt trời như "hòn lửa" phun những "tia lửa" xuống mặt đất.

“đừng vui sướng nhất thời mà ngủ quên trong chiến thắng”. Lời nhắc nhở của cô Tánh đã khắc sâu trong tâm trí tôi. Trong cuộc chinh phục đỉnh everet, những vận động viên phải cố gắng hết sức và bằng mọi giá phải giành được phần thắng. Khi bị ngã, họ không dừng lại mà tiếp tục leo. Cũng nhờ câu nói đó mà các vận động viên chúng tôi đã không thể dễ dàng gục ngã trong thất bại hay chìm đắm trong thành công.
ở đây chị đã sử dụng hình ảnh “cuộc chinh phục núi everet” để nói đến con đường đi đến tương lai, nó bao quát nghĩa của mái trường vì còn nói đến con đường của tương lai xa hơn nữa, đỉnh everet là mái nhà của nhân loại và cũng là đỉnh cao của tri thức, là mục đích của mỗi học sinh muốn đến. Vận động viên được thay cho học sinh, những người đang tiến bước và cố leo lên đỉnh bằng tất cả sức lực. Cú ngã đựơc xem như một thần thất vọng trước tình hình học tập không tốt.


chị làm thử như vậy em xem và nghĩ có đúng với hoán dụ k.
 
O

ongdiatieuhuunguyen

chị nghĩ trong trường hợp này em đừng sử dụng các hình ảnh đã có sẵn, khi mình sử dụng lại của các nhà văn thứ nhất dễ bị "hớ", thứ hai em sẽ k hiểu ý nhà văn muốn nói gì, ẩn ý thế nào mà dùng thì dễ bị "bẻ"lại lắm. Chị đã nói ở trên, em dùng hình ảnh lòng đỏ trứng mà dùng từ "chiếu" là k phù hợp theo logic, sao em k ví ông mặt trời như "hòn lửa" phun những "tia lửa" xuống mặt đất.

“đừng vui sướng nhất thời mà ngủ quên trong chiến thắng”. Lời nhắc nhở của cô Tánh đã khắc sâu trong tâm trí tôi. Trong cuộc chinh phục đỉnh everet, những vận động viên phải cố gắng hết sức và bằng mọi giá phải giành được phần thắng. Khi bị ngã, họ không dừng lại mà tiếp tục leo. Cũng nhờ câu nói đó mà các vận động viên chúng tôi đã không thể dễ dàng gục ngã trong thất bại hay chìm đắm trong thành công.
ở đây chị đã sử dụng hình ảnh “cuộc chinh phục núi everet” để nói đến con đường đi đến tương lai, nó bao quát nghĩa của mái trường vì còn nói đến con đường của tương lai xa hơn nữa, đỉnh everet là mái nhà của nhân loại và cũng là đỉnh cao của tri thức, là mục đích của mỗi học sinh muốn đến. Vận động viên được thay cho học sinh, những người đang tiến bước và cố leo lên đỉnh bằng tất cả sức lực. Cú ngã đựơc xem như một thần thất vọng trước tình hình học tập không tốt.


chị làm thử như vậy em xem và nghĩ có đúng với hoán dụ k.

Chị nhạn xét cái bài nón bảo hiểm của em kìa, em ko thích lấy bài văn của người khác đâu, chỉ thích đọc mẫu rồi lấy ý tưởng.
 
O

ongdiatieuhuunguyen

Hic hic, sao khó phân biệt HD và ÂD vậy trời. Dù đã học thuộc lý thuyết mà ko sao thông thạo được. Chị kiếm một vài từ ngữ hay câu có sử dụng HD giúp em đi, rồi từ câu em sẽ nghĩ tiếp đoạn văn.Chị nhận xét bài Nón bảo hiểm xem được ko, em lấy ý tưởng từ bài mẫu của cô giáo.
 
C

congchualolem_b

chị nghĩ từ "nồi cơm điện" của em đã được rồi đó, nhưng các từ còn lại thì chưa chính xác cho lắm, lời văn có cái gì gượng gạo em àh. Em đã đọc câu thơ của Tố Hữu chưa "Áo chàm đưa buổi phân li/ cầm tay nhau biết nói gì hôm nay", trong đó từ "áo chàm" ý nói đến người Việt Bắc vì người dân ở đây thường mặc áo màu chàm, từ đó em thử tìm một số hình ảnh tương tự được k, chị cũng hay bị nhầm về chuyện này lắm, tạm thời chị chưa nghĩ ra gì em à. Chị chỉ có vài nhận xét về bài làm của em, "những chiếc áo ánh vàng" nghe k hay cho lắm em à, việc em hoán dụ giữa ánh đèn đường và màu vàng thì là ẩn dụ rồi em, mà em viết câu như vậy k có ý nghĩa đâu, sao em k viết là "đi dưới ông mặt trời nhỏ màu vàng", em thiếu từ "đi dưới" làm câu trở nên k có ý nghĩa.
 
I

iburatino

Trời, người ta gọi cái nón bảo hiểm là nồi cơm điện là cách nói vui dân gian thôi, bạn nói vô bài thì chẳng tạo nên được biện pháp nghệ thuật gì cả. Cô giáo mà đọc trước lớp chắc các bạn của bạn..xỉu.
 
Top Bottom