M
muatrongmatem
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Những định luật cơ bản của dòng điện không
1. Dòng điện không đổi
Dòng điện. Tác dụng của dòng điện
Dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện gọi là dòng diện.
Người ta quy ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương. Như vậy trong dây dẫn kim loại chiều dòng điện ngược với chiều chuyển động của các êlectrôn..
Dòng điện chạy trong vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.
Dòng điện chạy qua một số dung dịch (dung dịch điện phân) làm thoát ra ở điện cực những chất tạo thành dung dịch đó. Đó là tác đụng hoá học của dòng điện.
Xung quanh dòng diện có một từ trưòng. Đó là tác dụng từ của dòng điện. Thí nghiệm chứng tỏ rằng tác dụng từ là dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện. Còn tác dụng hoá học chỉ có khi dòng điện chạy qua các dung dịch điện phân. Khi dòng điện chạy qua vật siêu dẫn chẳng hạn nó không gây ra tác dụng nhiệt. Các tác dụng trên dây dẫn tới tác dụng cơ học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
Điện thế - Hiệu điện thế
I. Điện thế - Hiệu điện thế
Trong điện học, điện thế là trường thế vô hướng của điện trường. Cũng như mọi trường thế vô hướng, điện thế có giá trị tùy theo quy ước điện thế của điểm lấy mốc. Trong kỹ thuật điện và điện tử học, khái niệm hiệu điện thế hay điện áp thường được dùng khi so sánh điện thế giữa hai điểm, hoặc nói về điện thế của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có điện thế bằng 0.
II. Điện thế tạo bởi điện tích điểm
[tex]V=\frac{k}{ \epsilon}. \frac{q}{r}[/tex]
r : khoảng cách từ điện tích điểm đến điểm khảo sát.
III. Sự chồng chất điện trường
Nếu các điện tích q[sub]1[/sub], q[sub]2[/sub],.... gây ra tại điểm M các điện thế V[sub]1[/sub], V[sub]2[/sub], ... thì điện thế toàn phần gây ra bởi hệ điện tích được tính bởi:
[tex]V=V_1+V_2+...+V_n= \sum_{1}^n V_i[/tex]
IV. Thế năng tĩnh điện
Thế năng của điện tích q đặt trong điện trường tại điểm có điện thế V được cho bởi
[tex]W_t=qV[/tex]
W : Jun (J)
V : Volt (V)
q : Coulumb (C)
[size=14pt]Cường độ dòng điện[/size]
[tex]I=\frac{\Delta q}{\Delta t}[/tex]
Vậy cường độ dòng điện được đo bằng thương số của điện lượng Dq di chuyên qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian nhỏ Dt và khoảng thời gian đó.
Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi.
[tex]I=\frac{q}{t}[/tex]
Trong đó q là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t.
Trong hệ SI đơn vị cường độ dòng điện có tên gọi là ampe, kí hiệu A, được chọn là một trong bảy đơn vị cơ bản và được định nghĩa theo tương tác từ của dòng điện
Người ta cũng hay dùng các ước của ampe.
1 miliampe (mA) = 10[sup]-3[/sup]ampe
1 micrôampe (mA) = 10[sup]6[/sup]ampe.
Khi mắc ampe kế vào bất kì điểm nào của mạch điện gồm nhiều nguồn điện và vật dẫn mắc nối tiếp ta cũng thấy ampe kế chỉ cùng một trị số. Điều đó chứng tỏ cường độ dòng điện tại các điểm trong các đoạn mạch mắc nối tiếp đều có giá trị như nhau.
[tex]Q=It[/tex] (23.3)
Trong công thức trên nếu đặt I = 1A, t= 1s thì q = 1 đơn vị điện lượng, trong hệ SI có tên gọi là culông, kí hiệu là C:
1C = 1A.1s = 1A.s
Cu lông là điện lượng của một dòng điện không đổi có cường độ 1A chạy qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian 1s.
Nguồn: Mjss_L0neLy/ forum.olympiavn.org
1. Dòng điện không đổi
Dòng điện. Tác dụng của dòng điện
Dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện gọi là dòng diện.
Người ta quy ước chiều của dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương. Như vậy trong dây dẫn kim loại chiều dòng điện ngược với chiều chuyển động của các êlectrôn..
Dòng điện chạy trong vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.
Dòng điện chạy qua một số dung dịch (dung dịch điện phân) làm thoát ra ở điện cực những chất tạo thành dung dịch đó. Đó là tác đụng hoá học của dòng điện.
Xung quanh dòng diện có một từ trưòng. Đó là tác dụng từ của dòng điện. Thí nghiệm chứng tỏ rằng tác dụng từ là dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện. Còn tác dụng hoá học chỉ có khi dòng điện chạy qua các dung dịch điện phân. Khi dòng điện chạy qua vật siêu dẫn chẳng hạn nó không gây ra tác dụng nhiệt. Các tác dụng trên dây dẫn tới tác dụng cơ học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
Điện thế - Hiệu điện thế
I. Điện thế - Hiệu điện thế
Trong điện học, điện thế là trường thế vô hướng của điện trường. Cũng như mọi trường thế vô hướng, điện thế có giá trị tùy theo quy ước điện thế của điểm lấy mốc. Trong kỹ thuật điện và điện tử học, khái niệm hiệu điện thế hay điện áp thường được dùng khi so sánh điện thế giữa hai điểm, hoặc nói về điện thế của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có điện thế bằng 0.
[li]Điện thế tại 1 điểm M trong điện trường được tính theo công thức:
[tex]V_M=\frac{A_M \infty}{q}[/tex]
A: Jun (J)
q: coulumb (C)
V: Volt (V)
[tex]A_M \infty[/tex] : công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ điểm M tới rất xa (vô cực)
[tex]V_ \infty =0[/tex][/li]
[li]Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường được tính bởi:
[tex]U_{MN}=V_M-V_N=\frac{A_MN}{q}[/tex]
U : Volt (V)
A[sub]MN[/sub] : công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ M đến N.[/li]
II. Điện thế tạo bởi điện tích điểm
[tex]V=\frac{k}{ \epsilon}. \frac{q}{r}[/tex]
r : khoảng cách từ điện tích điểm đến điểm khảo sát.
III. Sự chồng chất điện trường
Nếu các điện tích q[sub]1[/sub], q[sub]2[/sub],.... gây ra tại điểm M các điện thế V[sub]1[/sub], V[sub]2[/sub], ... thì điện thế toàn phần gây ra bởi hệ điện tích được tính bởi:
[tex]V=V_1+V_2+...+V_n= \sum_{1}^n V_i[/tex]
IV. Thế năng tĩnh điện
Thế năng của điện tích q đặt trong điện trường tại điểm có điện thế V được cho bởi
[tex]W_t=qV[/tex]
W : Jun (J)
V : Volt (V)
q : Coulumb (C)
[size=14pt]Cường độ dòng điện[/size]
[tex]I=\frac{\Delta q}{\Delta t}[/tex]
Vậy cường độ dòng điện được đo bằng thương số của điện lượng Dq di chuyên qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian nhỏ Dt và khoảng thời gian đó.
Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là dòng điện không đổi.
[tex]I=\frac{q}{t}[/tex]
Trong đó q là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t.
Trong hệ SI đơn vị cường độ dòng điện có tên gọi là ampe, kí hiệu A, được chọn là một trong bảy đơn vị cơ bản và được định nghĩa theo tương tác từ của dòng điện
Người ta cũng hay dùng các ước của ampe.
1 miliampe (mA) = 10[sup]-3[/sup]ampe
1 micrôampe (mA) = 10[sup]6[/sup]ampe.
Khi mắc ampe kế vào bất kì điểm nào của mạch điện gồm nhiều nguồn điện và vật dẫn mắc nối tiếp ta cũng thấy ampe kế chỉ cùng một trị số. Điều đó chứng tỏ cường độ dòng điện tại các điểm trong các đoạn mạch mắc nối tiếp đều có giá trị như nhau.
[tex]Q=It[/tex] (23.3)
Trong công thức trên nếu đặt I = 1A, t= 1s thì q = 1 đơn vị điện lượng, trong hệ SI có tên gọi là culông, kí hiệu là C:
1C = 1A.1s = 1A.s
Cu lông là điện lượng của một dòng điện không đổi có cường độ 1A chạy qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian 1s.
Nguồn: Mjss_L0neLy/ forum.olympiavn.org