C
conanghaudau
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Những điều lưu ý khi đi thi đại học
(HieuHoc): Sau 12 năm đèn sách, thời điểm này là phút chót cho những cố gắng miệt mài của hơn 1 triệu thí sinh (TS) trên khắp cả nước. Thời điểm này cũng là thời điểm “sai một ly, đi 12 năm học” - chỉ cần có những sai xót nhỏ cũng có thể làm hỏng kì quyết định này. Chính vì vậy, Hiếu Học xin chia sẻ với quý phụ huynh (PH) và TS những điều cầu lưu ý để tránh vấp phải những rắc rối ấy.
Chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt
- Trước khi thi, các bạn TS nên chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, bình tĩnh, đừng quá lo lắng, hồi hộp mà ảnh hưởng đến kết quả thi. Các bạn hãy lạc quan rằng chắc chắn mình sẽ đậu và hãy lên quyết tâm mình sẽ đậu ở mức nào.
Về phía gia đình cũng nên cần luôn vui vẻ. Để ổn định tâm lý cho TS, tinh thần của PH phải ổn định trước. Khi con đang ôn thi, PH cần loại bỏ những ảnh hưởng đến từ bên ngoài để luôn ở trạng thái hòa nhã.
Một số PH sợ con thi không được tốt nên lo buồn, ít nói, như thế con sẽ biết cha mẹ còn hồi hộp hơn mình. Phải tạo bầu không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận. Bầu không khí đầm ấm sẽ làm tiêu tan sự lo âu, buồn phiền và nóng vội, giúp các em điều chỉnh về tinh thần, nâng cao chất lượng ôn tập.
Trong thời gian ôn tập chuẩn bị thi, tâm trạng của TS có một số thay đổi, thậm chí xuất hiện sự buồn bực không yên, đây cũng là hiện tượng thường tình, PH không nên quá lo ngại. Các bậc PH nên bình thản và xuất phát từ góc độ tôn trọng con, giúp con cân bằng tâm lý một cách kịp thời, tránh tình trạng này tiếp tục phát triển.
- Sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý. Những ngày sắp thi này, số đông các em thường tăng cường độ học tập lên quá mức. Học ngày, học đêm, học đến mê mụ đờ đẫn. Chính vì thế, TS và PH cần để ý khuyên các em học tập điều độ. Cụ thể, tuyệt đối không học quá lâu, ngồi cả ngày, không ngủ trưa, học quá khuya… Điều này chẳng những không tốt cho sức khỏe mà còn có hại cho tinh thần, trí óc. 10 giờ đêm đi ngủ là thỏa đáng và nên dậy sớm từ 5 giờ sáng. Sau ít phút vận động nhẹ, vệ sinh cá nhân và ăn sáng, các em có thể ngồi vào bàn học với đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái. Kinh nghiệm cho biết chất lượng học lúc bình minh thường rất cao.
- Các PH nên quan tâm hơn đến việc ăn uống của các em, nâng mức bồi dưỡng trong cả hai bữa ăn chính và các bữa phụ (điểm tâm sáng, ăn nhẹ đêm...). Sức trẻ có thể vượt qua khó khăn, chấp nhận tình trạng quá tải, nhưng nếu được "nạp năng lượng" hợp lý, thể trạng và trí tuệ của các em sẽ được giữ gìn và phát triển tốt, không bị di hại trong tương lai.
Bên cạnh đó, PH phải chú ý giữ vệ sinh trong ăn uống cho các em, không nên ăn nhiều thịt, cá và những thức ăn nhiều mỡ, uống nhiều nước lạnh, vì những thức ăn này dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vào ngày thi, PH có thể cho các em ăn ở nhà hoặc ở quán nào quen thuộc, đáng tin cậy về khâu vệ sinh, nhưng nhất thiết cần chuẩn bị chai nước tinh khiết cho các em mang đi. Kinh nghiệm cho biết, nếu ăn uống lung tung ở những hàng quán thiếu vệ sinh, các em rất dễ bị tiêu chảy. Mất sức, thậm chí kiệt sức vì "sự cố" này, hậu quả thế nào không nói đã rõ.
- Đặc biệt là đối với TS ngoài thành phố, PH và TS nên chuẩn bị một túi thuốc nhỏ. Trong thời gian này, rất có thể là các em dễ bị ốm vặt như: cảm cúm, rối loạn tiêu hóa. Cần chuẩn bị những thuốc thông dụng. Chú ý việc phòng bệnh là chính.
Chuẩn bị về kiến thức
Các bạn hãy lập dàn ý đại cương cho các môn học để nắm bắt được các ý chính của kiến thức, hãy tạo ra mối liên kết, sự tương đồng, gần gũi giữa các mảng kiến thức lại với nhau, thậm chí là giữa các môn học này với môn học khác, ví như học bài thơ Bên kia sông Đuống, truyện Vợ nhặt thì liên tưởng đến thời kì lịch sử khi tác phẩm đó ra đời…
Thời điểm này không phải là lúc bạn cố gắng nhồi nhét một đống kiến thức quá chi tiết vào trong đầu. Bạn hãy cố gắng nhớ những quy luật, những công thức, lý thuyết, định nghĩa, định luật… và biết cách áp dụng nó vào trong từng trường hợp bài tập cụ thể. Đây chính là nguyên tắc học là phải nắm chắc cái gốc của từng môn.
Các bạn TS và PH cũng nên quan tâm đến thời gian và không gian khi học bài.
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 10 giờ tối - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa.
Về không gian học, hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học.
Những chuẩn bị khác trước khi đi thi
- Trước khi thi 1-2 ngày, PH nên đưa các em đi xem địa điểm thi, phòng thi, bảng niêm yết số báo danh. Sau đó cùng các em tính toán thời gian đi lại cần thiết, cũng như lối đi từ nhà, chỗ trọ đến trường thi hợp lý nhất, để khỏi lúng túng bị động trong các buổi thi.
- Buổi tối cuối cùng trước ngày thi, PH nên cùng TS xem lại những vật dụng cần thiết cho tất cả các buổi thi, như: Giấy Chứng minh nhân dân, giấy báo thi, bút (2-3 cái cùng màu...), bút chì đen loại mềm, dụng cụ gọt bút chì, tẩy, com-pa, thước kẻ, giấy thấm lót tay... Có như thế vào phòng thi các em mới hoàn toàn chủ động.
- TS tuyệt đối không mang đến trường thi sách giáo khoa, tập vở ghi bài, đề cương ôn tập, bút xóa, bút đỏ; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi như điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy ghi âm, máy chụp hình, máy tính và từ điển điện tử có thẻ nhớ và có chức năng soạn thảo văn bản,…Vấn đề này, PH nên cùng các em kiểm tra kỹ. Nếu để các em mang những thứ đó đi thi, hậu quả là sẽ bị đuổi khỏi phòng thi.
- Ăn mặc nghiêm chỉnh khi đến trường thi.
- Để đồng hồ báo thức, canh chừng khỏi ngủ quên. Mùa thi nào cũng có em lật đật mắt nhắm mắt mở đến trường khi buổi thi đã bắt đầu. Dù thương các em, nhưng đương nhiên hội đồng thi vẫn không để cho thí sinh đi muộn đó vào phòng thi được.
Những chú ý khi vào phòng thi
- Bình tĩnh đọc kỹ đề thi để có sự chủ động khi làm bài, câu nào dễ làm trước câu nào khó làm sau. Đừng bị sa lầy giữa chừng vì một câu khó nào đó.
- Nhất thiết dành 10 phút cuối buổi để đọc lại bài làm. Nếu xong sớm, không vội vàng nộp bài làm gì. Nên đọc kỹ, soát đi xét lại, để sửa lỗi. Sửa được lỗi nào, dù nhỏ, cũng làm tăng giá trị của bài. Trong một kỳ thi, 1/4 điểm cũng quý, thậm chí có thể "lật ngược thế cờ", từ trượt thành trúng tuyển.
- Nhất thiết không quay cóp và cũng không cho bạn quay cóp. Không ít TS bị hủy kết quả thi vì cho người bên cạnh xem bài.
- Chú ý giữ gìn để có một tư thế đúng mực, một cách ứng xử văn hóa trong phòng thi: không quay ngang quay ngửa, gây ồn làm phiền người khác, không hút thuốc lá trong phòng thi... Thưa gửi lễ phép với các thầy cô giám thị khi được hỏi, chào thầy cô nghiêm chỉnh khi vào phòng thi cũng như khi ra về.
Trên đây, Hiếu Học đã chia một số điều rất cần thiết cho TS và PH trước và trong khi thi đại học. Mong rằng nó có thể giúp ích cho các TS để các bạn đạt được kết quả thi như mong đợi.
Chúc các TS có một kì thi đại học thắng lợi!
Nguyễn Trọng tổng hợp
Bài viết liên quan: Cách học tập và ôn thi hiệu quả, link:
http://www.hieuhoc.com/huongnghiep/chitiet/cach-hoc-tap-va-on-thi-hieu-qua-2008-06-25
Nguồn: http://www.hieuhoc.com
(HieuHoc): Sau 12 năm đèn sách, thời điểm này là phút chót cho những cố gắng miệt mài của hơn 1 triệu thí sinh (TS) trên khắp cả nước. Thời điểm này cũng là thời điểm “sai một ly, đi 12 năm học” - chỉ cần có những sai xót nhỏ cũng có thể làm hỏng kì quyết định này. Chính vì vậy, Hiếu Học xin chia sẻ với quý phụ huynh (PH) và TS những điều cầu lưu ý để tránh vấp phải những rắc rối ấy.
Chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt
- Trước khi thi, các bạn TS nên chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, bình tĩnh, đừng quá lo lắng, hồi hộp mà ảnh hưởng đến kết quả thi. Các bạn hãy lạc quan rằng chắc chắn mình sẽ đậu và hãy lên quyết tâm mình sẽ đậu ở mức nào.
Về phía gia đình cũng nên cần luôn vui vẻ. Để ổn định tâm lý cho TS, tinh thần của PH phải ổn định trước. Khi con đang ôn thi, PH cần loại bỏ những ảnh hưởng đến từ bên ngoài để luôn ở trạng thái hòa nhã.
Một số PH sợ con thi không được tốt nên lo buồn, ít nói, như thế con sẽ biết cha mẹ còn hồi hộp hơn mình. Phải tạo bầu không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận. Bầu không khí đầm ấm sẽ làm tiêu tan sự lo âu, buồn phiền và nóng vội, giúp các em điều chỉnh về tinh thần, nâng cao chất lượng ôn tập.
Trong thời gian ôn tập chuẩn bị thi, tâm trạng của TS có một số thay đổi, thậm chí xuất hiện sự buồn bực không yên, đây cũng là hiện tượng thường tình, PH không nên quá lo ngại. Các bậc PH nên bình thản và xuất phát từ góc độ tôn trọng con, giúp con cân bằng tâm lý một cách kịp thời, tránh tình trạng này tiếp tục phát triển.
- Sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý. Những ngày sắp thi này, số đông các em thường tăng cường độ học tập lên quá mức. Học ngày, học đêm, học đến mê mụ đờ đẫn. Chính vì thế, TS và PH cần để ý khuyên các em học tập điều độ. Cụ thể, tuyệt đối không học quá lâu, ngồi cả ngày, không ngủ trưa, học quá khuya… Điều này chẳng những không tốt cho sức khỏe mà còn có hại cho tinh thần, trí óc. 10 giờ đêm đi ngủ là thỏa đáng và nên dậy sớm từ 5 giờ sáng. Sau ít phút vận động nhẹ, vệ sinh cá nhân và ăn sáng, các em có thể ngồi vào bàn học với đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái. Kinh nghiệm cho biết chất lượng học lúc bình minh thường rất cao.
- Các PH nên quan tâm hơn đến việc ăn uống của các em, nâng mức bồi dưỡng trong cả hai bữa ăn chính và các bữa phụ (điểm tâm sáng, ăn nhẹ đêm...). Sức trẻ có thể vượt qua khó khăn, chấp nhận tình trạng quá tải, nhưng nếu được "nạp năng lượng" hợp lý, thể trạng và trí tuệ của các em sẽ được giữ gìn và phát triển tốt, không bị di hại trong tương lai.
Bên cạnh đó, PH phải chú ý giữ vệ sinh trong ăn uống cho các em, không nên ăn nhiều thịt, cá và những thức ăn nhiều mỡ, uống nhiều nước lạnh, vì những thức ăn này dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vào ngày thi, PH có thể cho các em ăn ở nhà hoặc ở quán nào quen thuộc, đáng tin cậy về khâu vệ sinh, nhưng nhất thiết cần chuẩn bị chai nước tinh khiết cho các em mang đi. Kinh nghiệm cho biết, nếu ăn uống lung tung ở những hàng quán thiếu vệ sinh, các em rất dễ bị tiêu chảy. Mất sức, thậm chí kiệt sức vì "sự cố" này, hậu quả thế nào không nói đã rõ.
- Đặc biệt là đối với TS ngoài thành phố, PH và TS nên chuẩn bị một túi thuốc nhỏ. Trong thời gian này, rất có thể là các em dễ bị ốm vặt như: cảm cúm, rối loạn tiêu hóa. Cần chuẩn bị những thuốc thông dụng. Chú ý việc phòng bệnh là chính.
Chuẩn bị về kiến thức
Các bạn hãy lập dàn ý đại cương cho các môn học để nắm bắt được các ý chính của kiến thức, hãy tạo ra mối liên kết, sự tương đồng, gần gũi giữa các mảng kiến thức lại với nhau, thậm chí là giữa các môn học này với môn học khác, ví như học bài thơ Bên kia sông Đuống, truyện Vợ nhặt thì liên tưởng đến thời kì lịch sử khi tác phẩm đó ra đời…
Thời điểm này không phải là lúc bạn cố gắng nhồi nhét một đống kiến thức quá chi tiết vào trong đầu. Bạn hãy cố gắng nhớ những quy luật, những công thức, lý thuyết, định nghĩa, định luật… và biết cách áp dụng nó vào trong từng trường hợp bài tập cụ thể. Đây chính là nguyên tắc học là phải nắm chắc cái gốc của từng môn.
Các bạn TS và PH cũng nên quan tâm đến thời gian và không gian khi học bài.
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 10 giờ tối - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa.
Về không gian học, hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học.
Những chuẩn bị khác trước khi đi thi
- Trước khi thi 1-2 ngày, PH nên đưa các em đi xem địa điểm thi, phòng thi, bảng niêm yết số báo danh. Sau đó cùng các em tính toán thời gian đi lại cần thiết, cũng như lối đi từ nhà, chỗ trọ đến trường thi hợp lý nhất, để khỏi lúng túng bị động trong các buổi thi.
- Buổi tối cuối cùng trước ngày thi, PH nên cùng TS xem lại những vật dụng cần thiết cho tất cả các buổi thi, như: Giấy Chứng minh nhân dân, giấy báo thi, bút (2-3 cái cùng màu...), bút chì đen loại mềm, dụng cụ gọt bút chì, tẩy, com-pa, thước kẻ, giấy thấm lót tay... Có như thế vào phòng thi các em mới hoàn toàn chủ động.
- TS tuyệt đối không mang đến trường thi sách giáo khoa, tập vở ghi bài, đề cương ôn tập, bút xóa, bút đỏ; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi như điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy ghi âm, máy chụp hình, máy tính và từ điển điện tử có thẻ nhớ và có chức năng soạn thảo văn bản,…Vấn đề này, PH nên cùng các em kiểm tra kỹ. Nếu để các em mang những thứ đó đi thi, hậu quả là sẽ bị đuổi khỏi phòng thi.
- Ăn mặc nghiêm chỉnh khi đến trường thi.
- Để đồng hồ báo thức, canh chừng khỏi ngủ quên. Mùa thi nào cũng có em lật đật mắt nhắm mắt mở đến trường khi buổi thi đã bắt đầu. Dù thương các em, nhưng đương nhiên hội đồng thi vẫn không để cho thí sinh đi muộn đó vào phòng thi được.
Những chú ý khi vào phòng thi
- Bình tĩnh đọc kỹ đề thi để có sự chủ động khi làm bài, câu nào dễ làm trước câu nào khó làm sau. Đừng bị sa lầy giữa chừng vì một câu khó nào đó.
- Nhất thiết dành 10 phút cuối buổi để đọc lại bài làm. Nếu xong sớm, không vội vàng nộp bài làm gì. Nên đọc kỹ, soát đi xét lại, để sửa lỗi. Sửa được lỗi nào, dù nhỏ, cũng làm tăng giá trị của bài. Trong một kỳ thi, 1/4 điểm cũng quý, thậm chí có thể "lật ngược thế cờ", từ trượt thành trúng tuyển.
- Nhất thiết không quay cóp và cũng không cho bạn quay cóp. Không ít TS bị hủy kết quả thi vì cho người bên cạnh xem bài.
- Chú ý giữ gìn để có một tư thế đúng mực, một cách ứng xử văn hóa trong phòng thi: không quay ngang quay ngửa, gây ồn làm phiền người khác, không hút thuốc lá trong phòng thi... Thưa gửi lễ phép với các thầy cô giám thị khi được hỏi, chào thầy cô nghiêm chỉnh khi vào phòng thi cũng như khi ra về.
Trên đây, Hiếu Học đã chia một số điều rất cần thiết cho TS và PH trước và trong khi thi đại học. Mong rằng nó có thể giúp ích cho các TS để các bạn đạt được kết quả thi như mong đợi.
Chúc các TS có một kì thi đại học thắng lợi!
Nguyễn Trọng tổng hợp
Bài viết liên quan: Cách học tập và ôn thi hiệu quả, link:
http://www.hieuhoc.com/huongnghiep/chitiet/cach-hoc-tap-va-on-thi-hieu-qua-2008-06-25
Nguồn: http://www.hieuhoc.com