Nhung de thi HKII

C

congchuanho_ngaytho

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin mọi người hãy cho em ý kiến, bài viết hoặc thảo luận về những đề văn sau:

1/ Chứng minh: nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

2/ Nhân dân ta có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên

3/ "Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

Xin mọi người cho em ý kiến và bài viết. Cám ơn rất nhiều!!!!!!
 
H

hiemcokhotim_love

Nhiễu điều phủ lấy giá gương: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là 1 thứ vải quý, đc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung = gỗ để ng ta đặt cái gương lên. Trc đây gương k đc treo trên tường, nó đc làm theo hình tròn hay hình bầu dục và đặt trên cái giá = gỗ. Có những cái giá đc làm = gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhg cũng có những cái giá chỉ đc làm = gỗ thường. Thứ gỗ này đc dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó k đc đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí. Nhg, giá k phải lo, vì trc khi đặt tấm gương lên giá, ng ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù k đc làm = gỗ quý, nhg bây h trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng đc dùng làm vật đỡ cái gương =>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương đc hoàn hảo. Nghĩa bóng: là ng trong 1 nc thì hãy thg yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ nhau. đó là truyền thống quý báu của dt ta. với lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con ng ai cũng cần có 1 cs hp, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất qtr trong cs để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt vì những vấn ngại của cs. Dù có là ai đi chăng nữa thì con ng vẫn là con ng vẫn cần có tình thg của nhân loại và vẫn cần có tyêu. Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, có bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau...thì cớ gì con ng lại k đc như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên án những con ng k có được sự hòa hiếu, yêu thg đồng loại, san sẻ tcảm, vật chất cho cs của ng khác. nếu đnc ta k có sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thg, giúp đỡ nhau thì biết đâu đc ngày hôm nay sẽ ra sao? Đnc này có còn nữa hay chăng? Câu tục ngữ này cũng thúc đẩy những tcảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. hãy để những tcảm đẹp đẽ như tấm lụa điều ấy đi lên cũng là vì bvệ sự trong sáng và đẹp đẽ tiềm ẩn của tyêu thg trong cs! Chẳng có nhà lãnh đạo nào đưa nhân dân đi đến hp nếu họ k yêu thg nhân loại thực lòng như 1 bề tôi trung thành. Khi đc yêu thg ,con ng ta cũng biết cách yêu thg .Tình thg chân thành có thể cảm hóa kẻ xấu thành ng tốt .Từ 1 kẻ trộm cắp ->1 ng hảo tâm ( N vật chính trong "Những ng khốn khổ"- Victo Huygo) Cũng vì vậy mà nói "Tình thương là hp của con ng". Tình thg xuất phát từ trái tim yêu thg. Có tình thg giúp cta sống con ng hơn. Đó mới là hp lớn lao "biết cho đi đâu chỉ nhận riêng mình".

Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của 1 điều chung lớn hơn, ng ta biết thg yêu, đỡ đần nhau. Trong thôn ấp, mối QH tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi ng lại vs nhau thể hiện = lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối QH trao đổi về vật chất lẫn tinh thần. 1 hạt gạo, 1 tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tcảm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đnc có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức ng, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất. Các cuộc kháng chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của ndân ta. Tình đnc nghĩa đồng bào khi nc nhà gặp cơn nguy biến, đc phát huy thấm đượm hơn lúc nào hết. Có thg yêu nhau ng ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trc cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nc, yêu đồng bào đc khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện mạnh mẽ = hành động cụ thể và chiến thắng kẻ thù, đó là vật báu đc gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả k gian và tgian.
Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa ng trong 1 nc 1 k phải chỉ có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay chỉ là ước mơ cho nhau được 1 đs vật chất và tinh thần sung túc, ấm no mà phải đc biểu lộ ra = hành động hay việc làm cụ thể và thiết thực. Chính những hành động thiết thực ấy làm cho tình yêu thg đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần.
Đnc VN có 3 miền nhưng vẫn là 1, liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc k hay, nhân dân ở các miền còn lại với tinh thần “1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh “máu chảy ruột mềm”


Chỷ có vài ý thui há, bạn tự lọc lại và thêm nhé
 
Y

youch

Nguyên văn bởi stary

Gợi ý:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa".
__________________

NỘI QUY DIỄN ĐÀN HỌC MÃI.
Hướng dẫn sử dụng chức năng trên diễn đàn.



Love to be loved by you_Phù thuỷ miền Tây (I love Roux)

Baby - Justin Bieber ft. Ludacris & We are the world 25 for Haiti - All stars of USA and AFRICA.

Có 6 thành viên đã gửi lời cảm ơn đến stary với bài viết này:
bechamhochocthatngoan, cass.dbsk, fulful, koko1485, lpst123, minhtu1997
13-02-2010 #2
stary
Moderators

Tham gia ngày: 02-12-2008
Đến từ: Thông tấn xã con Rùa bò
Bài viết: 941
Đã cảm ơn: 116
Được cảm ơn 385 lần với 202 bài viết
BÀI LÀM

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.



Bn đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé:
Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọnmà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.
*Sưu tầm.
 
Top Bottom