N
nhok_chua_yeu


Những cuộc tình "đào mỏ" - dù có ra lịch lãm hay trơ trẽn - cũng chỉ có một hậu quả như chính L. đã nói: "Nó giết chết ý niệm về một tình yêu tốt đẹp trong tôi!"?
Nam là một thanh niên miền biển tỉnh Thanh ra Hà Nội học tại một trường ĐH dân lập. Nhà Nam nghèo, bố mẹ làm nghề nông, quanh năm chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng, con lợn nái, vài ba con gà. Bù lại Nam rất điển trai, thân hình lực lưỡng cân đối, lại có tài hát hay đàn giỏi nên được nhiều bạn gái để mắt tới trong đó có cô bạn cùng lớp giàu có tên Ngân. Thương bạn trai, Ngân tìm cách "tân trang" cho người yêu bằng những thứ đồ hiệu đắt tiền, bao tiền thuê nhà và để cho Nam sở hữu chiếc xe quý giá. Ngày ngày, Nam cưỡi a còng đến đón người yêu đi chơi và mọi thứ chi phí đều rút từ hầu bao của cô bạn gái. Được một thời gian, Ngân mới biết mình là nạn nhân của một cuộc tình hờ, đành nói lời chia tay với Nam. Không mảy may buồn chán, Nam lại lao vào những cuộc chinh phục mới. Mục tiêu của Nam là phải có tiêu chuẩn "nhà mặt phố, bố làm to" chí ít thì cũng phải có của ăn của để và biết cách chơi. Nam không quan tâm lắm về đạo đức và nhan sắc của cô gái mà anh ta theo đuổi. Nam thay người tình như thay áo. Chẳng hề ngần ngại, Nam tiết lộ "kinh nghiệm nghề nghiệp": "Phải chơi làm sao mà đến lúc mình cao chạy xa bay, nàng vẫn phải nhớ nhung, luyến tiếc và mang trong mình kỷ niệm đẹp về một mối tình lãng mạn". Sau mỗi cuộc tình, cậu ta cũng kiếm được một khoản kha khá cộng với sự "giàu có" về kinh nghiệm, nghệ thuật "đào mỏ" kiếm chác.
Nhưng Nam mới chỉ dừng lại ở công nghệ "đào mỏ". So với Nam thì L. (Thái Nguyên) hơn hẳn về "đẳng cấp". Đối tác cho những cuộc tình của L. là các cô cave. Thứ "tình yêu" ấy thường được che đậy bằng những mỹ từ, đại loại như: "Tôi đồng cảm với thân phận của người con gái bất hạnh. Bằng tình yêu của mình tôi sẽ cảm hóa cô ấy" hoặc như "thương anh học xa nhà khó khăn, tôi muốn giúp anh lấy tấm bằng cử nhân". L. sống cùng với người tình trong căn nhà trọ của cô ta. Ngày ngày, L. bảnh bao lên giảng đường còn cô gái thì "cày" ngày "cày" đêm để lấy tiền trang trải cho hai người. Trong cuộc tình sinh viên - gái cave này cả hai bên đều có lợi. L. có tiền và sự từng trải còn cô gái thì được an ủi mình có một người tình "tử tế, học rộng tài cao", ra ngoài đường lắm kẻ phải nhìn vào mà ganh tỵ. Chàng trai có học, lịch lãm như một thứ trang sức cho cuộc đời tối tăm của cô gái. L. thừa nhận luôn "phải giấu giếm người thân về việc làm của mình". Những người biết chuyện bĩu môi: "Cặp với cave, có ngày phải trả giá". Cái giá đó là nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Có lần, L. đã định "xù" một cô cave nhưng bị đối phương bắt bài. Ả đem theo đám bảo kê "tẩn" cho anh chàng vụ lợi này một trận nên thân và đòi lại tất cả những gì mà L. đã "đào" được trong suốt quãng thời gian cùng nhau chung sống.
Khác hơn một chút nữa là những cuộc tình của chàng nghiện xì ke với nàng là gái đứng đường. Ở cấp độ này, chàng vừa sắm vai người tình trong mộng vừa là bảo kê cho nàng những lúc đi khách. T. (Thanh Xuân-Hà Nội) nói thẳng với tôi rằng: Mục đích là kiếm tiền thỏa mãn cơn nghiện. Đó là một sự hợp tác không hơn không kém". Tôi nói đến tình yêu, hắn cười: "Chỉ là thứ xa xỉ". T. và người tình sống với nhau như vợ chồng. Nhưng hễ cô nào không kiếm đủ tiền thì hắn "xù" và tìm kiếm người mới. Cái kết của cuộc tình thường là những trận ẩu đả tay chân và khẩu chiến.
Anh Vũ Quang Đán - cựu SV ĐH quốc gia Hà Nội, hàng xóm bất đắc dĩ của L. bức xúc: "Đấy không phải là tình yêu. Đó là tiền, nắm đấm, cãi vã và tình dục. Tôi đã nghe người ta nói nhiều đến chuyện bồ nhí, nay chứng kiến thêm cuộc tình "đào mỏ" của L. mà cảm thấy xót xa". Những cuộc tình "đào mỏ", dù "lịch lãm" như trường hợp đầu kể trên hay trơ trẽn như câu chuyện sau cùng, cũng chỉ có một hậu quả như chính L. đã nói: "Nó giết chết ý niệm về một tình yêu tốt đẹp trong tôi".
Nam là một thanh niên miền biển tỉnh Thanh ra Hà Nội học tại một trường ĐH dân lập. Nhà Nam nghèo, bố mẹ làm nghề nông, quanh năm chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng, con lợn nái, vài ba con gà. Bù lại Nam rất điển trai, thân hình lực lưỡng cân đối, lại có tài hát hay đàn giỏi nên được nhiều bạn gái để mắt tới trong đó có cô bạn cùng lớp giàu có tên Ngân. Thương bạn trai, Ngân tìm cách "tân trang" cho người yêu bằng những thứ đồ hiệu đắt tiền, bao tiền thuê nhà và để cho Nam sở hữu chiếc xe quý giá. Ngày ngày, Nam cưỡi a còng đến đón người yêu đi chơi và mọi thứ chi phí đều rút từ hầu bao của cô bạn gái. Được một thời gian, Ngân mới biết mình là nạn nhân của một cuộc tình hờ, đành nói lời chia tay với Nam. Không mảy may buồn chán, Nam lại lao vào những cuộc chinh phục mới. Mục tiêu của Nam là phải có tiêu chuẩn "nhà mặt phố, bố làm to" chí ít thì cũng phải có của ăn của để và biết cách chơi. Nam không quan tâm lắm về đạo đức và nhan sắc của cô gái mà anh ta theo đuổi. Nam thay người tình như thay áo. Chẳng hề ngần ngại, Nam tiết lộ "kinh nghiệm nghề nghiệp": "Phải chơi làm sao mà đến lúc mình cao chạy xa bay, nàng vẫn phải nhớ nhung, luyến tiếc và mang trong mình kỷ niệm đẹp về một mối tình lãng mạn". Sau mỗi cuộc tình, cậu ta cũng kiếm được một khoản kha khá cộng với sự "giàu có" về kinh nghiệm, nghệ thuật "đào mỏ" kiếm chác.
Nhưng Nam mới chỉ dừng lại ở công nghệ "đào mỏ". So với Nam thì L. (Thái Nguyên) hơn hẳn về "đẳng cấp". Đối tác cho những cuộc tình của L. là các cô cave. Thứ "tình yêu" ấy thường được che đậy bằng những mỹ từ, đại loại như: "Tôi đồng cảm với thân phận của người con gái bất hạnh. Bằng tình yêu của mình tôi sẽ cảm hóa cô ấy" hoặc như "thương anh học xa nhà khó khăn, tôi muốn giúp anh lấy tấm bằng cử nhân". L. sống cùng với người tình trong căn nhà trọ của cô ta. Ngày ngày, L. bảnh bao lên giảng đường còn cô gái thì "cày" ngày "cày" đêm để lấy tiền trang trải cho hai người. Trong cuộc tình sinh viên - gái cave này cả hai bên đều có lợi. L. có tiền và sự từng trải còn cô gái thì được an ủi mình có một người tình "tử tế, học rộng tài cao", ra ngoài đường lắm kẻ phải nhìn vào mà ganh tỵ. Chàng trai có học, lịch lãm như một thứ trang sức cho cuộc đời tối tăm của cô gái. L. thừa nhận luôn "phải giấu giếm người thân về việc làm của mình". Những người biết chuyện bĩu môi: "Cặp với cave, có ngày phải trả giá". Cái giá đó là nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Có lần, L. đã định "xù" một cô cave nhưng bị đối phương bắt bài. Ả đem theo đám bảo kê "tẩn" cho anh chàng vụ lợi này một trận nên thân và đòi lại tất cả những gì mà L. đã "đào" được trong suốt quãng thời gian cùng nhau chung sống.
Khác hơn một chút nữa là những cuộc tình của chàng nghiện xì ke với nàng là gái đứng đường. Ở cấp độ này, chàng vừa sắm vai người tình trong mộng vừa là bảo kê cho nàng những lúc đi khách. T. (Thanh Xuân-Hà Nội) nói thẳng với tôi rằng: Mục đích là kiếm tiền thỏa mãn cơn nghiện. Đó là một sự hợp tác không hơn không kém". Tôi nói đến tình yêu, hắn cười: "Chỉ là thứ xa xỉ". T. và người tình sống với nhau như vợ chồng. Nhưng hễ cô nào không kiếm đủ tiền thì hắn "xù" và tìm kiếm người mới. Cái kết của cuộc tình thường là những trận ẩu đả tay chân và khẩu chiến.
Anh Vũ Quang Đán - cựu SV ĐH quốc gia Hà Nội, hàng xóm bất đắc dĩ của L. bức xúc: "Đấy không phải là tình yêu. Đó là tiền, nắm đấm, cãi vã và tình dục. Tôi đã nghe người ta nói nhiều đến chuyện bồ nhí, nay chứng kiến thêm cuộc tình "đào mỏ" của L. mà cảm thấy xót xa". Những cuộc tình "đào mỏ", dù "lịch lãm" như trường hợp đầu kể trên hay trơ trẽn như câu chuyện sau cùng, cũng chỉ có một hậu quả như chính L. đã nói: "Nó giết chết ý niệm về một tình yêu tốt đẹp trong tôi".