Sử 8 Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Trandung155

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng sáu 2022
15
36
6
17
Hà Tĩnh

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Phân tích những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Những chuyển biến đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Trandung155Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam:
Về kinh tế:

+ Nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư vào kỹ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
+ Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất của bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
+ Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Về xã hội:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào Dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân:
- Bị đế quốc phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng, không có lối thoát.
- Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
- Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản:
- Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được một số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản.
- Phân hóa thành hai bộ phận:
_ Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.
_ Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
+ Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng của phong trào Dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách cách mạng tiên tiến của thời đại.
Những chuyển biến đó có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam:
+ Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
+ Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú. Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thảnh một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom