N
nhockute_3005


Ma nữ tìm về thành phố Novorossijsk
Gần đây người dân Novorossijsk (Nga) được phen rợn tóc gáy khi băng qua xa lộ Seven Winds Pass, nơi cửa ngõ dẫn vào thành phố: có một hồn ma mặc váy cưới trắng toát thơ thẩn hiện về. Theo đồn đại, cô gái ấy bị đâm chết cách đây 50 năm, vào đúng ngày cử hành hôn lễ.
Dân quanh vùng, những người đi hái nấm, rồi cả lái xe tình cờ đi ngang qua vùng ngoại ô heo hút Novorossijsk - trong số đó không ít người đã quả quyết như đinh đóng cột: họ tận mắt nhìn thấy hồn ma đứng bên vệ đường. Thậm chí như báo Komsomolskaya đưa tin hôm thứ Hai (18/12), một cô gái đã chụp lại được hình ảnh “ma váy trắng” bằng điện thoại di động.
“Hôm ấy, tôi và đám bạn trở về nhà khi trời đã khá muộn. Để cho đỡ buồn, tôi lôi máy điện thoại ra hí hoáy với mấy chức năng chụp ảnh. Đột nhiên chúng tôi nhìn thấy một người phụ nữ mặc váy cưới trắng toát đứng bất động bên vệ đường. Người cô ấy có thể nhìn thấu qua. Tôi sợ cứng họng lại, nhưng tay thì vẫn nhấn nút chụp theo quán tính” - Anna Lapina 17 tuổi kể lại.
Không chỉ Anna, mà tất cả đám thanh niên ngồi trong xe đều trông thấy hồn ma rõ mồn một.
Những người già trong thị trấn còn nhớ, đó là hồn ma của một cô gái chết cách đây hơn nửa thế kỷ. Năm 1950, bi kịch xảy đến với cô vào đúng ngày làm đám cưới: một gã si tình trong men say điên loạn đã dùng dao đâm chết cô dâu, ngay trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của tất cả người thân và quan khách.
Kể từ sau tai họa đó, thị trấn Novorossijsk đối mặt với đủ loại tai ương: số lượng tai nạn giao thông tăng chóng mặt, các nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi quanh đó ngậm ngùi đóng cửa bởi hàng trăm đồn đãi hư thực về “ma nữ” làm sởn gáy khách hàng.
Rùng rợn hơn, đám bạn bè người thân của cô dâu có mặt trong buổi lễ hôm ấy lần lượt ra đi cùng với những cái chết bí hiểm. Chú rể tự sát chẳng rõ nguyên nhân.
Theo ông Igor Vinokurov, đồng chủ tịch Ủy ban Khoa học thông tin Năng lượng sinh học và Sinh thái học quốc tế: “ma”- theo cách gọi dân dã thông thường - được các nhà nghiên cứu siêu thực chia thành 4 loại chính. Trường hợp “ma mặc váy cưới” ở thị trấn
Novorossijsk như trên thuộc vào loại thứ tư, gọi là “bóng ma lĩnh hội tập thể”, bởi chúng được chứng kiến bởi nhiều người vào cùng một thời gian, một địa điểm.
Thiên tài và những căn bệnh bí ẩn
Thiên tài được sinh ra một cách ngẫu nhiên hay theo một quy luật nhất định nào đó? Đây là câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Theo một thuyết được nhiều người quan tâm thì thiên tài thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.
Thuyết này lần đầu tiên được nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20.
Vladimir Froismon đã dành nhiều thời gian để thống kê thành một danh sách những thiên tài bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, trong đó có những tên tuổi lớn như Isaac Newton, Charles Darwin, Christophe Colombo, Galileo, Francis Bacon, Desiderius, Voltaire... Theo nghiên cứu của Froismon thì bệnh viêm khớp thường gây ra một lượng axit uric cao trong máu. Loại axit này là tác nhân kích thích bộ óc làm việc mạnh mẽ. Thành phần của axit uric cũng tương tự như thành phần của chất caffein và theobromin, những chất kích thích có trong cà phê và chè. Hiện tượng nhiều axit uric trong máu không chỉ giúp làm tăng khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hoá học, thiên văn học mà còn thúc đẩy các nhà hoạt động xã hội và tài năng nghệ thuật, văn chương phát triển. Danh sách những người chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp còn có các danh họa như Michel Angelo, Rembrandt, thiên tài âm nhạc Beethoven và nhà chính trị nổi tiếng người Đức Otto Bismarck.
Một căn bệnh khác cũng được coi là có liên quan đến sự ra đời của các thiên tài là hội chứng Marfan. Những người mắc hội chứng này thường có tầm vóc cao lớn quá khổ với những ngón tay, ngón chân, cẳng tay, cẳng chân dài một cách khác thường. Một đặc điểm nữa là hầu hết những người mắc hội chứng Marfan đều có khuôn mặt dài và hẹp.
Đặc trưng lạ lùng trên là do những biến thể đặc biệt của cơ thể con người dưới tác động của hội chứng Marfan gây ra. Nhiều nhà khoa học cho rằng chính sự biến đổi như vậy đã mang lại cho thế giới nhiều nhân vật xuất chúng. Có thể liệt kê nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới mắc hội chứng Marfan có những đặc điểm như vậy, trong đó tiêu biểu nhất là 3 người sau đây.
Thứ nhất là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865), người có công xoá bỏ chế độ nô lệ ở nước này. Abraham Lincoln xuất thân từ một thợ khắc gỗ, sau đó nhờ nghị lực trở thành luật sư, rồi tổng thống Mỹ. Ông có năng lực làm việc phi thường, khả năng phán đoán và lòng dũng cảm. Tổng thống Lincoln có khuôn mặt dài và hẹp đặc trưng.
Người thứ 2 là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875). Ông vốn là con trai của một người thợ đóng giày nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ, Andersen bắt đầu đi học rất muộn và mãi đến năm 23 tuổi mới vào đại học. Ông nổi tiếng qua những câu chuyện cổ tích ngụ ngôn làm say mê cả trẻ em lẫn người lớn trên thế giới suốt hơn thế kỷ qua. Khuôn mặt của Andersen cũng có nét nhỏ hẹp của những người mắc hội chứng Marfan.
Người thứ 3 là tổng thống Pháp Charles de Gaulle (1890-1970). Ông là một vị tướng nổi tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và về sau trở thành vị tổng thống ghi đậm dấu ấn trong lịch sử chính trị Pháp giai đoạn sau chiến tranh. Ngay từ khi còn nhỏ, de Gaulle đã biểu hiện lòng dũng cảm và thông minh. Ông có tầm vóc cao lớn hơn tất cả bạn bè và bờ vai hẹp hình góc nhọn rất đặc biệt.
Cả 3 nhân vật nổi tiếng nêu trên đều mang những triệu chứng của hội chứng Marfan. Ngoài năng khiếu đặc biệt về chính trị, văn học và quân sự, họ còn có sức khoẻ rất đáng chú ý.
Các nhà khoa học cho rằng hội chứng Marfan là nguyên nhân sản sinh ra nhiều chất catecholamin trong máu. Đây là tố chất góp phần kích thích sự hoạt động cao của trí óc và sinh lý cơ thể, khiến cho hầu hết những người mắc hội chứng Marfan đều có năng lực làm việc phi thường. Ngoài ra, một trong những điểm chung của người mắc hội chứng Marfan là đa số họ đều có những khả năng hài hước đặc biệt. Tổng thống Lincoln và nhà văn Andersen là minh chứng cho nhận định này.
Mưa máu bí ẩn tại Ấn Độ
Tháng 7/2001, một trận mưa đỏ như máu trút xuống một khu vực rộng lớn ở miền nam Ấn Độ. Trong hạt mưa, các nhà khoa học đã phát hiện những tế bào sống không có ADN. Nhiều người nghĩ đây là bằng chứng xác thực đầu tiên về sự hiện diện của sự sống ngoài trái đất.
Người dân địa phương tin trận mưa là điềm báo trước sự tận thế của trái đất, mặc dù đã có sự giải thích chính thức hiện tượng trên là ảnh hưởng của bụi sa mạc thổi đến từ Ảrập.
Một nhà khoa học trong khu vực, tiến sĩ Godfrey Louis, nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi, cho rằng có điều gì đó bất thường đã xảy ra. Vì các tế bào sinh học bé nhỏ trong nước mưa không chứa ADN - thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên trái đất - nên Louis lập luận rằng có thể nó là các dạng sống ngoài hành tinh. Trước Louis vài thập niên, đã có hai nhà khoa học Anh đưa ra lý thuyết này.
Các tế bào trên có cấu trúc kỳ lạ, thành dày, màu đỏ giống như tế bào, kích thước khoảng 10 micron. Điều lạ lùng hơn, hàng chục thí nghiệm của Louis cho thấy rằng các phần tử thiếu ADN nhưng vẫn còn khả năng sinh sản dồi dào, thậm chí có thể tồn tại trong nước ở 300 độ C (giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước được biết đến là khoảng 120 độ C).
Làm thế nào để giải thích hiện tượng này? Tiến sĩ Louis suy luận rằng các phần tử có thể là vi khuẩn ngoài trái đất thích ứng với những điều kiện khắc nghiệt trong không gian. Chúng bám vào sao chổi hay thiên thạch rồi sau đó vỡ ra trong khí quyển trên cao, hòa vào các đám mây gây mưa bên trên vùng trời Ấn Độ.
Nếu lý thuyết của Louis là đúng thì các tế bào này sẽ là bằng chứng đầu tiên về sự sống ngoài hành tinh và có thể là bằng chứng mới về nguồn gốc sự sống trên trái đất.
Năm 2005, Louis đã gửi vài mẫu thí nghiệm đến nhà thiên văn học Anh gốc Sri Lanka Chandra Wickramasinghe và đồng nghiệp ở Đại học Cardiff ở xứ Wales, và họ hiện đang thử nghiệm tái tạo các mẫu vật.
Qua nghiên cứu, Wickramasinghe cho biết: “Chúng tôi có những bức ảnh tuyệt hay về những tế bào cắt lát ở giữa này. Chúng tôi nhìn thấy chúng sinh sôi, với tế bào nhỏ trong tế bào lớn”.
Lý thuyết của Louis đặc biệt hấp dẫn đối với Wickramasinghe. Cách đây 1/4 thế kỷ, giáo sư Wickramasinghe là đồng tác giả với Fred Hoyle về Thuyết tha sinh hiện đại, với ý tưởng cho rằng sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ hành tinh khác.
Giáo sư Wickramasinghe nói: “Nếu đúng là sự sống được sao chổi đưa vào trái đất cách đây 4 tỷ năm, thì có thể cho rằng thỉnh thoảng các vi sinh vật vẫn tiếp tục thâm nhập môi trường chúng ta. Đây có lẽ là một trong những sự kiện như vậy”. Nhà vi sinh vật học Milton Wainwright của Đại học Sheffield, thành viên trong đội khoa học nghiên cứu các mẫu của Louis, giải thích rằng bước tiếp theo sẽ là xác định xem liệu có phải các tế bào thiếu ADN hay không.
Wainwright giải thích: “Bởi vì sự sống như chúng ta biết phải chứa ADN, hoặc đó không là sự sống. Nhưng cho dù sinh vật này được chứng minh là bất thường, thì sự vắng mặt ADN cũng không có nghĩa là nó đến từ hành tinh khác”.
Louis và Wickramasinghe đang lên kế hoạch nghiên cứu xa hơn để thử các tế bào bằng chất đồng vị carbon. Nếu kết quả cho thấy chúng nằm ngoài chuẩn mực sự sống trên trái đất thì đó sẽ là bằng chứng thuyết phục cho thuyết của Louis.
Giáo sư Wickramasinghe đã lên đường đến Ấn Độ để trực tiếp điều tra hiện tượng mưa màu đỏ. Ông gặp tiến sĩ Louis và cả hai cùng đến thăm những người chứng kiến trận mưa đỏ. Dù nhiều nhà khoa học hoài nghi Thuyết tha sinh, giáo sư Wickramasinghe vẫn tin tưởng vào lý thuyết của mình: "Nếu một lý thuyết là sai thì sớm muộn gì nó cũng gây xung đột với các quan sát. Nhưng mọi chuyện đã xảy ra từ năm 1977 - khi lần đầu chúng tôi đưa ra các ý tưởng này - và đang dần được xác định, chứ không có sự phản bác hay chứng minh ngược lại”.
Nhưng, có không ít nhà khoa học còn phê phán mạnh mẽ giáo sư Wickramasinghe vì ông tuyên bố virus gây hội chứng SARS trầm trọng năm 2003 và cúm gà năm 2000 là đến từ không gian.
Đã trải qua 3 thập niên, Giáo sư Wickramasinghe nhận được nhiều thư từ và các cuộc điện thoại mang tính đe dọa đối với các ý tưởng của ông, nhưng Thuyết tha sinh của giáo sư hiện đang ngày càng được chấp nhận hơn. Bằng chứng là ngày càng có nhiều đầu tư vào việc tìm kiếm sự sống ngoài không gian. Theo giáo sư Wickramasinghe, sự hoài nghi và chỉ trích của giới khoa học chủ yếu là thái độ của thời kỳ tiền Copernic.
Trước giữa thế kỷ 15, người ta nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Galileo và Copernic cùng với những người khác lúc đó đã bác bỏ quan điểm này, song phải trải qua một cuộc đấu tranh dài con người mới từ bỏ được quan điểm trái đất là trung tâm. Giáo sư Wickramasinghe nói: “Tôi nghĩ vũ trụ có đầy rẫy sự sống có tri giác... và sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ tiếp xúc được với trí thông minh ngoài hành tinh”.
:khi (148)::khi (148)::khi (148): :M015::M015::M015:

Gần đây người dân Novorossijsk (Nga) được phen rợn tóc gáy khi băng qua xa lộ Seven Winds Pass, nơi cửa ngõ dẫn vào thành phố: có một hồn ma mặc váy cưới trắng toát thơ thẩn hiện về. Theo đồn đại, cô gái ấy bị đâm chết cách đây 50 năm, vào đúng ngày cử hành hôn lễ.
Dân quanh vùng, những người đi hái nấm, rồi cả lái xe tình cờ đi ngang qua vùng ngoại ô heo hút Novorossijsk - trong số đó không ít người đã quả quyết như đinh đóng cột: họ tận mắt nhìn thấy hồn ma đứng bên vệ đường. Thậm chí như báo Komsomolskaya đưa tin hôm thứ Hai (18/12), một cô gái đã chụp lại được hình ảnh “ma váy trắng” bằng điện thoại di động.
“Hôm ấy, tôi và đám bạn trở về nhà khi trời đã khá muộn. Để cho đỡ buồn, tôi lôi máy điện thoại ra hí hoáy với mấy chức năng chụp ảnh. Đột nhiên chúng tôi nhìn thấy một người phụ nữ mặc váy cưới trắng toát đứng bất động bên vệ đường. Người cô ấy có thể nhìn thấu qua. Tôi sợ cứng họng lại, nhưng tay thì vẫn nhấn nút chụp theo quán tính” - Anna Lapina 17 tuổi kể lại.
Không chỉ Anna, mà tất cả đám thanh niên ngồi trong xe đều trông thấy hồn ma rõ mồn một.
Những người già trong thị trấn còn nhớ, đó là hồn ma của một cô gái chết cách đây hơn nửa thế kỷ. Năm 1950, bi kịch xảy đến với cô vào đúng ngày làm đám cưới: một gã si tình trong men say điên loạn đã dùng dao đâm chết cô dâu, ngay trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của tất cả người thân và quan khách.
Kể từ sau tai họa đó, thị trấn Novorossijsk đối mặt với đủ loại tai ương: số lượng tai nạn giao thông tăng chóng mặt, các nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi quanh đó ngậm ngùi đóng cửa bởi hàng trăm đồn đãi hư thực về “ma nữ” làm sởn gáy khách hàng.
Rùng rợn hơn, đám bạn bè người thân của cô dâu có mặt trong buổi lễ hôm ấy lần lượt ra đi cùng với những cái chết bí hiểm. Chú rể tự sát chẳng rõ nguyên nhân.
Theo ông Igor Vinokurov, đồng chủ tịch Ủy ban Khoa học thông tin Năng lượng sinh học và Sinh thái học quốc tế: “ma”- theo cách gọi dân dã thông thường - được các nhà nghiên cứu siêu thực chia thành 4 loại chính. Trường hợp “ma mặc váy cưới” ở thị trấn
Novorossijsk như trên thuộc vào loại thứ tư, gọi là “bóng ma lĩnh hội tập thể”, bởi chúng được chứng kiến bởi nhiều người vào cùng một thời gian, một địa điểm.
Thiên tài và những căn bệnh bí ẩn
Thiên tài được sinh ra một cách ngẫu nhiên hay theo một quy luật nhất định nào đó? Đây là câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Theo một thuyết được nhiều người quan tâm thì thiên tài thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.
Thuyết này lần đầu tiên được nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20.
Vladimir Froismon đã dành nhiều thời gian để thống kê thành một danh sách những thiên tài bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, trong đó có những tên tuổi lớn như Isaac Newton, Charles Darwin, Christophe Colombo, Galileo, Francis Bacon, Desiderius, Voltaire... Theo nghiên cứu của Froismon thì bệnh viêm khớp thường gây ra một lượng axit uric cao trong máu. Loại axit này là tác nhân kích thích bộ óc làm việc mạnh mẽ. Thành phần của axit uric cũng tương tự như thành phần của chất caffein và theobromin, những chất kích thích có trong cà phê và chè. Hiện tượng nhiều axit uric trong máu không chỉ giúp làm tăng khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hoá học, thiên văn học mà còn thúc đẩy các nhà hoạt động xã hội và tài năng nghệ thuật, văn chương phát triển. Danh sách những người chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp còn có các danh họa như Michel Angelo, Rembrandt, thiên tài âm nhạc Beethoven và nhà chính trị nổi tiếng người Đức Otto Bismarck.
Một căn bệnh khác cũng được coi là có liên quan đến sự ra đời của các thiên tài là hội chứng Marfan. Những người mắc hội chứng này thường có tầm vóc cao lớn quá khổ với những ngón tay, ngón chân, cẳng tay, cẳng chân dài một cách khác thường. Một đặc điểm nữa là hầu hết những người mắc hội chứng Marfan đều có khuôn mặt dài và hẹp.
Đặc trưng lạ lùng trên là do những biến thể đặc biệt của cơ thể con người dưới tác động của hội chứng Marfan gây ra. Nhiều nhà khoa học cho rằng chính sự biến đổi như vậy đã mang lại cho thế giới nhiều nhân vật xuất chúng. Có thể liệt kê nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới mắc hội chứng Marfan có những đặc điểm như vậy, trong đó tiêu biểu nhất là 3 người sau đây.
Thứ nhất là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865), người có công xoá bỏ chế độ nô lệ ở nước này. Abraham Lincoln xuất thân từ một thợ khắc gỗ, sau đó nhờ nghị lực trở thành luật sư, rồi tổng thống Mỹ. Ông có năng lực làm việc phi thường, khả năng phán đoán và lòng dũng cảm. Tổng thống Lincoln có khuôn mặt dài và hẹp đặc trưng.
Người thứ 2 là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875). Ông vốn là con trai của một người thợ đóng giày nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ, Andersen bắt đầu đi học rất muộn và mãi đến năm 23 tuổi mới vào đại học. Ông nổi tiếng qua những câu chuyện cổ tích ngụ ngôn làm say mê cả trẻ em lẫn người lớn trên thế giới suốt hơn thế kỷ qua. Khuôn mặt của Andersen cũng có nét nhỏ hẹp của những người mắc hội chứng Marfan.
Người thứ 3 là tổng thống Pháp Charles de Gaulle (1890-1970). Ông là một vị tướng nổi tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và về sau trở thành vị tổng thống ghi đậm dấu ấn trong lịch sử chính trị Pháp giai đoạn sau chiến tranh. Ngay từ khi còn nhỏ, de Gaulle đã biểu hiện lòng dũng cảm và thông minh. Ông có tầm vóc cao lớn hơn tất cả bạn bè và bờ vai hẹp hình góc nhọn rất đặc biệt.
Cả 3 nhân vật nổi tiếng nêu trên đều mang những triệu chứng của hội chứng Marfan. Ngoài năng khiếu đặc biệt về chính trị, văn học và quân sự, họ còn có sức khoẻ rất đáng chú ý.
Các nhà khoa học cho rằng hội chứng Marfan là nguyên nhân sản sinh ra nhiều chất catecholamin trong máu. Đây là tố chất góp phần kích thích sự hoạt động cao của trí óc và sinh lý cơ thể, khiến cho hầu hết những người mắc hội chứng Marfan đều có năng lực làm việc phi thường. Ngoài ra, một trong những điểm chung của người mắc hội chứng Marfan là đa số họ đều có những khả năng hài hước đặc biệt. Tổng thống Lincoln và nhà văn Andersen là minh chứng cho nhận định này.
Mưa máu bí ẩn tại Ấn Độ

Tháng 7/2001, một trận mưa đỏ như máu trút xuống một khu vực rộng lớn ở miền nam Ấn Độ. Trong hạt mưa, các nhà khoa học đã phát hiện những tế bào sống không có ADN. Nhiều người nghĩ đây là bằng chứng xác thực đầu tiên về sự hiện diện của sự sống ngoài trái đất.
Người dân địa phương tin trận mưa là điềm báo trước sự tận thế của trái đất, mặc dù đã có sự giải thích chính thức hiện tượng trên là ảnh hưởng của bụi sa mạc thổi đến từ Ảrập.
Một nhà khoa học trong khu vực, tiến sĩ Godfrey Louis, nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi, cho rằng có điều gì đó bất thường đã xảy ra. Vì các tế bào sinh học bé nhỏ trong nước mưa không chứa ADN - thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên trái đất - nên Louis lập luận rằng có thể nó là các dạng sống ngoài hành tinh. Trước Louis vài thập niên, đã có hai nhà khoa học Anh đưa ra lý thuyết này.
Các tế bào trên có cấu trúc kỳ lạ, thành dày, màu đỏ giống như tế bào, kích thước khoảng 10 micron. Điều lạ lùng hơn, hàng chục thí nghiệm của Louis cho thấy rằng các phần tử thiếu ADN nhưng vẫn còn khả năng sinh sản dồi dào, thậm chí có thể tồn tại trong nước ở 300 độ C (giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước được biết đến là khoảng 120 độ C).
Làm thế nào để giải thích hiện tượng này? Tiến sĩ Louis suy luận rằng các phần tử có thể là vi khuẩn ngoài trái đất thích ứng với những điều kiện khắc nghiệt trong không gian. Chúng bám vào sao chổi hay thiên thạch rồi sau đó vỡ ra trong khí quyển trên cao, hòa vào các đám mây gây mưa bên trên vùng trời Ấn Độ.
Nếu lý thuyết của Louis là đúng thì các tế bào này sẽ là bằng chứng đầu tiên về sự sống ngoài hành tinh và có thể là bằng chứng mới về nguồn gốc sự sống trên trái đất.
Năm 2005, Louis đã gửi vài mẫu thí nghiệm đến nhà thiên văn học Anh gốc Sri Lanka Chandra Wickramasinghe và đồng nghiệp ở Đại học Cardiff ở xứ Wales, và họ hiện đang thử nghiệm tái tạo các mẫu vật.
Qua nghiên cứu, Wickramasinghe cho biết: “Chúng tôi có những bức ảnh tuyệt hay về những tế bào cắt lát ở giữa này. Chúng tôi nhìn thấy chúng sinh sôi, với tế bào nhỏ trong tế bào lớn”.
Lý thuyết của Louis đặc biệt hấp dẫn đối với Wickramasinghe. Cách đây 1/4 thế kỷ, giáo sư Wickramasinghe là đồng tác giả với Fred Hoyle về Thuyết tha sinh hiện đại, với ý tưởng cho rằng sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ hành tinh khác.
Giáo sư Wickramasinghe nói: “Nếu đúng là sự sống được sao chổi đưa vào trái đất cách đây 4 tỷ năm, thì có thể cho rằng thỉnh thoảng các vi sinh vật vẫn tiếp tục thâm nhập môi trường chúng ta. Đây có lẽ là một trong những sự kiện như vậy”. Nhà vi sinh vật học Milton Wainwright của Đại học Sheffield, thành viên trong đội khoa học nghiên cứu các mẫu của Louis, giải thích rằng bước tiếp theo sẽ là xác định xem liệu có phải các tế bào thiếu ADN hay không.
Wainwright giải thích: “Bởi vì sự sống như chúng ta biết phải chứa ADN, hoặc đó không là sự sống. Nhưng cho dù sinh vật này được chứng minh là bất thường, thì sự vắng mặt ADN cũng không có nghĩa là nó đến từ hành tinh khác”.
Louis và Wickramasinghe đang lên kế hoạch nghiên cứu xa hơn để thử các tế bào bằng chất đồng vị carbon. Nếu kết quả cho thấy chúng nằm ngoài chuẩn mực sự sống trên trái đất thì đó sẽ là bằng chứng thuyết phục cho thuyết của Louis.
Giáo sư Wickramasinghe đã lên đường đến Ấn Độ để trực tiếp điều tra hiện tượng mưa màu đỏ. Ông gặp tiến sĩ Louis và cả hai cùng đến thăm những người chứng kiến trận mưa đỏ. Dù nhiều nhà khoa học hoài nghi Thuyết tha sinh, giáo sư Wickramasinghe vẫn tin tưởng vào lý thuyết của mình: "Nếu một lý thuyết là sai thì sớm muộn gì nó cũng gây xung đột với các quan sát. Nhưng mọi chuyện đã xảy ra từ năm 1977 - khi lần đầu chúng tôi đưa ra các ý tưởng này - và đang dần được xác định, chứ không có sự phản bác hay chứng minh ngược lại”.
Nhưng, có không ít nhà khoa học còn phê phán mạnh mẽ giáo sư Wickramasinghe vì ông tuyên bố virus gây hội chứng SARS trầm trọng năm 2003 và cúm gà năm 2000 là đến từ không gian.
Đã trải qua 3 thập niên, Giáo sư Wickramasinghe nhận được nhiều thư từ và các cuộc điện thoại mang tính đe dọa đối với các ý tưởng của ông, nhưng Thuyết tha sinh của giáo sư hiện đang ngày càng được chấp nhận hơn. Bằng chứng là ngày càng có nhiều đầu tư vào việc tìm kiếm sự sống ngoài không gian. Theo giáo sư Wickramasinghe, sự hoài nghi và chỉ trích của giới khoa học chủ yếu là thái độ của thời kỳ tiền Copernic.
Trước giữa thế kỷ 15, người ta nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Galileo và Copernic cùng với những người khác lúc đó đã bác bỏ quan điểm này, song phải trải qua một cuộc đấu tranh dài con người mới từ bỏ được quan điểm trái đất là trung tâm. Giáo sư Wickramasinghe nói: “Tôi nghĩ vũ trụ có đầy rẫy sự sống có tri giác... và sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ tiếp xúc được với trí thông minh ngoài hành tinh”.
:khi (148)::khi (148)::khi (148): :M015::M015::M015: