Những câu văn chết người trong kì thi tốt nghiệp THPT 2009

R

rooney_cool

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Việc chấm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của giám khảo chúng tôi, đến hôm nay (11/6) đã được già nửa chặng đường...."về đích". Đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ: "Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm...!"

Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?!
Thi tốt nghiệp THPT 2009 (Ảnh: VD-HL).

Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi chúng tôi đã thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...

Do dung lượng trang báo có hạn, ở bài viết này, chúng tôi chỉ dẫn ra những ví dụ được xem là tương đối "đặc biệt" trong các bài làm văn của thí sinh:

1 - Sai lạc đến chết người

- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.

- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).

- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.

- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất...Tây Nguyên.

2 - Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười:

- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!

- Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy.

- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.

- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.

- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.

- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột.

- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.

- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta.

- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.

Trong phòng thi tốt nghiệp THPT 2009.

3 - Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh

- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.

- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.

- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.

- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.

- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.

4 - Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu

- "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ."

Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".

- "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em

Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".

Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!

5 - Râu ông nọ cắm cằm bà kia

- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: "Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."

- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.

Xin dẫn một đoạn: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."

VTC news

http://vtc.vn/xahoi/giaoduc/nhung-cau-vanchet-nguoi-tai-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2009/217100/index.htm
 
C

conu

Năm nào cũng có những câu văn "bất hủ" như vậy, năm nay lại thêm 1 minh chứng hùng hồn nữa về khả năng sáng tạo và óc tưởng tượng cùng khả năng ngôn từ điêu luyện đến bóp méo cả nghĩa của học sinh . :))
Một trong những tối kị và chính tả, câu cú và hành văn sai, lủng củng, què cụt. Những lỗi trên đã phơi bây 1 cách rõ "lồ lộ". Tiếp đó là kiến thức xuyên tạc, 1 lỗi tối thiểu thứ 2 tuyệt đối tránh. Và những nhìn nhận, quan điểm ngây ngô, ngờ nghệch đến nực cười cũng ko kém phần nghiêm trọng.
Hãy cứ viết cho đúng chính tả, ngữ pháp, hành văn mạch lạc, kiến thức chuẩn xác trước đi đã, chưa cần bàn tới những cái khác như: diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, giàu chất văn, sáng tạo 1 cách thuyết phục, lập luận sắc sảo chặt chẽ, kiến thức phong phú, kiến giải sâu sắc.....
 
T

trinhluan

đọc đi đọc lại 4 hay 5 lần gì đấy
càng đọc càng thấy hay nhở
:)):))
Giờ mới biết học văn cùng trang lứa như mình có nhiều bạn làm văn hay thế
văn hay phong phú

=>chẳng hiểu cái bạn giới thiệu về Lỗ Tấn ông sinh năm 1985 mất 1963.
Chậc ngày tháng năm sinh sai hoàn toàn, ọc thế mà bạn này cũng viết được
ông ý sinh ra sau mà chết trước
1963-1985
con số chênh lệch đấy nhỉ?
 
J

jun11791

Độc giả "vỡ bụng" vì những câu văn "cười ra nước mắt"
(VTC News) - Sau khi VTC News đăng tải bài viết "Những câu văn... "chết người" tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009", đã có hàng trăm ý kiến của độc giả khắp nơi gửi về bày tỏ sự "khâm phục" với các sĩ tử có trí "sáng tạo" siêu phàm...

Cười hay là khóc đây?
(Trần Thắng - mydandelion1412@gmail.com )
Chưa năm nào không thấy xuất hiện văn lạ trên "văn đàn" tốt nghiệp. Phải nói là các thí sinh luôn thể hiện một khiếu hài hước có một không hai của mình. Tôi chẳng thể nào nghĩ nổi tại sao cái câu "Giang hồ hiểm ác anh không sợ - Chỉ sợ đường về thiếu bóng em" cũng có thể được đưa vào bài thi, mà lại tầm cỡ thi tốt nghiệp. Thật nực cười. Công sức 12 năm đèn sách để tới lúc tổng kết lại thì các bạn ấy có được cái gì??? Đọc văn "lạ" thấy buồn cười, nhưng suy nghĩ gốc rễ, tại sao lại có văn "lạ" và tương lai của chủ nhân văn "lạ" sẽ đi về đâu? Liệu còn cười được không?

Thật là sock!!!
(Lê Trường Giang - giang_l@yahoo.com.vn )
Các anh chị sắp ra trường rồi mà làm văn giỏi thế cơ chứ? Có những câu văn mà học sinh lớp 6 thuộc rành rành mà các anh chị lại.... Thật là tiếc?! Thi kỳ thi tốt nghiệp THPT mà lại như vậy? Không biết cuộc đời các anh chị sẽ ra sao?!

Đúng là cười ra nước mắt
(Maily - miley_159@yahoo.com )
Không còn biết nói thế nào. Suốt 12 năm đi học, trong ngày quan trọng nhất của đời học sinh, họ đã để lại "dấu ấn khó phai". Thật tiếc là biểu điểm không có phần ý tưởng độc đáo nếu không họ đã có điểm tuyệt đối... Đúng là cười ra nước mắt. Chẳng lẽ tương lai của đất nước lại nằm trong những cái đầu kia?

Sai cũng vừa phải thôi chứ!
(Phạm Thị Phượng - phamthiphuong.hpu@gmail.com )
Em nghĩ, việc thí sinh làm bài mắc phải những sai lầm trầm trọng trên không thể đổ lỗi hết cho giáo viên được. Một em học sinh nếu học hành tử tế thì từ lớp 1, lớp 2 cũng không thể mắc những lỗi sai không thể chấp nhận được như các anh các chị có những câu văn tuyệt vời trên. Sai cũng vừa phải thôi chứ!

Cười rơi nước mắt!
(Phạm Thị Thùy Trang - stn_ph@yahoo.com )
Thật không chê vào đâu được! Đọc mà đến độ mình cười rơi nước mắt, công nhận các bạn bây giờ có sáng tạo thật đó!

Hài hước quá!

(Nguyễn Quang Tú - tuquang.vcu@gmail.com )
Học sinh bây giờ trí tưởng tượng phong phú quá, thật không còn gì để nói. Không hiểu 12 năm đi học, bọn trẻ học được cái gì nữa. Thực sự cần phải nhìn nhận lại thực trạng dạy và học hiện nay.
So với thế hệ 8x thì quả thật điều kiện học tập của các bạn trẻ 9x hơn hẳn chúng tôi. Có lẽ đó cũng là 1 phần lí do khiến cho lỗ hổng kiến thức của các bạn ngày càng to ra. Lỗi đó phần lớn là ở các bạn không chịu học hành một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó cũng phải nói tới chất lượng sách giáo khoa cải cách của các bạn.
So với sách cũ của chúng tôi quả thật sách mới có 1 số ưu điểm nổi trội hơn, trình bày đẹp mắt, hình vẽ sinh động tạo cảm hứng cho người học. Đó là điều mà sách cũ không có được. Nhưng ngược lại chất lượng sách không thấy hơn chút nào chứ không muốn nói là nhiều chỗ kiến thức sai lệch, chắp vá theo kiểu giật gấu, vá vai. Không hiểu tình trạng này còn kéo dài tới bao giờ và bao giờ học sinh mới có được 1 bộ sách giáo khoa theo đúng nghĩa cải cách.

Thật khó mà tin được!
(Vũ Hồng Giang - Vithantinhyeu_hp2000@yahoo.com )
Quả thật khó mà tin được đây là những gì mà học sinh viết ra. Nếu có thì cũng có thể chỉ là những câu văn đùa mà thôi. Không hiểu những học sinh ấy học văn như thế nào, nghĩ gì khi cho ra những "sản phẩm" văn học mà khiến người khác cười ra nước mắt nhưng cũng lắc đầu ngán ngẩm. Nghĩ mà cũng thấy thương cho văn học...

Đúng là tuyệt chiêu....
(Victorious Century - viccen2211@gmail.com )
Không hiểu các "cậu ấm cô chiêu" của chúng ta ngày nay học thế nào nữa... Nhưng phải nói đọc những câu văn này có tác dụng thật... Chúng làm người đọc phải bật cười sảng khoái. Nhưng đọc xong lại thấy cần suy ngẫm xem trong trường lớp những học sinh này học được gì nữa không biết? Ảnh hưởng của những thể loại văn học mà các bạn đã đọc chăng hay các bạn muốn phá cách để tạo ra cái mới? Thật đáng buồn khi phải cười ra nước mắt!

Những bài thi văn cười ra nước mắt
(Bùi Đặng Hiếu)
Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều thí sinh đã đưa vào bài làm những ý tưởng rất "sáng tạo", nhưng xa rời với thực tế. Ngoài những ví dụ đã dẫn ra, tôi xin cung cấp một số câu tương tự: "Hạ Du bị quân Nhật xử bắn tại pháp trường Cổ Hiên Đình Khẩu ở Bắc Kinh"' "Vợ chồng A Phủ là một bài thơ tình nổi tiếng của Tô Hoài", "Cha con thống lí Pá Tra đối xử với Ánh Nguyệt rất tàn nhẫn", "Sông Hương đã được Nguyễn Tuân so sánh với sông Hàn ở Seoul, con sông được coi là biểu tượng của Hàn Quốc".

Đọc không thể không cười
(Đỗ Thanh Tùng - tungdt.do@gmail.com )
Tôi thấy, năm nào, kì thi nào, kể cả tốt nghiệp hay tuyển sinh ĐH cũng đều có những câu văn thuộc vào hàng "bất hủ" như thế này. Báo chí năm nào cũng nói, năm nào cũng phản ánh nhưng tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên. Việc đổi mới chương trình giáo dục cho phù hợp hơn của Bộ là chủ chương rất đúng đắn. Tuy nhiên nếu chương trình đổi mới, cách dạy đổi mới mà chất lượng học tập của học sinh vẫn không được cải thiện thì đây là vấn đề cần xem xét lại.
Bên cạnh đó, dù có đổi mới thế nào đi chăng nữa, thì vẫn không tránh khỏi có một bộ phận học sinh lười học, chểnh mảng, không xác đinh được ý nghĩa quan trọng của các kì thi như thế này. Tuy nhiên, đấy chỉ là một số lượng nhỏ. Vả chăng, các bài văn kiểu như trên cũng chỉ mang tính cá biệt, không thể chỉ nhìn vào đó để đánh giá cả nền giáo dục nói chung.
Thiết nghĩ cơ chế hiện nay của giáo dục nước nhà vẫn còn cần nhiều sửa đổi, bệnh thành tích, nói thực là vẫn còn rất phổ biến, cơ chế xin - cho vấn còn tồn tại. Đấy là những rào cản tiêu cực với nền giáo dục nước nhà. Các bài văn như trên vẫn còn, đúng là đọc không thể không cười, cười to, cười ra nước mắt. Với những bài văn như trên thì liệu đó có được coi là một kì thi thành công hay không?

Bất ngờ quá!
(Anhy - linhvulove@gmail.com )
Thật không ngờ rằng các em học sinh năm nay lại có thể có những bài văn như vậy. Có thể cho hỏi một chút, người viết đã chép nguyên văn từ bài của các em ra hay đã có một số chỉnh sửa hoặc gặp một số lỗi khi đang viết bài vội? Nếu đúng là nguyên văn ra thì những em này cần phải bị trượt tốt nghiệp!

Không thể hiểu nổi
(Đào Ngọc Hải - thatlong_muonnoitieng_yeuem@yahoo.com )
Nên đưa những dẫn chứng này công khai để mọi người có thế hiểu được chất lượng giáo dục của học sinh hiện nay như thế nào. Không thể hiểu nổi những thí sinh này thật sự không biết gì hay tại trường quá cần thành tích mà cho những thí sinh này đi thi để lấy tỉ lệ cao.

Những sai xót không thể chấp nhận
(Vân Thanh - vthanh225@yahoo.com.vn )
Tôi từng là một là học sinh chuyên văn và khi đọc những câu văn trên tôi thật sự không thể chấp nhận được cách học văn của học sinh bây giờ. Làm ra những câu văn như thế cũng không thể hoàn toàn trách các em bởi nếu các thầy cô dạy văn có phương pháp dạy tốt, dạy để các em không cảm thấy "buồn ngủ" thì có lẽ mọi chuyện cũng đỡ được một phần nào đó. Với cách học văn của học sinh bây giờ thì không hiểu nền văn học nươc nhà sẽ đi đên đâu? Liệu những giá trị văn học có được thế hệ sau biết đến?

Tương lai sẽ đi về đâu?
(Nguyễn Trung - ttnguyenhn@yahoo.com)
Các cụ vẫn thường nói "Tiên ... kỷ, hậu ... nhân". Qua đây cũng phải xem lai xem thế hệ tương lai của đất nước đã được khổ luyện tôi rèn ra sao. Cơ sự đến nước này thì lỗi không thuộc về những "nhân tài tương lai" mà theo tôi phải xem lại xem có phải trình độ các thầy cô còn hạn chế, không thể truyền tải cái hay, cái đẹp trong thơ ca cho học trò. Chúng ta có thể tự hào về thế hệ trẻ với những tư duy phóng khoáng và cái nhìn sáng tạo, nhưng như thế này thì tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

Thật đáng trách!
(Mai Khắc Lợi - se7en_love1301@yahoo.com - Số 4 ngách 156/21 Trường Chinh, Hà Nội)
Em cũng là thí sinh thi kì thi tốt ngiệp THPT vừa qua. Quả thật các bạn làm văn không thể chấp nhận được! Sao lại có thể nghĩ ra những câu văn buồn cười đến như vậy! Dẫn chứng không ra đâu vào đâu! Thật đáng trách !

Sức tưởng tượng không chê vào đâu được
(Phạm văn Toàn - vantoan2407@gmail.com - Đà Nẵng)
Quả là những bài viết không chê vào đâu được về sức tưởng tượng của lớp học sinh hiện tại. Không biết thầy cô dạy thế nào mà khi làm văn, dẫn thơ các em lại viết sai hết như vậy. Khả năng văn chương tầng lớp tương lai của đất nước hiện giờ quá nghèo. Qua đó khẳng định trình độ học thức của các em là quá kém so với tầng lớp anh chị đi trước. Mong rằng ngành giáo dục sẽ có biện pháp tốt để không còn tình trạng bài thi tốt nghiệp bị đem ra làm truyện cười như vậy nữa.

Có thể bổ sung vào kho tàng Truyện cười Việt Nam
(Phan Văn Sơn - phanmanh@95gmail.com - Đắc Nông)
Trí tưởng tưọng của các em quả là đáng khâm phục. Chúng ta có thể bổ sung những đoạn"văn" này vào… kho tàng Truyện cười Việt Nam.

Những "chỗ trũng" cần khắc phục
(Hoàng Vân)
Đọc những câu văn trên thì đúng là buồn cười đau bụng thật nhưng em cảm thấy không khó tưởng tượng ra tại sao lại có những câu văn như thế. Em mới qua thời học sinh không lâu, và biết rõ có những học sinh không hề thuộc bất kì bài văn, câu thơ nào cho tận đến lúc vào phòng thi và viết văn lủng củng như ngôn ngữ nói vậy.
Em nghĩ không cần quá bi quan về việc này, bởi vì thời đại nào, xã hội nào cũng có những người giỏi, người ***. Khi so sánh những dãy núi, người ta xem xét dãy nào có nhiều đỉnh hơn và những đỉnh nào cao hơn, hoặc độ cao trung bình của dãy núi. Khi xem xét nền giáo dục cũng nên xem xét liệu nền giáo dục có giúp những người tài năng phát huy hết khả năng của mình để thành "đỉnh" hay không, "đỉnh" đó cao đến mức nào và mặt bằng chung học vấn như thế nào.
Còn những "chỗ trũng" như thế này, dù thật đáng ngại và cần phải cố gắng khắc phục nhưng cũng khó tránh khỏi. Để nói lên chương trình giáo dục có vấn đề, có lẽ nên thống kê có bao nhiêu bài viết như trên trong tổng số bài thi, tỉ lệ là bao nhiêu. Nếu căn cứ vào một vài trường hợp đây đó thì thật là không chính xác.

Đây không hẳn là lỗ hổng kiến thức
(Nguyễn Hải Quảng - quangnguyenhai@gmail.com)
Theo cá nhân tôi đánh giá đây không hẳn là lỗ hổng kiến thức, có thể là do sự cố tình của một số cá nhân thích nghịch phá và không chịu học hành. Các câu văn kiểu này năm nào cũng có chứ chẳng riêng gì học sinh hiện nay.

Không thể nào lại viết ngây ngô thế!
(Tạ Minh Đức)
Tôi thấy giới trẻ giờ trưởng thành hơn, suy nghĩ chắc chắn hơn. Kì thi tốt nghiệp lớp 12 toàn là các bạn từ 18 tuổi trở lên, không thể nào lại viết những câu ngây ngô như thế. Do đó, tôi nghĩ các trường hợp này là do không làm được bài hoặc chủ ý từ trước, viết các đoạn vui vui, nhằm giải toả hoặc trêu tức người chấm, hoặc muốn câu văn của mình trở nên nổi tiếng. Năm nào sau cuộc thi tốt nghiệp chẳng có vài column trên các tờ báo (giấy, điện tử) về các câu văn chết người tại kì thi tốt nghiệp.

"Chữ thầy lại trả cho thầy"
(Lê Tuấn Dũng - nhatthanh25483@yahoo.com - Ngọc Hòa - Chương Mỹ - Hà Nội)
Cũng là một người học sinh trải qua 12 năm cắp sách tới trường tôi giật mình khi đọc bài viết nói trên.Có chăng là do cuộc sống và phim ảnh đã ảnh hưởng quá nhiều vào văn thơ, hay chỉ là "Chữ thầy lại trả cho thầy"

(còn tiếp)
 
J

jun11791

(Đỗ Nguyễn Quốc Cường - dnqc92@yahoo.com - 179 Trần Tuấn Khải F5Q5)

Em năm nay lên lớp 12, đã đọc trước vài tác phẩm văn học ở chương trình chuẩn. Các tác phẩm rõ ràng đọc rất hay, mỗi tác phẩm lại mang một nét đặc sắc riêng nên không thể có chuyện nhầm lẫn giữa các tác phẩm với nhau được. Đọc những câu văn trên em không thể nhịn cười được và cũng không hiểu tại sao các anh, chị ấy lại có thể viết như vậy, như thể họ đùa cợt, xem thường kì thi tốt nghiệp.

Đọc xong thấy choáng
(Lư Thị Hường - thanhhuong2524@yahoo.com - Thái Bình)

Quả thật đọc những câu văn này tôi thấy choáng. Không ngờ học sinh hiện nay laị có nhiều hiểu biết "phong phú" đến vây. Không thể nín được cười vì bài văn ngoài sức tưởng tượng. Nếu tôi là giám khảo tôi sẽ cho những thí sinh này điểm "sáng tạo". Tuy nhiên, qua đây cũng thấy rằng học sinh hiện nay hổng nhiều kiến thức quá. Đây là điều đáng lo ngại cho nền giáo dục của Việt Nam. Học sinh giỏi có nhiều nhưng học sinh kém cũng không ít.

Không thể chấp nhận được
(Minh Trung - anh_va_em78@yahoo.com)

Em cũng là một học sinh lớp 12, cũng vừa thi tốt nghiệp xong, thật khó hiểu cho những bài viết trên, ngay cả nội dung cốt lõi của từng tác phẩm cũng không nhớ, không hiểu thì lam sao mà làm được bài. Với em, làm văn hay thì khó, nhưng làm đúng ý, đúng nội dung thì đâu có khó, chỉ cần lúc học tập trung chút thôi.

Không thể hiểu nổi, chắc có lẽ do mấy bạn bị "tủ đè" nên đến hoàn cảnh của nhân vật chính như Mị, A Phủ đều phải "bịa" ra để làm. Nhưng muốn bịa thì cũng phải hiểu chút về cốt truyện và nhân vật trong truyện. Học sinh bây giờ có lẽ nghe thấy môn văn là đã sợ và không muốn học rồi nên mới có tình cảnh "thê thảm" thế này. Nhưng dù thế nào, dù học không tốt môn văn mà viết vào bài thi những dòng như trên là không thể chấp nhận đuợc.

Học sinh không chủ động tiếp cận kiến thức văn học
(Lý Thị Thu - lythu90@yahoo.com - Thụy Khuê, Hà Nội)

Những câu văn ngây ngô hay đọc cười ra nước mắt không chỉ xảy ra trong kì thi tốt nghiệp năm nay mà nó dường như là một sự kiện đến hẹn lại lên, thậm chí xuất hiện ở các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Theo tôi vấn đề là ở chỗ học sinh không chủ động trong việc tiếp cận các kiến thức văn học, không có thói quen đọc toàn bộ tác phẩm, các giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chú giải... Hơn nữa, những giờ học trên lớp lại không có đủ thời gian để làm việc đó trong khi việc dạy văn bây giờ vẫn trong tình trạng đọc, chép là chủ yếu chứ chưa chú trọng việc gợi ý, cùng các em tìm ra các dẫn chứng, chứng minh cho các luận điểm.

Khi chính bản thân các em không nắm chắc những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì việc học thuộc những bài văn mẫu lại là một con dao hai lưỡi khiến các em học vẹt, khi không nhớ dễ bịa đặt, thêm bớt, "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Vì thế, nên tăng cường tính chủ động và trao đổi trong việc dạy và học văn hiện nay, tránh áp đặt và gò bó.

Từ kinh ngạc đến cười bể bụng
(Trần Quang Sơn - quangson_dhqghn@yahoo.com - ĐH Quốc gia Hà Nội)

Đọc xong bài báo của VTC News, tôi từ hết sức kinh ngạc đến cười bể cả bụng về những ý tưởng văn học, văn chương của học sinh .Tôi thực sự không thể hiểu nổi sản phẩm học sinh sau khi phân ban lại kém thế này. Không hiểu rằng khi các em còn đang đi học, các cô giáo đã truyền thụ, cảm nhận văn học thế nào, rồi chế độ kiểm tra và thi thế nào để đến lúc tốt nghiệp các em không nắm được một chút gì về môn ngữ văn cả. Điều này chứng tỏ trong nền giáo dục của chúng ta vẫn còn quá nhiều tiêu cực, chạy theo bệnh thành tích. Thiết nghĩ, chúng ta nên xem lại công việc giảng dạy và đào tạo học sinh một cách trung thực hơn.

(Phương Anh - phuonganh_pt@yahoo.com - Phú Thọ)

Thật không thể hình dung nổi. Đề văn như vậy đâu phải khó. Tôi từng là một học sinh khối A và đã thi tốt nghiệp từ năm 2001. Năm đó đề thi của tôi là phân tích tác phẩm "Vợ nhặt". Theo cá nhân tôi "Vợ nhặt" còn khó hơn cả "Vợ chồng A Phủ". Nhưng qua bài báo này mới thấy có nhiều em ngây ngô thật. Không biết lúc đó các em nghĩ gì mà lại có thể viết được những câu như vậy? Vậy khi ở trường các em đã học những gì? Rồi những câu so sánh như thế kia mới thấy các em quan tâm đến nhiều cái khác hơn là việc học văn. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để các em hứng thú với việc học văn và làm sao để việc học văn có hiệu quả. Đây không chỉ ở vấn đề của các em mà còn là vấn đề lớn của nhà trường, của các thầy cô giáo. Hãy quan tâm đến chất lượng dạy và học văn trong trường hơn nữa.
 
J

jun11791

Đọc xong những câu "văn" trên kia mà mình cũng =)) Và đây là 2 ý kiến của độc giả đồng quan điểm với mình

"Đọc không thể không cười
(Đỗ Thanh Tùng - tungdt.do@gmail.com )

Tôi thấy, năm nào, kì thi nào, kể cả tốt nghiệp hay tuyển sinh ĐH cũng đều có những câu văn thuộc vào hàng "bất hủ" như thế này. Báo chí năm nào cũng nói, năm nào cũng phản ánh nhưng tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên. Việc đổi mới chương trình giáo dục cho phù hợp hơn của Bộ là chủ chương rất đúng đắn. Tuy nhiên nếu chương trình đổi mới, cách dạy đổi mới mà chất lượng học tập của học sinh vẫn không được cải thiện thì đây là vấn đề cần xem xét lại.
Bên cạnh đó, dù có đổi mới thế nào đi chăng nữa, thì vẫn không tránh khỏi có một bộ phận học sinh lười học, chểnh mảng, không xác đinh được ý nghĩa quan trọng của các kì thi như thế này. Tuy nhiên, đấy chỉ là một số lượng nhỏ. Vả chăng, các bài văn kiểu như trên cũng chỉ mang tính cá biệt, không thể chỉ nhìn vào đó để đánh giá cả nền giáo dục nói chung.
Thiết nghĩ cơ chế hiện nay của giáo dục nước nhà vẫn còn cần nhiều sửa đổi, bệnh thành tích, nói thực là vẫn còn rất phổ biến, cơ chế xin - cho vấn còn tồn tại. Đấy là những rào cản tiêu cực với nền giáo dục nước nhà. Các bài văn như trên vẫn còn, đúng là đọc không thể không cười, cười to, cười ra nước mắt. Với những bài văn như trên thì liệu đó có được coi là một kì thi thành công hay không?

Đây không hẳn là lỗ hổng kiến thức
(Nguyễn Hải Quảng - quangnguyenhai@gmail.com)
Theo cá nhân tôi đánh giá đây không hẳn là lỗ hổng kiến thức, có thể là do sự cố tình của một số cá nhân thích nghịch phá và không chịu học hành. Các câu văn kiểu này năm nào cũng có chứ chẳng riêng gì học sinh hiện nay."


Cam đoan với mọi ng` rằng n~ câu "văn" này là do bọn nó cố ý trêu tức giám khảo ấy mà, chắc tụi nó nghĩ đằng nào cũng trượt nên mới làm thế. Ko nên vì 1 cá nhân mà làm ảnh hưởng cả 1 thế hệ như thế (mà ko hiểu có bn ng` lớn hiểu dc như thế ko :( hay cứ nghĩ xấu này nọ mà nhục quá, đến nỗi 1 em lớp 8 rooney_cool phải post cái topic này lên chỗ lớp 12 :(( ) Mà công nhận trí tưởng tưởng của bọn này siêu + dám cả gan "chém gió thành bão" ngay trg 1 kì thi của cả đời ng` thế này . Nhg cũng cần ngẫm lại "con ng` là sản phẩm của giáo dục" mà thôi! Tại sao bọn này lại muốn trêu tức giám khảo??? Tại sao bọn này lại có thể thuộc mau chóng 1 đoạn thơ linh tinh trên mạng chỉ 1 lần đọc?
 
S

sad_clover

sao vậy nhỉ???? mấy bạn ấy thật đúng là kém TƯ DUY, hết thuốc chữa rồi!!!!! thật đáng buồn cho nền GD của VN
 
C

cuchap

troi`?các ban kiếm đâu ra mấy câu văn hay thê'?qua? la` bo' tay lun? sao lai co' như thế nhỉ mjh` ho tin lém??hêhe!!
 
I

iloveg8

mình cũng đã từng viết văn kiểu này trong bài thi học kỳ 2 nhưng nội dung thì đại loại như sau ( phân tích đoạn đầu của bài thơ "vội vàng" mình đã viết )
" Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Đôi mắt huyền của người thiếu nữ dưới ánh sáng của buổi bình minh sẽ hấp thụ đc nhiều vitamin D"
 
P

phuong1289

ko ngo co ban hoc dinh nhu the day . khien nguoi ta cuoi den rach ca mep ............ dung la bo tay ...
ĐAU ĐỜI CÓ CỨU ĐƯỢC ĐỜI ĐÂU..
 
F

forcekeeper

cái này là 1 bộ phận nhỏ thôi, với lại có nhiều trường hợp viết để phá hoại nữa( mình nghĩ vậy).
Thật là bức xúc khi có 1 số con người chỉ chuyên vào mấy môn thi Đại học mà không hề ngó ngàng đến mấy môn kia dẫn đến tốt nghiệp thấp mà đại học lại đậu. Không công bằng cho những người ôn thi tốt nghiệp nghiêm túc. Phong thi tốt nghiệp của mình có người toán 10 lý 10 Anh 10 mấy môn còn lại dưới 5 hết >"<.
 
B

banhuyentrang123

đọc lại mới thấy thế hệ trẻ của việt nam ngày nay toàn là các nghệ sĩ đa tài không ah các nhà văn ngày xưa mà còn sống thì chắc không ôm bụng cười mới là chuyện lạ hihihi :))0
 
C

congchuatuyet_2009

bài nay nguyên văn trong báo An ninh thế giới còn dài, đây là anh trích ra nh~ câu văn à?
 
T

tvxqhero

Học sinh bây giờ giỏi thật. Em học chuyên văn nhưng cũng không thể viết được như các anh các chị. Không hỉu học như thế thì thi đại học làm sao nữa.
 
N

nomoregame_loveonegirl

Vấn đề này, thứ nhất là học hành không tới nơi nên ngồi ghi bậy, thứ hai là học giỏi môn tự nhiên quá nên "thí" môn Văn vì biết chắc mình đậu.
P/s : Mà "chế" cũng phong phú quá chứ, đàng hoàng như chúng ta khó lòng mà chế nổi nhỉ ^^!
 
P

phihuy

úi zời, mấy đứa đó hoặc biết ko thể trật, hoặc biết ko thể đậu nên mới viết tầm bậy tầm bạ vào trong bài thi thôi, mọi ng` đừng đổ lỗi cho cả 1 thế hệ như thế chứ
 
N

ngoctrang18

Đọc xong mà thấy choang vánh đầu óc, không hiểu mấy người này kém tư duy hay là muốn chơi trội mà có thể cho ra những tác phẩm bất hủ cười ra nước mắt. Nhưng qua đó ta cũng thấy được một thực trạng đáng buồn của nền giáo dục Viêt Nam, năm nào kỳ thi nào cũng có những truờng hợp như vậy, không hiểu tác giả của những tác phẩm cười ra nứơc mắt ý học hành kiểu gì, muời hai năm đèn sách để đâu cuối cùng lại phạm phải những sai lâm hết sức ngớ ngẩn, sai kiến thức một cách trầm trọng. Người đau lòng nhất chắc hẳn là các thầy cô giáo có đựoc ngững học sinh như vậy thì làm sao mà tâm huyết với nghề cho được.
 
Z

zommbi

rõ ràng nền giáo dục VietNam đang đi dần vào ngõ cụt,thật đáng buồn trong khi các nền GD của các nước khac ko ngừng cải cách với nhiều hướng đi rất mới mẻ và thiết thực, kiểu rập khuôn này chỉ xứng với nền GD VN,>>>>>và hậu quả.....=))
 
D

doduchuong

hok hiểu mọi người nghĩ gì nữa mà lại viết được ra những câu văn như thế này! pó tay chấm ...... ko bít chấm cái ji nữa
 
Top Bottom