Những câu truyện cảm động về cuộc sống quanh ta

N

nuhoangbongdem95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu chuyện 1

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu

được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.


Câu chuyện thứ hai:

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể

hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của
mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố
khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ,
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.



Câu chuyện thứ 3

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.

Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều
mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.



Câu chuyện thứ 4
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”


sưu tầm
 
N

nuhoangbongdem95



ngon%20ngu%20tinh%20yeu.jpg

Không chịu buông tay.

Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè ở Florida, một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ hãy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!

Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càn gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay.

Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.

Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp - bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công.

Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên!

- Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! - cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu - khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương đễ giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:

- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.
___________________________

Lời cuối cùng cho con.


Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. ****** chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ..."
___________________________


Quà cuối cho bố.


Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.
___________________________
Bố không biết chứng tỏ tình yêu.

Bố đã không hề biết chứng tỏ tình yêu như thế nào. Mẹ là cầu nối của mọi người trong gia đình. Bố chỉ biết đi làm suốt ngày còn ở nhà, mẹ lập danh sách một loạt các tội lỗi của chúng tôi phạm phải trong ngày và bố cằn nhằn chúng tôi.

Có một lần tôi ăn trộm một thanh kẹo, bố buộc tôi phải mang trả lại và bảo người bán hàng rằng tôi đã trộm nó, tất nhiên tôi phải đập heo lấy tiền đền. Nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rằng tôi còn là một đứa con nít. Một lần tôi chơi đánh đu bị gãy chân, chính mẹ ẵm tôi trong đôi tay suốt đoạn đường đến nhà thương. Bố chỉ lái xe thẳng đến cửa phòng cấp cứu và khi người ta yêu cầu bố rời xe đi chỗ khác vì nơi đó dành cho xe cứu thương, bố quát lên: "Anh nghĩ đây là cái gì? Xe du lịch hả?".

Vào những buổi sinh nhật của tôi, bố như kẻ bàng quan, chỉ thổi bong bóng, dọn bàn và làm những việc vặt. Chính mẹ là người trịnh trọng mang chiếc bánh sinh nhật và nến đến cho tôi thổi.

Khi tôi lật cuốn lưu ảnh ra xem, người ta hay hỏi: "Bố em đâu?”. Ai mà biết được, bố luôn luôn ôm máy ảnh chụp hết người này đến người nọ. Tôi có đến một tỷ tấm ảnh tôi và mẹ chụp chung.

Tôi nhớ lại khi mẹ nhờ bố dạy tôi đi xe đạp. Tôi bảo bố đừng bỏ tay ra nhưng bố nói là đã đến lúc rồi. Tôi ngã, mẹ chạy lại định ẵm tôi lên nhưng bố khoát tay ngăn mẹ lại. Tôi giận quá, phải chứng tỏ cho ông ấy biết. Tôi leo ngay lên xe và tự đạp lấy một mình. Bố không hề cảm thấy áy náy một tí nào hết. Bố chỉ mỉm cười.

Khi tôi vào đại học, chính mẹ làm mọi thứ giấy tờ. Bố chỉ gởi những tấm ngân phiếu và lại còn nói rằng sân cỏ nhà mình sẽ đẹp hẳn ra khi không còn tôi quần banh trên đó nữa.

Khi tôi điện thoại về, bố hình như muốn nói chuyện nhưng lại luôn bảo:
- Đợi đấy, bố sẽ gọi mẹ!

Khi tôi lấy vợ, chính mẹ là người khóc, bố chỉ hỉ mũi và bước ra khỏi phòng.

Suốt đời, bố thường nói: “Con đi đâu đấy?”, “Mấy giờ con về?”, “Không, con không thể đi”.

Bố đã không biết chứng tỏ tình yêu như mẹ.

(sưu tầm )
 
N

nuhoangbongdem95

Nỗi buồn giấu sau hàng mi
2011-11-11_120835.png

Nó đã chứng kiến cái chết đau đớn của mẹ. Bố đi suốt ngày, mẹ phải làm tất cả mọi việc trong nhà, hôm ấy điện trong nhà chập chờn thế là mẹ đã sửa điện. Sau khi xong mẹ đã đóng cầu dao điện lại, thử mà quạt vẫn không chạy được, mẹ xoay cái quạt lại để xem, tay mẹ gạt vào phần dây điện tuột ra, người mẹ giật lên và ngã ra. Lúc đó nó đang giữ em, nó đã nhìn thấy mẹ, nó đã hét và gào toáng lên, mọi người chạy sang đông lắm, họ làm nhiều việc lạ lắm, có người kéo nó sang nhà hàng xóm vì nó đã ngất đi. Ngày hôm sau bố mới trở về, bố không khóc, bố bận rộn làm ma cho mẹ. sau đám ma nó chỉ nhìn thấy mẹ trên ảnh bàn thờ, và trong những giấc mơ.

Bố đi làm ở đâu cũng đem theo nó đi, em nó thì bố giao cho bà ngoại ở quê xa , thế là cả năm nó mới gặp em một lần, nhưng mấy năm gần đây nó chỉ được nói chuyện với em qua điện thoại mà thôi. Bố nó lấy vợ mới và đã có em, bố đã không ngủ cùng nó từ lâu, chắc bố cũng quên mất rằng đêm nào nó cũng gặp ác mộng, sáng nào thức dậy mắt nó cũng sưng vù nhưng bố thì dạo này khác lắm. Có đêm nó giật nó tỉnh dậy nó thấy sợ lắm nó sang buồng bố và dì và nó đã thấy những thứ không cần thấy. Lại thêm một điều để nó ghê sợ.

Dì cũng chẳng phải là người xấu, tuy nhiên dì với nó thờ ơ lắm, có lần nghe dì nói với cô em gái của dì:

- Thôi thì mình đã chấp nhận làm hai, có lúc định quan tâm nhưng lại sợ người ta hiểu lầm mấy đời bánh đúc có xương... cứ để kệ nó thích làm gì thì làm. Bố nó còn chẳng quan tâm, mình để ý làm gì hả em?

Còn nó thì cứ thế càng ngày nó càng lầm lì hơn ít nói hơn và hay bị ăn mắng hơn, chẳng hiểu sao nó cứ thích làm một thứ gì đó để cho bố mắng nó, nó rửa chén thì cố tình làm cho cái chén bị vỡ, đi học cứ mấy hôm nó lại làm hỏng cái bút hoặc đánh đổ lọ mực ra quyển vở…Thế rồi mãi cũng chán, lúc đầu bố nhắc nhở qua, mắng mỏ sau cứ có chuyện gì là bố lại đánh nó. Bố đâu biết nó muốn bố gọi nó lại, hỏi han, tâm sự và ôm nó vào lòng. Bố hỏi nó có nhớ mẹ không? Hỏi nó có gặp mẹ trong giấc mơ không? Có còn gặp ác mộng không? Có bị bạn bè trêu vì ở với dì hai không?...Nhưng không bố chỉ bế em, con dì và bố là con trai chứ không như hai chị em nó,. . Người ta vẫn bảo nó dì xinh đẹp, trẻ lại biết chiều bố , mày ra rìa rồi. Thế là nó càng ghét em trai, vị trí của em trai kia đáng lẽ là của em nó, nhiều khi nó còn tìm cách đánh thằng bé mỗi khi dì nhờ trông em, thế là nó bị dì đánh và mách bố. cứ thế tự bao giờ nó đã trở thành một đứa trẻ ngỗ nghịch hư đốn. Chẳng ai nhận ra nó giống mẹ nó và xinh đến lạ lùng.

Nó đã thay đổi là nhờ cậu bạn ấy, cậu là người duy nhất quan tâm tới nó, cậu ấy đi tìm nó và hỏi tại sao nó cứ bỏ học. Khi nó chán quá nó uống thuốc tự tử, Nó đã chạy đến trước mặt bố và bảo: bố ơi con uống thuốc tự tử rồi. Bố nó vẫn đi làm bỏ mặc nó vào buồng ôm bụng đau đớn. Ông đã không quan tâm tới việc đó vì đây đâu phải là lần đầu tiên nó dọa ông như thế. Khi nó sùi bọt mép ra và người bắt đầu giật lên thì cậu ấy đã đến và đưa nó vào viện. Ở bệnh viện chẳng ai chăm sóc nó ngoài cậu ấy, người ta cởi quần nó ra, đặt ống thông tiểu cho nó, nó cũng chẳng biết ngại, mà chết nó còn chẳng sợ thì nó sợ cái gì? Đúng lúc đó cậu ấy đi mua cháo về, cậu ấy bước vào phòng trong khi người ta chưa kịp kéo chiếc khăn lên cho nó, tự nhiên nó thấy mặt nó nóng bừng lên, nó cố với tay để kéo cái khăn nhưng không thể, miệng nó thì khô khốc và nó không đủ sức để thốt lên lời gọi cô y tá đang dở tay thao tác, cậu ấy đi tiến lại kéo chiếc khăn lên và quay mặt đi.

3 ngày sau nó mới thấy bố nó và dì đến làm thủ tục xuất viện cho nó, dì cứ càu nhàu với bố nó trước mặt bác sĩ như thanh minh:

- Em đã bảo anh rồi, anh phải vào chăm con, nó là con anh, em còn con nhỏ …

- Im! Để cho nó biết mà chừa.

Ra viện, nó chăm đi học hơn, nó thường xuyên đến phòng trọ cậu bạn để nhờ cậu giảng bài. Nhà cậu ấy xa nên cậu phải trọ học, cậu ấy là lớp trưởng và rất đẹp trai. Từ khi bắt đầu vào lớp nó đã chú ý đến cậu ấy nhưng rồi nó nghĩ những đứa học giỏi chẳng bao giờ thích chơi với những đứa học *** như nó. Mà nó thì chẳng thích kết bạn với ai. Trên đời này làm gì có ai hiểu nó cơ chứ? Đến người bố sinh ra nó còn vứt bỏ nó nữa là…

Nó thấy giữa nó và cậu ấy có sự thân thiện đến lạ lùng, cậu hiểu tất cả những ý nghĩ quái gở của nó, cậu là người duy nhất dám cản nó và lời nói có trọng lượng đối với nó. Nó đã không còn đi muộn, nó đã có những điểm 10 đầu tiên và nó cũng bắt đầu hòa đồng nhiều hơn với các bạn trong lớp. Nó cũng không còn cãi nhau với bố, chửi nhau với dì hay là đánh em, đã lâu rồi nó không sống trong không khí vui vẻ như vậy. những cơn ác mộng hằng đêm của nó đã thay bằng những ước mơ hồng. Trong giấc mơ có chàng hoàng tử cưỡi ngựa trắng như trong cậu chuyện cổ tích ngày xưa mẹ kể, và chàng hoàng tử đến đón nàng công chúa là nó, nàng mặc chiếc váy trắng và đi đôi guốc màu hồng, chàng và nàng cùng nhau bước vào lâu đài làm lễ cưới…

Sinh nhật nó, nó bước sang tuổi 16, thế là 10 năm rồi nó không có sinh nhật, bố có lẽ còn chẳng nhớ nó được sinh ra vào ngày nào nữa ấy chứ. Sau khi học xong, nó đứng dậy để vể cậu ấy bảo đợi cậu ấy một chút. Cậu ấy đặt trước mặt nó một chiếc bánh ngọt nhỏ, câu thắp ngọn nến và bảo nó thổi nến và ước đi. Nó đã xúc động vô cùng, giọt nước trong trẻo đậu trên mí mắt nó và rơi xuống má, cậu ấy nắm tay nó và nói: chúc mừng sinh nhật cậu.

Giây phút hạnh phúc vô vàn nó đã ôm lấy cậu ấy, cậu ấy bối rối và đẩy nó ra trước ánh mắt ngại ngùng và ngạc nhiên của nó. Nó bảo với cậu ấy là nó không muốn về nhà, nó thấy một điều gì đó gượng gạo và không đồng tình trên ánh mắt và gương mặt cậu bạn. Cậu ấy đã thuyết phục nó về nhưng nó đã khóc và xin cậu cho nó ở lại, nó thực sự không muốn nhìn thấy bố trong ngày hôm nay. Cậu ấy thì không đồng ý cho nó ở lại cậu nói sẽ đưa nó về nhà. Đưa nó về tới ngõ, nó bảo cậu về rồi đêm đó khi trời mưa, cậu ấy đã phải ra mở cửa cho nó vào. Cậu đưa nó quần áo để thay khỏi bộ đồ ướt sũng trên người. điều gì đó thôi thúc nó ghê gớm, nó đã làm điều mà nó đã từng nhìn thấy và ghê sợ. lúc đầu là nó chủ động và có phần như ép cậu ấy sau rồi là cậu ấy đã đồng lõa với nó. Sau giây phút đó nó thấy nỗi lo lắng và sợ sệt trên khuôn mặt cậu bạn, nó mặc lại bộ quần áo ướt và ra về, nó biết cậu ấy vẫn ngồi yên với những hoang mang, lo lắng và sợ sệt của cậu.

Hôm đó nó đã bị bố đánh cho một trận tơi tả vì đi qua đêm không về, và nó chẳng muốn đi học, nó nằm nguyên trên giường với bộ quần áo và mái tóc ướt. Nó lo cho cậu, vì chắc cậu ấy đã sốc vì việc ngày hôm qua, chắc cậu ấy giận nó lắm. nó trách nó tại sao lại ép cậu ấy làm thế, mà nó cũng chẳng hiểu tại sao nữa. Nó là đứa con gái hư hỏng, mất nết, nó sợ nhất là từ giờ cậu sẽ ghét nó và không quan tâm hỏi han nó nữa. nó khóc rồi ngủ lúc nào cho tới tối dì nó đi làm gọi nó dậy ăn cơm thì nó mới biết là nó sốt mê man từ sáng tới giờ.

Ba ngày sau nó đã khỏi bệnh và đi học, nó đã gọi dì, nhờ dì đi mua thuốc vì nó muốn được đi học, được gặp lại cậu ấy. Bố nó đã đay nghiến nó:

- Đi mua cho nó làm gì? để đấy cho nó chết đi, nó muốn chết lắm cơ mà…

Mặc kệ, nó bỏ ngoài tai, nó đã chẳng cần bố quan tâm đến nó nữa rồi, chẳng cần bố phải nhận ra rằng: nó đã từng làm thế để van xin chút tình còn lại từ một người cha ruột. giờ đây nó cần là cậu ấy, nó muốn gặp cậu ấy.

- Cậu ấy đã nghỉ học 3 ngày rồi, hôm qua bố cậu ấy đến viết giấy xin chuyển trường cho cậu ấy rồi. bọn tớ buồn lắm, chẳng hiểu tại sao lại đột ngột vậy.

Biết gọi cảm giác này là gì? Một nỗi buồn đến tột độ, một sự thất vọng hay là một nỗi đau tan nát cõi lòng? Nó chẳng biết gọi sự trống vắng ấy là gì, chẳng có giọt nước mắt nào rơi chỉ có sự hụt hẫng sự hối lỗi và nỗi nhớ da diết trong nó bấy giờ. Nó muốn xin lỗi cậu vì chuyện đó, nó muốn nói với cậu rằng cậu đừng đau khổ, cậu chưa từng phạm lỗi, nó biết. người sai chính là nó. Nó chưa từng nói một lời cảm ơn đến tất cả những gì cậu đã làm cho nó, những sự thay đổi cậu đã mang lại cho nó.

Nó đã là lớp trưởng, rồi nó học đại học, nó trở thành một cô gái sôi nổi hoạt bát và năng động... Nó khéo léo giấu nỗi buồn và niềm trống trải bên dưới hàng mi dài và đẹp, nó không muốn ai nhìn thấy nỗi lòng của nó nữa, nó sẽ không cho phép nó được sống sai lầm thêm một lần nào nữa. Nó đã đón em lên sống cùng và thay mẹ giữ gìn điều mà đáng lẽ bố đã phải giữ gìn cho cuộc đời nó. Nụ cuời!
Ngồn:yume.vn
 
Last edited by a moderator:
N

nuhoangbongdem95

Chiếc giường của má


ngheo+nan.jpg



Má bệnh đau lưng, đi đứng rất khó khăn, hầu như nằm một chỗ. Ở quê, mấy con tuy nghèo, nhưng cũng ráng góp tiền mua cho má chiếc giường nệm lớn, êm ái và rộng rãi. Mấy đứa con nghĩ, má cả đời tảo tần nuôi con khôn lớn, giờ đây già rồi, lại đau bệnh, có chiếc giường mới hy vọng má đỡ đau được phần nào!

Lúc mới đem về, má vui mừng lắm, hết ngồi lên giường nhún nhún, rồi dang tay nằm ngã xuống, lăn qua lăn lại, trông vẻ đầy mãn nguyện. Nhưng mới nằm được vài ngày, má đột ngột đổi ý, bảo: “Đem cái giường nệm ra khỏi phòng, ai nằm thì nằm. Tụi bay mua cho má cái ghế bố nhỏ, loại trăm rưỡi nghìn ấy. Má thích nằm ghế bố hơn!...”. Anh Hai, anh Ba hết lời nhỏ to khuyên ngăn như thế nào cũng không được. Má vẫn khăng khăng: “Ghế bố là ghế bố”. Cậu Út bực mình gắt: “Má già rồi, giở chứng giở nết không à!”. Má im lặng, không nói tiếng nào.

Bệnh của má ngày càng nặng hơn. Hôm ở bệnh viện, má ăn uống không được nhiều nữa, nói năng khó khăn. Mấy đứa con muốn dành hết sức khỏe của mình cho má, nhưng chẳng thể được. Song, bỗng dưng một ngày, má kêu gọi mấy anh em lại, bảo: “Nếu má có mất, tụi con nhớ đốt cái ghế bố nhỏ theo cho má nghen, đừng đốt cái giường lớn, phí lắm! Má mới nằm thử có mấy hôm, không thể tính là giường của má được. Thằng Út mới cưới vợ, tụi con hãy để cái giường lớn đó cho vợ chồng nó nằm, nhớ nghen!...”. Mấy giờ sau, mấy đứa con chưa kịp nói với má lời nào, má đã ra đi!...

Lúc đưa linh cữu của má, mấy đứa con khóc hết nước mắt. Đêm về, rồi đêm đến, được nằm trên cái giường êm ái và rộng rãi, cậu Út lại khóc thêm lần nữa: Đến lúc chết rồi, má cũng lo nghĩ đến con. Má ơi!.
 
Top Bottom