O
ooookuroba
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguồn: http://k43t.org/forum/showthread.php?t=68
Mốt nhuộm tóc:
Trong tác phẩm "Bài ca chúc tết thanh niên", tác giả đã đưa ra bài học cảnh giác cho tầng lớp thanh niên về lối sống phương tây du nhập vào nước ta, đặc biệt là mốt nhuộm tóc màu xanh:
"Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
Thưa các cô các cậu lại các anh..."
Thuý Kiều học tiếng Anh
"Gần xa nô nức "tiếng anh"
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân"
(nguyên bản: yến anh)
Văn hoá Đông Tây hội nhập, chị em Thuý Kiều cũng rủ nhau đi học tiếng Anh theo phong trào nhưng thực chất là trốn nhà để đi chơi.
Thuý Kiều đã tiêu tiền như thế nào?
"Tính bài lót đó luồn dây
Có ba trăm lạng việc này mới xong"
Như vậy Kiều đang cần 300 lạng vàng để chuộc cha và em trai ra khỏi nha môn. Chính vì vậy nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh lấy 400 lượng vàng:
"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"
Có tiền rồi, Kiều nộp 300 lạng cho bọn nha phủ, còn thừa 100 lạng nàng đưa cho Kim Trọng, coi như là bồi thường sự phá vỡ hợp đồng tình cảm của mình:
"Trăm ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngầnấy thôi"
Lúc này Kiều đã hết sạch tiền. Nàng không được sử dụng một đồng một cắc nào trong số tiền mà mình đã kiếm ra. Nàng thật là một con người vô cùng cao quý!
Phát hiện trong truyện Kiều
Viện nghiên cứu văn học cho biết, họ đã có một số hình ảnh ban đầu về các nhân vật trong truyện Kiều.
* Kim Trọng vừa là ca sĩ hát nhạc vàng, vừa là nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật:
"Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng"
* Thúc Sinh là võ sư danh tiếng, có tuyệt chiêu "Thiết hàm công", có thể dùng răng cắn gãy kim loại. Hơn thế nữa, họ Thúc còn có khả năng chửa đẻ:
"Tông đường chửa chút cam lòng
Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai"
* "Người lên ngựa, kẻ chia bào"
Câu thơ tả cảnh Thúy Kiều và Thúc Sinh chia lìa đôi lứa, theo đúng luật sau khi li dị thì phải chia tài sản. Thúc Sinh là đàn ông nên có thể cởi trần nên được lấy con ngựa. Còn Thúy Kiều không biết đua ngựa, đồng thời cũng không được ăn mặc hở hang nên được lấy quần áo để mặc!
---------------------------------------------------------
Cẩu thả
"Bát cơm chan đầy nước mắm
Bay còn giằng khỏi miệng ta"
(nguyên tác: "nước mắt")
Đúng là bát cơm chan đầy nước mắm thì phải giằng ra khỏi miệng chứ, để ăn vào khát nước chết à? Hay tác giả tả cảnh nhân vật trữ tình ăn...bún chả, hết núm nên lấy cơm nguội ăn thay?
------------------------------------------------------------
Đề 1: (không rõ đề)
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: ?Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng??
Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: "Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thuý Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta"
-----------------------------------------------------------------
Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo... là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được.
Một giảng viên văn ở Hà Nội, sau khi chấm thi môn văn kì tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể.
"Thân thể ông lái đò hết sức tráng lệ"(!)
Ở đây chúng tôi không đề cặp đến những trường hợp khó viết đúng chính tả như: truyện ngắn, câu chuyện ...(những lỗi này thì nhiều vô kể), nhưng những lỗi sau đây, theo chúng tôi, là không thể tha thứ được.
- Xuống dòng, chữ đầu dòng không viết hoa.
- Tên riêng của người không viết hoa. Ví du: huy cận, nguyễn tuân...
- Cả bài viết không có dấu câu nào.
- Những từ đơn giản thông thường không viết đúng chính tả: lo nắng, í tưởng, Việt lam, đoạn quối truyện...
Chúng tôi cũng không cần bàn tới chuyện học sinh phải dùng từ cho đúng phong cách, dùng những từ thật "đắt" mà chỉ dùng từ cho đúng nghĩa. Học sinh rất hay nhầm lẫn những từ có âm gần giống nhau. Ví dụ:
- Thân thể ông lái đò rất tráng lệ (phải chăng học sinh định viết là cường tráng?).
- Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (phải viết là tinh tuý).
- Những cánh đồng được phù sa bồi đắp trở nên rất phù du, màu mỡ (phải viết là phì nhiêu).
- Ở giai đoạn này ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh (tột đỉnh).
- Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hí hửng của tác giả (hớn hở).
- Qua tác phẩm người lái đò sông Đà em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (giao chiến chăng?).
- Nhan đề bài thơ tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có ý nghĩa rất sâu cay (sâu sắc).
Rất nhiều trường hợp học sinh dùng từ sai, song chúng tôi cũng không biết học sinh định diễn đạt cái gì và thay thế bằng từ gì:
- Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn, nó bê tha đến nhường nào.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.
" Nguyễn Tuân rất hung bạo"?!
Có thể kể ra vô vàn những câu văn của học sinh mà người đọc không thể hiểu nổi học sinh đó muốn viết gì. Điều này chứng tỏ học sinh rất lơ mơ về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, đồng thời cũng chứng tỏ tư duy cũng hết sức rối rắm. Có những giáo viên khi chấm bài đã không thể chịu đựng được đã phê: "Thần kinh không bình thường". Xin kể vài trường hợp:
- Từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay tới Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà.
- Trong nền văn học Việt Nam thì có rất nhiều nhà văn mà chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được mà Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ.
- Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả các cán bộ.
Cần phải nhìn nhận một thực tế bây giờ là rất ít học sinh viết rung động đối với bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy khi viết văn các em toàn diễn xuôi hoặc "thô thiển hoá" văn chương. Một bài thơ hay, sau khi được các em phân tích, bình giảng bỗng trở nên một thứ ngớ ngẩn, không thể nào chấp nhận được, đọc mà nhiều lúc phát tức. Chúng ta hãy nghe thử một số lời bình sau đây:
- Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Cảnh đông tàn rét mướt khiến cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi sau khi nắng lên, sau lưng thềm lá đã rụng đầy như một bãi rác.
- Lời bình câu thơ: Mùa thu nay khác rồi.
Đấy mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi, không ai đoán trước được chữ ngờ.
- Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.
Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
"Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.
Còn đây là một cách mở bài rất điệu đàng và hoa mỹ: Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.
Nếu nói văn là người thì qua những câu văn vừa rồi, bạn sẽ hình dung một lớp người như thế nào? Thật là lạ, lớp người ấy vừa đỗ tú tài! Làm sao đây để học sinh thích học môn Vă
n?
Mốt nhuộm tóc:
Trong tác phẩm "Bài ca chúc tết thanh niên", tác giả đã đưa ra bài học cảnh giác cho tầng lớp thanh niên về lối sống phương tây du nhập vào nước ta, đặc biệt là mốt nhuộm tóc màu xanh:
"Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
Thưa các cô các cậu lại các anh..."
Thuý Kiều học tiếng Anh
"Gần xa nô nức "tiếng anh"
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân"
(nguyên bản: yến anh)
Văn hoá Đông Tây hội nhập, chị em Thuý Kiều cũng rủ nhau đi học tiếng Anh theo phong trào nhưng thực chất là trốn nhà để đi chơi.
Thuý Kiều đã tiêu tiền như thế nào?
"Tính bài lót đó luồn dây
Có ba trăm lạng việc này mới xong"
Như vậy Kiều đang cần 300 lạng vàng để chuộc cha và em trai ra khỏi nha môn. Chính vì vậy nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh lấy 400 lượng vàng:
"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"
Có tiền rồi, Kiều nộp 300 lạng cho bọn nha phủ, còn thừa 100 lạng nàng đưa cho Kim Trọng, coi như là bồi thường sự phá vỡ hợp đồng tình cảm của mình:
"Trăm ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngầnấy thôi"
Lúc này Kiều đã hết sạch tiền. Nàng không được sử dụng một đồng một cắc nào trong số tiền mà mình đã kiếm ra. Nàng thật là một con người vô cùng cao quý!
Phát hiện trong truyện Kiều
Viện nghiên cứu văn học cho biết, họ đã có một số hình ảnh ban đầu về các nhân vật trong truyện Kiều.
* Kim Trọng vừa là ca sĩ hát nhạc vàng, vừa là nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật:
"Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng"
* Thúc Sinh là võ sư danh tiếng, có tuyệt chiêu "Thiết hàm công", có thể dùng răng cắn gãy kim loại. Hơn thế nữa, họ Thúc còn có khả năng chửa đẻ:
"Tông đường chửa chút cam lòng
Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai"
* "Người lên ngựa, kẻ chia bào"
Câu thơ tả cảnh Thúy Kiều và Thúc Sinh chia lìa đôi lứa, theo đúng luật sau khi li dị thì phải chia tài sản. Thúc Sinh là đàn ông nên có thể cởi trần nên được lấy con ngựa. Còn Thúy Kiều không biết đua ngựa, đồng thời cũng không được ăn mặc hở hang nên được lấy quần áo để mặc!
---------------------------------------------------------
Cẩu thả
"Bát cơm chan đầy nước mắm
Bay còn giằng khỏi miệng ta"
(nguyên tác: "nước mắt")
Đúng là bát cơm chan đầy nước mắm thì phải giằng ra khỏi miệng chứ, để ăn vào khát nước chết à? Hay tác giả tả cảnh nhân vật trữ tình ăn...bún chả, hết núm nên lấy cơm nguội ăn thay?
------------------------------------------------------------
Đề 1: (không rõ đề)
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: ?Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng??
Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: "Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thuý Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta"
-----------------------------------------------------------------
Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo... là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được.
Một giảng viên văn ở Hà Nội, sau khi chấm thi môn văn kì tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể.
"Thân thể ông lái đò hết sức tráng lệ"(!)
Ở đây chúng tôi không đề cặp đến những trường hợp khó viết đúng chính tả như: truyện ngắn, câu chuyện ...(những lỗi này thì nhiều vô kể), nhưng những lỗi sau đây, theo chúng tôi, là không thể tha thứ được.
- Xuống dòng, chữ đầu dòng không viết hoa.
- Tên riêng của người không viết hoa. Ví du: huy cận, nguyễn tuân...
- Cả bài viết không có dấu câu nào.
- Những từ đơn giản thông thường không viết đúng chính tả: lo nắng, í tưởng, Việt lam, đoạn quối truyện...
Chúng tôi cũng không cần bàn tới chuyện học sinh phải dùng từ cho đúng phong cách, dùng những từ thật "đắt" mà chỉ dùng từ cho đúng nghĩa. Học sinh rất hay nhầm lẫn những từ có âm gần giống nhau. Ví dụ:
- Thân thể ông lái đò rất tráng lệ (phải chăng học sinh định viết là cường tráng?).
- Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (phải viết là tinh tuý).
- Những cánh đồng được phù sa bồi đắp trở nên rất phù du, màu mỡ (phải viết là phì nhiêu).
- Ở giai đoạn này ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh (tột đỉnh).
- Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hí hửng của tác giả (hớn hở).
- Qua tác phẩm người lái đò sông Đà em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (giao chiến chăng?).
- Nhan đề bài thơ tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có ý nghĩa rất sâu cay (sâu sắc).
Rất nhiều trường hợp học sinh dùng từ sai, song chúng tôi cũng không biết học sinh định diễn đạt cái gì và thay thế bằng từ gì:
- Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn, nó bê tha đến nhường nào.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.
" Nguyễn Tuân rất hung bạo"?!
Có thể kể ra vô vàn những câu văn của học sinh mà người đọc không thể hiểu nổi học sinh đó muốn viết gì. Điều này chứng tỏ học sinh rất lơ mơ về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, đồng thời cũng chứng tỏ tư duy cũng hết sức rối rắm. Có những giáo viên khi chấm bài đã không thể chịu đựng được đã phê: "Thần kinh không bình thường". Xin kể vài trường hợp:
- Từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay tới Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà.
- Trong nền văn học Việt Nam thì có rất nhiều nhà văn mà chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được mà Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ.
- Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả các cán bộ.
Cần phải nhìn nhận một thực tế bây giờ là rất ít học sinh viết rung động đối với bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy khi viết văn các em toàn diễn xuôi hoặc "thô thiển hoá" văn chương. Một bài thơ hay, sau khi được các em phân tích, bình giảng bỗng trở nên một thứ ngớ ngẩn, không thể nào chấp nhận được, đọc mà nhiều lúc phát tức. Chúng ta hãy nghe thử một số lời bình sau đây:
- Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Cảnh đông tàn rét mướt khiến cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi sau khi nắng lên, sau lưng thềm lá đã rụng đầy như một bãi rác.
- Lời bình câu thơ: Mùa thu nay khác rồi.
Đấy mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi, không ai đoán trước được chữ ngờ.
- Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.
Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
"Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.
Còn đây là một cách mở bài rất điệu đàng và hoa mỹ: Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.
Nếu nói văn là người thì qua những câu văn vừa rồi, bạn sẽ hình dung một lớp người như thế nào? Thật là lạ, lớp người ấy vừa đỗ tú tài! Làm sao đây để học sinh thích học môn Vă
n?
Last edited by a moderator: