Những bức ảnh làm thay đổi thế giới +

J

jeska

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những tấm ảnh này được trích đăng trong danh sách "100 tấm ảnh đã làm thay đổi thế giới". Những tấm ảnh lịch sử có giá trị và gây xúc động mạnh cho người xem.
1. Uganda - 1980
anh_quy_1.jpg

1 bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.

2. Kền kền chờ đợi - 1993
anh_quy_2.jpg

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

3. Hành hình nô lệ - 1930
anh_quy_3.jpg

Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.

4. Nagasaki - 1945
anh_quy_4.jpg

Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.

5. Bữa trưa trên đỉnh New York - 1932
anh_quy_5.jpg

Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản.

6. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - 1963
anh_quy_6.jpg

Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.

7. Người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ - 2001
anh_quy_7.jpg

Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.

8. Thảm sát Sơn Mỹ - 1968

anh_quy_8.jpg

Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.

9. Trại tập trung Buchenwald- 1945
anh_quy_9.jpg

Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.

10. Anne Frank - 1941
anh_quy_10.jpg

Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.

11. Omayra Sánchez - 1985
anh_quy_11.jpg

Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier.

12. Sự kiện Thiên An Môn - 1989
anh_quy_12.jpg

Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi “Sự kiện Thiên An Môn” nổi tiếng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc - Người đàn ông trong bức ảnh này có lẽ đã bị chính phủ TQ thủ tiêu.

13. Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania - 1863
anh_quy_13.jpg

Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Chụp trong cuộc Nội chiến Mỹ.

14. Thi hài của Che Guevara - 1967
anh_quy_14.jpg

Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết. Nhưng việc giết đi một huyền thoại lại làm tăng thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.

(DiemTinBlog)
 
1

123konica

Thank Linh phát.
Thế này mới gọi là box ảnh chứ.
Box ảnh mình toàn cái linh tinh, show hàng show họ vớ vẩn, chán chết đi được.
Linh thân yêu, keep on ur work!
Dù cóp pết thì cũng nên có chọn lọc. :x
 
N

nguyenhuong

Tao cũng thanks mày thân yêu phát.
ảnh ấn tượng quá, nhất là cái đầu tiên ( tao thấy thế)
 
L

lemon_ice

Những bức ảnh đáng xem nhất từ trước đến giờ



CẢm ơn bạn nhé!

.............................................................................
 
Last edited by a moderator:
M

minhhien1995

Hình như Omaya Sánchez đó >< mắt không có lòng trắng phải không nhỉ :D
 
J

jeska

12 bức ảnh làm thay đổi thế giới
11/01/2007

"Bãi biển Omaha, Normandy, Pháp", Robert Capa, 1944.Trong số mới nhất đầu năm 2007, tạp chí Mental Floss đã bình bầu 12 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Mỗi tấm ảnh luôn có ngôn ngữ riêng hay ít ra cũng có thể thay thế được cả ngàn lời muốn nói. 12 tấm ảnh dưới đây luôn sáng bóng một màu thời gian. Tác dụng của chúng không chỉ nằm trong khung kính thưởng lãm mà còn có giá trị góp phần làm thay đổi thế giới.


1. Bức ảnh tôn vinh Phóng viên chiến trường
"Nếu bức ảnh của bạn chưa tốt đó là do bạn đứng không gần chủ thể", đó là câu nói nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Robert Capa, phóng viên chiến trường lẫy lừng. Đó là ngày 6/6/1944, ngày quân Đồng minh đổ bổ vào bãi biển Ohama và Robert Capa đã dùng đủ 4 cuộc phim của mình ghi lại những thời khắc không thể nào quên của những ngày cuối cùng đệ nhị thế chiến.


Ông đứng dưới làn đạn và chụp tiệm cận những người lính bộ binh đang anh dũng chiếm lĩnh dần từng phân vuông bờ biển với bức tường lửa trước mặt.


Bức ảnh này đã làm khơi dậy niềm tự hào của những phóng viên chiến trường và thúc đẩy họ lao vào cuộc chiến như những người chiến sỹ.


Tobert Capa mất tại Việt Nam năm 1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hy sinh do giẫm phải mìn ở Thái Bình.




1.2.jpg
1.2.jpg


"Bà mẹ di cư", Dorothea Lange, 1936.2. Bức ảnh chân dung khắc đậm nét u hoài


Có thể sau đó còn rất nhiều bức chân dung thể hiện rất nhiều tầng cảm xúc ra đời nhưng bức ảnh này nằm ở phần ấn tượng đầu tiên về khắc họa chân dung. Người mẹ và đàn con bơ vơ vì mất chồng, mất cha.


Người đàn bà tên Florence Owens Thompson, chồng bà vừa chết vì bệnh lao để lại 7 đứa con thơ. Vẻ mặt của người đàn bà và những cái đầu gục xuống bờ vai đã gây nên một sự thương tiếc lớn lao và cũng trở thành món hàng để ngã giá trên bàn cờ chính trị nước Mỹ khi ấy. Cho dù sau đó được giúp đỡ nhưng bà mẹ và 7 đứa con cũng ra đi khỏi trại tị nạn và phải đến 40 năm sau mới chịu xuất hiện lại trên báo chí.






1.3.jpg
1.3.jpg


"Xác người trong ngày đầu tiên của trận chiến, Gettysburg, Pennsylvania", Mathew Brady, 1863.3. Bức ảnh tả rõ bộ mặt chiến trường



Những xác người, bầu trời xám xịt... những bức ảnh đầu tiên về chiến tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của cuộc nội chiến Mỹ.






1.4.jpg
1.4.jpg


"Trùm cảnh sát Sài Gòn bắn chết một cộng quân", Eddie Adams, 1968.4. Bức ảnh làm kết thúc cuộc chiến



Bức ảnh này đã gây sửng sốt cho toàn thế giới vào năm 1968 và chỉ một năm sau đã mang đến cho Eddie Adams giải thưởng Pulitzer.


Đó là hình ảnh tướng ngụy Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan cầm súng ngắn tử hình "Cộng quân" Bảy Lốp hồi Tết Mậu Thân 1968.






1.6.jpg
1.6.jpg


"Ngày chiến thắng, Quảng trường Thời Đại, 1945", Alfred Eisenstaedt, 19455. Bức ảnh lãng mạn nhất



Đó là ngày 14/8/1945 khi tin tức quân Nhật đầu hàng Đồng minh loan về, nụ hôn của một chàng thủy thủ với cô y tá lên trang bìa rất nhiều trang báo để loan tin chiến thắng. Một nụ hôn tình cờ nhưng trong giờ phút lịch sử ấy, đó là chất xúc tác để làm nên một nụ hôn đi vào huyền thoại.






1.7.jpg
1.7.jpg


"Hindenburg", Murray Becker, 1937.6. Bức ảnh làm nhấn chìm cả một nền công nghiệp



Không phải bức ảnh về Titanic, cũng chẳng phải là Chernobyl... mà là vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/51937 mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất.


Từ bức ảnh ấy mà cả ngành sản xuất khinh khí chìm nghỉm, đóng cửa vì biết chắc sẽ chẳng ai dám mua nó nữa. Phải mất một thời gian dài sau này khinh khí cầu mới xuất hiện trở lại nhưng không mạnh mẽ trong dáng vẻ của cả một nền công nghiệp.


7. Bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất


Đây là bức ảnh mà gần 70 năm sau, gần 300 người với những máy ảnh chuyên nghiệp nhất cùng với những máy đo sáng tốt nhất, đứng cùng ở vị trí ấy, cùng thời điểm ấy mà... không chụp lại được.






1.8.jpg
1.8.jpg


"The Tetons - Snake River", Ansel Adams, 1942.Ansel Adams chụp bức ảnh này vào năm 1942 với một độ sáng của ngọn núi phía xa cùng sự uốn lượn của dòng sông trước mặt mà hậu thế phải lắc đầu lè lưỡi. Đó là một "Bài thơ tuyệt phẩm của thiên nhiên", là vinh dự mà không ai có thể có được một lần thứ hai.







1.9.jpg


"Thi hài của Che Guevara", Freddy Alborta, 1967.8. Bức ảnh làm Che Guevera sống mãi



Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.


Nhưng việc giết đi một huyền thoại là tạo cho dày thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.






1.10.jpg
1.10.jpg


"Einstein thè lưỡi", Arthur Sasse, 1951.9. Thiên tài cũng là người



Bạn nghĩ trở thành một thiên tài có nghĩa tất cả mọi thứ sẽ không giống người thường? Nhầm đấy, hãy ngắm Einstein với cái lưỡi ló rạng ngay khóe môi, trông ông có khác nào một em bé?






1.11.jpg
1.11.jpg


"Dalí Atomicus", Philippe Halsman, 1948.10. Bức ảnh siêu thực



Cái siêu thực ở đây được lồng ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp, mọi thứ đều chuyển động.


11. Bức ảnh gây ngộ nhận


Huyền thoại về hồ Loch Ness ở Scotland có con thủy quái từng làm bao người sợ hãi và mức độ kinh hoàng càng tăng cao khi Ian Wetherell tung bức ảnh của mình ra trước công chúng. Nhờ bức hình ấy mà cả một ngành du lịch thu lợi nhuận khổng lồ bởi sự tò mò của người dân.






1.12.jpg
1.12.jpg


"Quái vật hồ Loch Ness", Ian Wetherell, 1934.Đến bây giờ vẫn chưa chứng thực được bức ảnh là ghép hay thật nhưng người ta chứng minh được chẳng có thủy quái nào ở cái hồ nổi tiếng ấy. Song một khi đã trở thành huyền thoại thì nó chẳng bao giờ sợ mất khách.







1.13.jpg
1.13.jpg


"Le Violon d’Ingres", Man Ray, 1924.12. Bức ảnh ứng báo tương lai



Trước khi có photoshop thì việc xử lý hình ảnh đã có... May Ray. Tất nhiên không phải ông dùng kỹ xảo nhưng ông là bậc thầy của môn tạo thị giác. Những bức ảnh của ông luôn trung thực nhưng bố cục, màu sắc, chủ thể luôn mang một thông điệp bổ sung nhau.


"Cây đàn violin" là một trong những tác phẩm để đời của ông, dựa trên sự mềm mại, thanh nhã, gợi cảm và quyến rũ của eo lưng người phụ nữ, gây một cảm giác hút mắt mỗi khi nhìn vào.
VAPA (Theo vietnamnet.vn)
 
J

jeska

những tấm ảnh ở phần sau tớ post có vẻ phổ biến và nhiều người biết tới hơn, nhưng vẫn luôn có giá trị, ai chưa xem qua thì cũng nên một lần coi lướt!
 
1

123konica

Em thân yêu, có biết "Failure to atone" (Không thể chuộc lỗi) của Dr. Allen Hassan chưa? Thảm sát Sơn Mỹ (8) là 1 trong những bức ảnh gây ám ảnh nhất (với chị) của cuốn ấy đấy. Còn 1 cái nữa, hình 1 lính Mỹ cầm cái xác đã tơi tả của một nạn nhân lên, hình như cười sằng sặc :-SS. Em search hộ chị với nhé, thanks!

Thiên An Môn... Hình như ko có ảnh nào cụ thể của vụ việc ấy đúng ko? Số người chết cũng ko được công bố, chỉ biết sáng hôm sau mọi thứ đã được dọn sạch sẽ. :-S (thầy Nghiêm bảo thế đấy, hợ hợ).

Ảnh ót, rất nhiều thứ hay ho.
Thế mới là box ảnh chứ! Bravo, hí hí. ;;)
 
H

hoacuagio

ha
nhìn ảnh của Einstein thè lưỡi thiệt là mới thấy thiên tài thế kỉ 20 cũng là người
 
J

jeska

Em thân yêu, có biết "Failure to atone" (Không thể chuộc lỗi) của Dr. Allen Hassan chưa? Thảm sát Sơn Mỹ (8) là 1 trong những bức ảnh gây ám ảnh nhất (với chị) của cuốn ấy đấy. Còn 1 cái nữa, hình 1 lính Mỹ cầm cái xác đã tơi tả của một nạn nhân lên, hình như cười sằng sặc :-SS. Em search hộ chị với nhé, thanks!

Thiên An Môn... Hình như ko có ảnh nào cụ thể của vụ việc ấy đúng ko? Số người chết cũng ko được công bố, chỉ biết sáng hôm sau mọi thứ đã được dọn sạch sẽ. :-S (thầy Nghiêm bảo thế đấy, hợ hợ).

Ảnh ót, rất nhiều thứ hay ho.
Thế mới là box ảnh chứ! Bravo, hí hí. ;;)
hí hí
đây là kq search của em
chỉ được vài tấm hình trong sách
nhưng cũng rất đáng xem!
vietnam15_72.jpg


[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]Wounded civilian on stretcher carried into the foyer of Quang Tri Provincial Hospital, Vietnam, 1968.
vietnam3_72.jpg


[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]Navy corpsmen help a 96-year-old Vietnamese man into Quang Tri Provincial Hospital before emergency surgery by Dr. Hassan.
[/FONT]
whitebox.gif
vietnampix2.jpg


[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]Tanks like these from North Vietnam wreake
vietnam3_72.jpg


[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]Navy corpsmen help a 96-year-old Vietnamese man into Quang Tri Provincial Hospital before emergency surgery by Dr. Hassan.
[/FONT]
whitebox.gif
vietnampix2.jpg


[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]Tanks like these from North Vietnam wreaked havoc during the Vietnam [/FONT]d havoc during the Vietnam
[/FONT]
[/FONT]
whitebox.gif
vietnam12.jpg
[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]

A ward in Quang Tri provincial Hospital, 1968. Photo by Richard Hughes.
[/FONT]
vietnam5_72.jpg


[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]A Vietnamese boy smiles happily at Dr. Hassan three days after having his eye removed at Quang Tri Provincial Hospital.[/FONT]
whitebox.gif
[FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]
vietnam49.jpg
[/FONT] [FONT=Arial,Helvetica,Geneva,Swiss,SunSans-Regular]
Liet Si, on Vietnamese tombstones, marks graves of children killed during the Vietnam War.
[/FONT]
 
B

bodientheky21

anna frank, đã ai đọc nhật kí của bà í chưa ??? Hãy đọc đi và nhận xét về con người này ! Tư tưởng, cách nghĩ, tác phong ->> hiếm có người như thế trên đời này !!! Nhg mà khổ quá. Hình như là mới 14 đã bị hành hình rùi hay sao ế:(:((
 
J

jeska

anna frank, đã ai đọc nhật kí của bà í chưa ??? Hãy đọc đi và nhận xét về con người này ! Tư tưởng, cách nghĩ, tác phong ->> hiếm có người như thế trên đời này !!! Nhg mà khổ quá. Hình như là mới 14 đã bị hành hình rùi hay sao ế:(:((
thế à?
sao lại giới thiệu ở đây thế?
@-)
 
1

123konica

anna frank, đã ai đọc nhật kí của bà í chưa ??? Hãy đọc đi và nhận xét về con người này ! Tư tưởng, cách nghĩ, tác phong ->> hiếm có người như thế trên đời này !!! Nhg mà khổ quá. Hình như là mới 14 đã bị hành hình rùi hay sao ế:(:((
Đây là quyển phần "Tủ sách của bạn" mà trường tớ phải đọc hôm thi RCV đấy. Nhật ký Anne Frank, khẹc khẹc.
Chính vì thế cho nên tớ chưa đọc, hí hí. L-)
 
K

katori_rikikuno

Khi xem xong, mình thực sự ấn t&shy;ượng đấy!!!:)
Mình thích nhất ảnh 1 và 2, một số ảnh mình đã biết khi đọc báo....
Xúc động wúa!!!:(
Thanks cậu nhìu!!!:p
 
1

123konica

Hnhnh011.jpg


Đây là bức ảnh chị nói. Khựa khựa, hoá ra nhớ nhầm cái chi tiết ông lính Mỹ cười.
Tuy nhiên là rất ám ảnh, nhất là sau khi đọc xong "Nỗi buồn chiến tranh".
Quá nhiều cái để bàn.
 
P

phuongkoyeu

ui
bức ảnh thứ 2 và thứ 11 là gây xúc động mạnh nhất
nhất là đôi mắt ấy
...
 
V

vuonglinhbee

hiroshima2-0207.jpg



(Ảnh: Fogonazos).
(Dân trí) - Đầu tháng 8/1945, hai quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người và trở thành cuộc thảm sát khốc liệt nhất trong lịch sử cận đại. Nhưng phải đến 60 năm sau, chính phủ Nhật Bản mới chính thức cho tiết lộ những bức ảnh tuyệt mật ghi lại sự kiện này.
1. Tàn tích
Không một chứng tích nào khác có thể minh họa sức nóng khủng khiếp phát ra từ vụ nổ hơn những hiện thực trần trụi được ghi lại dưới đây. Đó là những vết rạn chân chim hằn in trên mặt cầu Yorozuyo, nằm cách tâm bom chừng nửa km về phía tây nam.
signal2-0207.jpg

Là khe nứt toạc trên bậc thềm tam cấp dẫn vào một ngân hàng ở Hiroshima - ngay tại nơi này, 1 nạn nhân xấu số đã bị thiêu rụi trong phút chốc.
signal4-0207.jpg

Những gì còn lại của một cơ thể sống - mấy giây trước vẫn còn ngồi nhẩn nha ngay gần trung tâm vụ nổ - giờ chỉ là những đường nét dáng hình hằn in trên tường đá.
signal3-0207.jpg

Tất cả đồng hồ được tìm thấy trong vùng bình địa nhất loạt dừng lại ở con số 8h15 phút sáng - thời điểm quả bom phát nổ.
signal1-0207.jpg

2. Toàn cảnh cuộc thảm sát đẫm máu
Đúng 8h15 phút sáng ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử phát nổ ở độ cao 580 m trên bầu trời Hiroshima, tạo nên một khối cầu lửa khổng lồ và phát tán khắp bề mặt thành phố sức nóng 4.000 độ C. Bức xạ và sóng nén áp suất cao lan tỏa khắp bốn phương tám hướng, thiêu rụi hàng chục ngàn người và gia súc, làm tan chảy tất cả các tòa nhà và xe cộ. Trong nháy mắt, thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi.
mas1-0207.jpg

Trẻ em, phụ nữ tê liệt trong đúng các tư thế sinh hoạt thường ngày, lục phủ ngũ tạng bị luộc chín, xương cháy thành than bụi.
mas2-0207.jpg

Ngay chính tâm vụ nổ, nhiệt độ đủ sức làm nóng chảy cả thép và bê tông. Chưa đầy vài phút, 75.000 người thiệt mạng và bị thương nặng, 65% trong số đó là trẻ em dưới 10 tuổi.
Số nạn nhân bỏ mạng bởi tàn dư của sóng bức xạ tiếp tục gia tăng với số lượng lớn vào nhiều ngày sau. “Sức khỏe của họ suy sụp bất ngờ. Chán ăn, rụng tóc, khắp người nổi vết lở loét màu xanh, và máu thì cứ vô cớ ồng ộc tuôn ra từ tai, mũi, họng”.
mas4-0207.jpg

Các bác sĩ đã cố gắng tiêm vào cơ thể vitamin A liều lượng cao, nhưng hậu quả còn kinh hoàng hơn: máu bắt đầu túa ra từ những vết kim châm. Gần như không bệnh nhân nào qua khỏi.
mas12-0207.jpg

mas8-0207.jpg

3. Số phận của những “hibakusha”
Hibakusha là thuật ngữ khá phổ biến ở Nhật Bản, chỉ những nạn nhân mang trên mình tàn tích vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki.
hiba1-0207.jpg

Họ và đám con cháu bị xã hội phân biệt đối xử thậm tệ, do phần lớn dân chúng thiếu hiểu biết về bệnh phóng xạ, cho rằng những bệnh này có thể lây nhiễm hoặc di truyền từ đời cha sang đời con.
hiba2-0207.jpg

Họ bị sa thải khỏi các nhà máy. Phụ nữ hibakusha không bao giờ lấy được chồng, do nỗi sợ hãi sẽ đẻ ra những đứa con quái thai. Đàn ông hibakusha cũng chung số phận, vì “chẳng ai muốn chung sống với 1 người mà tính mệnh chỉ tính bằng vài năm nữa”.
4. Yosuke Yamahata - tác giả những tấm hình có sức tố cáo cao nhất mọi thời đại
yamata-0207.jpg

Nhiếp ảnh gia
Yosuke Yamahata
10/8/1945, một ngày sau vụ thả bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki, phóng viên ảnh Yosuke Yamahata bắt đầu ghi lại những hình ảnh đầu tiên về cuộc thảm sát tàn khốc nhất trong lịch sử Nhật Bản. Cả thành phố là 1 biển chết, ngập trong gạch vữa đổ nát và xác người cháy trụi.
Bộ ảnh của Yamahata được đánh giá minh chứng sống động nhất, đầy đủ nhất hậu quả thảm khốc của vụ bom nguyên tử trên nước Nhật. Tạp chí New York Times đã từng gọi chúng là “Những bức ảnh mang sức mạnh tố cáo cao nhất mọi thời đại”.
Yamahata đổ bệnh nặng vào ngày 6/8/1965, đúng ngày sinh nhật lần thứ 48 và cũng là ngày tưởng nhớ lần thứ 20 những nạn nhân trong vụ ném bom ở thành phố Hiroshima. Khi đó, ông đã bước giai đoạn cuối của bệnh ung thư tá tràng - di chứng từ chất phóng xạ còn đọng lại từ năm 1945.
Ông qua đời ngày 18/4/1966 và được chôn cất tại nghĩa trang Tam, Tokyo.
ya7-0207.jpg

ya9-0207.jpg

ya8-0207.jpg

(Theo Fogonazos)
 
1

123konica

pulitzer_nick_ut_vietnam_napalm_kim.jpg



>>> Bức ảnh đoạt giải Pulitzer của phóng viên ảnh Nick Út thời chiến tranh Việt Nam (năm 1968). Đây là bức ảnh chụp bé Kim Phúc (9 tuổi) lúc chạy trốn bom napalm, trần truồng, miệng thét lên kinh hoàng "Mẹ ơi con nóng quá".
Nick Út chụp đc bức ảnh này, gửi đến tạp chí LIFE (Mỹ), ngay lập tức ông tổng biên tập thốt lên: "Bức ảnh này có lửa rồi".
...Mọi sự chu du diễn ra và bức ảnh đạt giải Pulitzer (hình như là giải thưởng về nhiếp ảnh danh giá nhất hả? 8-}), được công bố trên toàn thế giới và ngay lập tức, các phong trào biểu tình đòi chống chiến tranh ở Việt Nam diễn ra ở khắp nơi. Đây là thời điểm năm 1968.
4-5 năm sau, dưới sức ép của dư luận (và nhiều lý do khác), Mỹ rút quân khỏi VN.

Đây xứng đáng là một trong những bức ảnh làm thay đổi thế giới chứ nhỉ? :D
 
Top Bottom