R
red_1234
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cá voi sinh con trên cạn
Vị trí bào thai trong hóa thạch của một con cá voi cổ đại cho thấy, cách đây hơn 47 triệu năm, loài động vật này lên đất liền để sinh con.
Cá voi cổ đại sống ở khu vực tiếp giáp giữa biển và đất liền. Ảnh: indiana.edu.
"Nhiều chuyên gia từng dự đoán rằng cá voi cổ đại sinh con trên cạn, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ chúng tôi sẽ tìm thấy bằng chứng ủng hộ hay chống lại giả thiết đó", Philip Gingerich, nhà cổ sinh vật học của Đại học Michigan (Mỹ) cho biết.
Philip và một số đồng nghiệp tìm thấy hóa thạch có niên đại hơn 47 triệu năm của một con cá voi Maicatetus inuus mang thai ở phía đông bắc Pakistan năm 2000. Đầu của bào thai hướng xuống dưới giống như các động vật có vú trên cạn và hoàn toàn khác với cá voi hiện đại. Răng của bào thai phát triển khá tốt và các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cá voi mẹ không chết, nó có thể sinh con trong vài ngày sau.
Sau đó tới năm 2004 họ đào được bộ xương hóa thạch gần như nguyên vẹn của một con cá voi đực cùng loài tại địa điểm đó. Con đực có chiều dài khoảng 2,6 mét, nặng từ 280 tới 390 kg.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của cá voi cổ đại mang thai. Các hóa thạch sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cuộc sống của cá voi khi trong giai đoạn chuyển từ trên cạn xuống dưới nước (cách đây từ 33,7 tới 54,8 triệu năm).
"Những con cá voi này sống ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển. Chúng săn mồi và nghỉ ngơi ở cả dưới nước và trên cạn", Philip nhận xét.
Các nhà khoa học cho rằng tư thế chúc đầu xuống dưới cho phép bào thai của động vật có vú trên cạn thở bình thường ngay cả khi chúng bị mắc kẹt trong quá trình sinh đẻ của mẹ. Tuy nhiên, tư thế đó không có lợi đối với động vật sinh con dưới nước.
"Nếu được sinh ra dưới nước, việc chui đầu ra trước sẽ khiến cá voi con chết ngạt trước khi quá trình sinh nở kết thúc", Philip giải thích.
Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=102179#ixzz0Vzm1Jt32
Vị trí bào thai trong hóa thạch của một con cá voi cổ đại cho thấy, cách đây hơn 47 triệu năm, loài động vật này lên đất liền để sinh con.
Cá voi cổ đại sống ở khu vực tiếp giáp giữa biển và đất liền. Ảnh: indiana.edu.
"Nhiều chuyên gia từng dự đoán rằng cá voi cổ đại sinh con trên cạn, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ chúng tôi sẽ tìm thấy bằng chứng ủng hộ hay chống lại giả thiết đó", Philip Gingerich, nhà cổ sinh vật học của Đại học Michigan (Mỹ) cho biết.
Philip và một số đồng nghiệp tìm thấy hóa thạch có niên đại hơn 47 triệu năm của một con cá voi Maicatetus inuus mang thai ở phía đông bắc Pakistan năm 2000. Đầu của bào thai hướng xuống dưới giống như các động vật có vú trên cạn và hoàn toàn khác với cá voi hiện đại. Răng của bào thai phát triển khá tốt và các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cá voi mẹ không chết, nó có thể sinh con trong vài ngày sau.
Sau đó tới năm 2004 họ đào được bộ xương hóa thạch gần như nguyên vẹn của một con cá voi đực cùng loài tại địa điểm đó. Con đực có chiều dài khoảng 2,6 mét, nặng từ 280 tới 390 kg.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của cá voi cổ đại mang thai. Các hóa thạch sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cuộc sống của cá voi khi trong giai đoạn chuyển từ trên cạn xuống dưới nước (cách đây từ 33,7 tới 54,8 triệu năm).
"Những con cá voi này sống ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển. Chúng săn mồi và nghỉ ngơi ở cả dưới nước và trên cạn", Philip nhận xét.
Các nhà khoa học cho rằng tư thế chúc đầu xuống dưới cho phép bào thai của động vật có vú trên cạn thở bình thường ngay cả khi chúng bị mắc kẹt trong quá trình sinh đẻ của mẹ. Tuy nhiên, tư thế đó không có lợi đối với động vật sinh con dưới nước.
"Nếu được sinh ra dưới nước, việc chui đầu ra trước sẽ khiến cá voi con chết ngạt trước khi quá trình sinh nở kết thúc", Philip giải thích.
Liv
Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=102179#ixzz0Vzm1Jt32