Những bí quyết khi nấu ăn

S

sonmoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mẹo vặt nấu ăn


Trong vô vàn món ăn của nền ẩm thực Việt Nam, mỗi cách chế biến đều có những bí quyết riêng để giúp người nội trợ dễ dàng thực hiện thành công cho từng "tác phẩm" của mình. Và khi luộc gà, tráng trứng hay rang cơm... hãy áp dụng những mẹo vặt này, gia đình bạn sẽ có bữa ăn rất ngon miệng và đẹp mắt.

Rán khoai tây giòn và căng bóng

Khoai tây gọt xong, thái con chì hay khoanh tròn (tùy sở thích và mục đích sử dụng). Ngâm khoai trong nước lã có pha muối, chanh hoặc giấm cho trắng. Vớt khoai ra để ráo, lau khô rồi phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi rán khoai không bị nhăn. Để dầu, mỡ sôi già, cho khoai vào chiên vàng đều, lấy khoai ra rổ nhôm cho ráo dầu, cho muối tinh vào xóc đều (lượng muối nhiều ít, tùy thuộc vào lượng khoai).



Công dụng của bia trong nấu nướng


Trước khi luộc gà, bạn rưới một cốc bia lên gà rồi để từ 10 - 15'''' mới đem luộc, thịt gà sẽ ngon, mềm và thơm hơn.

- Khi rán cá cũng vậy, bạn hãy cho vào chảo một chút bia, cá sẽ không bị dính vào chảo mà còn rất thơm.

- Thịt bò muốn rút ngắn thời gian đun nấu và dậy mùi thơm, bạn hãy dùng bia thay nước để nấu.

Nấu món ăn có pha rượu

Khi nấu những món ăn có pha rượu, bạn nên chia lượng rượu cần nấu làm 2 phần. Một phần cho vào trước khi nấu, phần còn lại khi thức ăn đã chín mới cho vào, cách này sẽ giữ được mùi thơm của rượu.

Hấp thức ăn mau chín

Đổ nhiều nước, đậy nắp kín, lửa vừa. Bạn nên xếp các món hấp chen nhau và nhiều khe hở để hơi nóng được tỏa đều các nơi.

Giảm vị mặn trong món ăn

Nếu lỡ nêm muối quá tay vào món ăn, để chữa bớt vị mặn, bạn không nên đổ thêm nước vào, món ăn sẽ mất ngon. Cách tốt nhất là bạn nêm vào món ăn một chút đường sẽ cân bằng được vị mặn.

Tráng trứng được xốp

Để trứng tráng được xốp, nổi phồng, trước khi tráng bạn cho một chút bột nở vào đánh đều (hãy đánh theo một chiều).

Nấu nước dùng trong

Để nước dùng trong, trước khi ninh bạn hãy đun sôi xương một lần rồi đổ nước đầu đi. Cho tiếp nước lã vào đun sôi rồi mới cho xương vào, trong quá trình đun không được đậy vung, để nhỏ lửa và hớt bọt liên tục. Nướng củ hành khô, rửa sạch, đập dập cho vào nồi xương đang ninh, nước xương sẽ được thơm.

Rang cơm

Muốn cơm rang được săn dẻo, bạn không được rang cơm khi vừa mới nấu chín còn nóng. Để cơm thật nguội, từng hạt phải tơi rời nhau mới đạt yêu cầu. Bắc chảo dầu nóng, phi hành thơm, cho cơm vào đảo trên lửa lớn đều tay.
 
S

sonmoc

Nêm Gia Vị Lúc Nào Là Đúng

Sử dụng các loại gia vị cho món ăn đúng phương pháp, thứ tự và thời gian không những có thể làm tăng thêm hương vị của chúng mà còn làm cho các món ăn lợi cho sức khoẻ nhất. Các bà nội trợ nên tham khảo những hướng dẫn sau để mang lại sự hoàn hảo cho các món ăn

Cho gừng và hành vào món cá lúc nào nổi vị nhất?

- Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6 - 7 phút cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh rõ rệt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, khi cho nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành tây vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, như vậy vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa có thể làm cả con cá được chín đều hơn và không bị vỡ.

Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?

Theo thói quen thông thường, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng, nhưng như vậy trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp toả ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.

Hầm gà nên cho những thứ gì?

Khi hầm gà cho muối, rượu, hành, gừng thì mùi vị sẽ ngon nhất mà không cần cho thêm hạt tiêu, hoa hồi.

Thời gian thích hợp nhất để cho rượu

Tác dụng của rượu là khử mùi tanh, thời gian cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh nên cho rượu vào lúc canh đã sôi.

Mỳ chính

Nên cho mỳ chính vào khi thức ăn đã chế biến xong, nếu cho vào quá sớm, quá nhiều thì không những không có tác dụng tăng hương vị món ăn mà còn làm cho món ăn có hương vị đắng, không tốt cho sức khoẻ. Các món trộn đều cần cho mỳ chính thì nên hoà tan trước rồi mới trộn vào sau.


Giấm

Giấm là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn, nó không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn Vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm Cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá... nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại Vitamin và làm mềm Cenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt... nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.
 
S

sonmoc

Cách Xào Thịt Bò Mềm

Thịt bò tươi ngon là một laọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thịt bò nhiều gân, thớ thịt thô nên thời gian tác dụng nhiệt càng dài thì thịt càng dai hơn, khi ăn sẽ không thấy ngon nữa. Vậy muốn xào thịt bò cho mềm, chúng ta nên làm như sau


Nên chọn miếng thịt không nhiều gân quá mà thịt cũng không dày quá.

Khi thái phải theo đúng phương pháp, trước hết phải cắt bỏ gân, sau đó cắt thành miếng dài thuận theo thớ thịt rồi mới thái ngang thành miếng mỏng.

Với thịt bò xào, ngâm tẩm là một khâu quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng miếng thịt đã chín. Với 500g thịt bò đã lọc gân cắt thành miếng, bạn hãy dùng 2g carbonat natri và 75g dầu lạc đổ lẫn vào nhau, đảo đều. Sau đó, cho tiếp gia vị, 40g tinh bột, 120g nước lọc vào đảo đều rồi vừa đổ vào thịt bò vừa trộn kĩ, để yên vài phút. Dầu nước và tinh bột sẽ bị thịt bò hút khô. Đợi thêm nửa tiếng nữa mới có thể đem xào. Tất nhiên bạn cần chú ý:

- Carbonat natri và dầu nhất định phải được trộn đều với nước trước - điều đó rất quan trọng.

-Tỉ lệ dầu và nước phải thích hợp, dầu ít thì thịt sẽ khô xác, nước ít thì thịt sẽ không mềm. Sở dĩ cần cho dầu lạc vì khi bạn để yên hỗn hợp trên trong ít phút thì dầu sẽ từ từ ngấm vào thịt bò, tới khi bị nhiệt tác dụng vào, nước và dầu trong các thớ thịt bò sẽ nở phình ra rất nhanh, làm mềm cả một cơ cấu thịt vốn săn chắc.

Thịt bò được tẩm gia vị theo phương pháp như trên sẽ rất mềm và thơm ngon. Khi xào cần phải tác dụng nhiệt một cách nhanh, mạnh, thời gian xào chớ
nên kéo dài.
 
S

sonmoc

Giữ Cá Tươi Ngon

Giữa những đĩa thịt, giò ê hề, món cá của bạn chắc chắn sẽ là một bất ngờ tuyệt vời cho cả nhà. Mách bạn vài bí quyết giữ cá tươi cả 3 ngày Tết.

Ngày Tết đi đâu, nhìn mâm cơm nhà nào cũng thấy toàn thịt, thịt kho tàu, mướp đắng nhồi thịt, rồi jambon, thịt nguội, giò lụa, giò thủ... Vì thế, một khúc cá tươi nấu rau ngót hay kho tộ ăn với rau sống sẽ làm mọi người cảm thấy ngon miệng hơn bội phần. Không những thế, cá còn dễ tiêu hóa, không làm đầy bụng và không tạo cảm giác ngao ngán.

Tuy nhiên, cá dễ ươn và khó bảo quản hơn thịt. Nhiều người cho rằng chỉ có thể ăn cá tươi sống, không giữ lâu được. Vậy làm thế nào để có cá tươi dùng trong 3 ngày Tết?

Nguyên nhân làm cho cá bị ươn là những chất bẩn tập trung ở mang và ruột cá. Vì thế, muốn giữ cho cá tươi lâu, khi mua cá về chúng ta nên làm sạch ngay như ở khâu sơ chế rồi gói cá lại. Trường hợp chế biến món ăn ngay, bạn chỉ cần bảo quản cá trong ngăn mát. Còn nếu bạn dự định đến mồng Một, mồng Hai hay mồng Ba mới dùng thì nên giữ cá trong ngăn đông của tủ lạnh. Với cách làm này, đến khi chế biến cá sẽ vẫn tươi nguyên như khi bạn mới mua về.

Túi bọc tốt nhất để đựng cá là túi nylon. Túi nylon sẽ ngăn chặn sự bốc hơi của cá, nhờ vậy giữ được độ tươi. Ngoài ra, khi bọc kín cá trong túi nylon, mùi tanh của cá sẽ không bám vào các thực phẩm khác.

Bảo quản lạnh là cách đơn giản và phổ biến hiện nay đối với tất cả các loại thực phẩm nói chung và cá nói riêng. Tuy nhiên, với từng loại cá, chúng ta lại có bí quyết riêng, có thể không cần dùng đến tủ lạnh.

Ngoài ra, để đổi món cho bữa ăn ngày Tết có thêm khẩu vị lạ, ngon miệng, bạn có thể mua các loại thực phẩm được chế biến từ cá như đậu hũ cá.
 
S

sonmoc

Những thứ đó rất đơn giản nên không cần bí quyết bạn à
Đây là những mẹo nhỏ
 
S

sonmoc

. Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn. Đối với cháo Cá, chỉ khi nấu gạo sôi xong thì mới cho cá vào.(không thì cá nát như tương!! )<-chú ý này không áp dụng cho cháo Xương Heo Bò

2. Nấu cơm: Không nên vo quá kỹ. Khi vo không nên chà gạo xuống mặt rá sẽ làm "gạo đau" , làm gãy hạt gạo và mất chất . Nên ngâm gạo trong nước máy 30 phút trước khi bắt lên nồi cơm điện vì nước thấm vào tâm hạt gạo đầy đủ sẽ làm cơm chín đều hơn. Khi nồi cơm chuyển sang chế độ "keep warm", chưa nên ăn ngay mà nên xới cơm đều lại, bỏ vào nấu thêm một lần nữa(nút "cooking"). Lần thứ 2 này gạo sẽ mềm và ngon hơn.

Chú ý:
a. Đừng ngâm lâu quá vì khi đó gạo sẽ bị bở ra!! Tùy nhiệt độ và lượng nước bỏ vào mà thay đổi thời gian ngâm. Không nên cho nước nóng quá.
b. Cách này chỉ nên làm với gạo Nhật. Về nhà nấu cho mẹ thế nào cũng bị la "sao con...nấu lại như bị "khùng" thế"(kinh nghiệm bản thân )

3. Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
Khi nấu sợi mì spagetti, cầm bó sợi mì xoắn bằng hai tay (như vắt khăn lạnh) rồi từ từ đặt vào giữa nồi theo chiều dọc(trục dọc sợi mì đi qua tâm của đáy nồi ). Đột ngột thả tay ra thì các "cây mì" sẽ bung ra tỏa đều nồi như các tia. Bằng cách đó nhiệt sẽ đến đều từng sợi mì.

4. Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn. Mỡ heo, bò có thể lấy "free" ở các góc bán thịt Siêu thị. Tuy nhiên đừng tham lấy xài nhiều wá mà thừa cholesterol, cao mỡ máu

5. Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

6. Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.

7. Nêm bột ngọt: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.(mendokusai!!)

8. Thứ tự nêm gia vị: Loại nào lâu thấm thì nên nêm trước. Ví dụ nếu cần nêm muối, đường, bột ngọt, xì dầu, nước mắm thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.(không thì cả ký túc xá bỏ chạy hết )

9. Dùng nước khi xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và có thể chế thêm chút . Khi đó thịt sẽ mềm và ngon hơn.
 
Top Bottom