Những bí quyết chuẩn bị cho kỳ thi

D

dreamok2000

Học cách học


Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái
Henry Brooks Adams

Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:

* Bản thân
* Khả năng học của bạn
* Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
* Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học

Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).
Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:

Có bốn bước cơ bản:
Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.
Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có

Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:

* Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?
* Biết cách tóm tắt?
* Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
* Ôn tập kiểm tra?
* Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
* Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
* Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?

Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?

Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?
Liên hệ với việc học hiện tại

Tôi thích học cái này đến mức nào?
Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?

Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện để thành công không?

Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?

Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?
Cân nhắc quá trình và vấn đề

Tiêu đề là gì?
Các key word có bật ra ngay không?
Tôi có hiểu không?

Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
Tôi có biết các vấn đề liên quan không?

Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?

Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?

Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
Tôi có dừng lại và xem nó có logic không?
Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)

Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?
Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?
Cùng nhìn lại

Tôi đã học đúng cách chưa?
Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?

Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?

Tôi đã thành công?
Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!
 
  • Like
Reactions: Waharu
D

dreamok2000

Sắp xếp thời gian


Sự thực sẽ được tìm thấy bởi thời gian
Annaeus Lucius Seneca

Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.
Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.

Một mục tiêu là để bạn nhận thức được cách bạn sử dụng thời gian như một điều quan trọng khi sắp xếp, đặt việc quan trọng và đạt được thành công trong học tập khi có những hoạt động tri phối khác như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian.

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

* Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
* Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
* Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
* Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
để có được sự tập trung cao độ
* Có “thời gian chết”?
Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
* Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
* Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
* Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.
Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.

Những vật dụng hữu ích:

* To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
* Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
* Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
 
D

dreamok2000

Hạn chế tính chần chừ


Người không hoãn lại cho ngày mai việc gì
là người đã làm được rất nhiều việc
Baltasar Gracián 1601-56 Spanish


Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?

Để chữa bệnh chần chừ:

Bắt đầu với một công việc đơn giản.
Trả lời những câu hỏi cơ bản
Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ

Bạn muốn làm gì?

*

Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?
Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.
*

Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?
Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.
*

Bạn đã làm được những điều gì?
Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.
Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.

Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?

*

Động cơ lớn nhất của bạn là gì?
Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.
*

Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?
Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.

Lên danh sách những điều sẽ gặp phải

*

Bạn có thể thay đổi được điều gì?
*

Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?
Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật thể (tiền bạc, công cụ…) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm…
*

Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?
Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.

Lên kế hoạch, danh sách

*

Những bước cơ bản và thực tế
Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
Sau đó, cho thêm chi tiết và nâng dần mức độ khó khi as you achieve and grow
*

Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?
Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.
*

Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?
Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).
*

Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?
Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ để đạt được đến từng chặng.
*

Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.
Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực

Hãy nhận:

*

Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quy giá.
Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại ‎Ý nghĩa cho cụm từ “kinh nghiệm”
*

Chần chừ và ‎có ý định muốn bỏ
Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu những hãy từ chối ‎Ý định đó.
*

Cảm xúc
Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.
Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.
*

Niềm phấn khích
khi bạn thành công!

KẾT LUẬN: nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!
Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.
 
D

dreamok2000

Để có được
Critical thinking


Học mà không nghĩ là phí công
Khổng tử


Critical thinking là học hoặc giải quyết một vấn đề nào đó mà luôn theo hướng mở rộng tầm mắt để tiếp thu điều mới.

Hãy bắt đầu bằng việc khẳng định bạn điều cốt lõi của vấn đề là gì, sau đó là suy nghĩ rộng hơn, và tính đến các khả năng, các khía cạnh khác nhau của vấn đề và cuối cùng là rút ra kết luận sau khi đã hiểu vấn đề dựa trên các dẫn chứng rõ ràng. Động lực, định kiến riêng của người học lẫn như các chuyên gia sau đó được đem ra so sánh với kết luận và từ đó, rút ra được nền tảng của đánh giá.

Hãy bắt đầu bằng tư tưởng tiếp thu cái mới:
# Nhận rõ mục đích cuối cùng, điều bạn mong muốn được học.
Và có thể nói tóm gọn, ví dụ: "Nghiên cứu vai trò của giới tính trong việc chơi video games", "Lịch sử chính trị nước Pháp trong thời kỳ chiến tranh nửa đầu thế kỷ 20", " Việc trồng cây dái ngựa ở Trung Mỹ", "Quy định về hàn chì ở vùng ngoại ô", "Cấu trúc xương người".
# Hãy tính đến những kiến thức bạn đã có về vấn đề cần nghiên cứu:
Có điều gì bạn đã biết mà sẽ giúp cho việc nghiên cứu vấn đề này không? Bạn có định kiến không và nếu có, định kiến gì?
# Bạn có các nguồn thông tin nào và timeline ra sao?
# Thu thập thông tin:
Luôn tiếp thu để không bỏ sót một ‎Ý tưởng và cơ hội nào.
# Đặt câu hỏi:
Các tác giả cung cấp thông tin có định kiến cá nhân không?
# Sắp xếp các thông tin, tài liệu theo nhóm:
chú Ý tím các mối liên quan.
# Một lần nữa, đặt câu hỏi!
# Hãy nghĩ đến các cách mà bạn sẽ trình bày Ý tưởng của mình:
bạn sẽ tự tạo một bài kiểm tra về kiến thức vừa thu lượm được!
Từ đơn giản đến phức tạp (1 đến 6):

1. Liệt kê, gán tên, nhận dạng Trình bày kiến thức
2. Định nghĩa, giải thích, tự tóm tắt lại Hiểu
3. Giải vấn đề và áp dụng vào ví dụ mới Sử dụng và áp dụng kiến thức
4. So sánh và đối chiếu, phân biệt Phân tích
5. Tạo cái mới, phối hợp Tống hợp
6. Đánh giá, nhận xét Đánh giá và giải thích tại sao

Hãy coi việc học như một quá trình phiêu lưu khám phá những điều mới!

Tóm lại:
# Quyết định các yếu tố của một ví dụ hoặc vấn đề mới mà không dựa trên định kiến cá nhân.
# Sắp xếp thông tin theo nhóm để bạn có thể hiểu thấu đáo các thông tin đó.
# Nhận hoặc loại các nguồn thông tin và kết luận dựa trên kinh nghiệm, đánh giá và tin tưởng của bạn.
 
D

dreamok2000

Học cách nghĩ của các thiên tài


Điều kiện đầu tiên và cuối cùng
để là một thiên tài là tình yêu sự thực
Goethe


“Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”

Tám cách sau đây sẽ giúp khuyến khích để bạn nghĩ “năng suất”, hơn là làm việc theo kiểu nhắc lại, và mục đích cuối cùng vẫn là để tìm ra giải pháp cho các vấn để. “Các cách này giống như cách nghĩ của các bộ óc sáng tạo trong lịch sử nhân loại về khoa học, nghệ thuật hay kinh doanh”.

1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố!).

Leonardo da Vinci đã tin rằng, để hiều cốt lõi của vấn đề, bạn bắt đầu bằng việc học cách tái tạo vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Ông đã cảm thấy cách nhìn nhận đầu tiên của mình quá chủ quan. Hoặc nhiều khi, vấn đề tự tái tạo và chuyển thành một vấn đề mới.

2. Hình dung!

Khi Einstein nghĩ qua một vấn đề, ông luôn thấy cần thiết phải trình bày qua các cách khác nhau, kể cả việc vẽ sơ đồ. Ông hình dung các phương án, và tin rằng từ ngữ, hay các con số như vậy không quá quan trọng trong quá trình phân tích.

3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!

Thomas Edison có 1093 mẫu sáng tạo. Ông đảm bảo sức sản xuất bằng cách đề ra mục tiêu về số lượng cho các cộng sự và chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu thống kê về 2036 nhà khoa học trong lịch sử, Giáo sư Keith Simonton tại trường Đại học California- Davis đã phát hiện ra rằng những nhà khoa học xuất sắc nhất không chỉ có các phát hiện vĩ đại mà còn có cả những phát hiện …tồi. Nhưng họ không sợ thất bại hay làm những cách tưởng chừng như đơn giản hay tầm thường để có để được kết quả tốt nhất có thể.

4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.

Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.

5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.

Da Vinci đã liên hệ giữa tiếng chuông và việc một hòn đá được ném xuống nước, để rồi từ đó nghĩ đến việc âm thanh chuyển động trong sóng. Samual Morse đã sáng tạo đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán khi ông quan sát trạm nghỉ đổi ngựa trên đường.

6. Nghĩ qua các đối lập

Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn giữ các đối lập, và có những đối lập trong suy nghĩ, bạn đã bước lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận sóng như tính chất hạt cũng như tính chất sóng để rồi từ đó xây dựng được nguyên lý bổ sung về ánh sáng.

7. Nghĩ theo cách ẩn dụ

Aristotle nói: ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài và ông tin rằng ai đó mà có khả năng diễn đạt sự giống nhau giữa hai cá thể hoàn toàn khác biệt và còn liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biêt.

8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.

Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo. Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiểu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi đã làm được gì rồi?”
 
D

dreamok2000

Ra quyết định
theo hướng thích nghi


Sự thông thải chẳng phải là dựa trên
việc luôn tiếp thu kiến thức đó sao?
Plato, Hy Lạp năm, 360 trước Công Nguyên.


Các kỹ năng thích nghi để giải quyết vấn đề là sự kết hợp của logic, common sense, có thể không chính xác 100% nhưng cũng đưa ra được kết quả thỏa đáng.

Nếu bạn không thể làm theo được quy trình giải quyết vấn đề như gợi ‎Ý thì có thể sử dụng các cách được trình bày dưới đây trong trường hợp:
# Bạn có ít thời gian nghiên cứu
# Không cần phân tích một cách toàn diện
# Có thể chấp nhận rủi ro
# Có thể đưa ra được những quyết định ngược lại một cách nhanh chóng

Những gợi ý để giải quyết vấn đề theo hướng thích nghi:

Chuẩn bị những phần phụ thêm cho quyết định:
Đưa ra những quyết định nhỏ để đạt được một mục tiêu nào đó đã, trước khi quyết định một vấn đề lớn mà nhiều khi không thể thay đổi lại được ngay.

Ví du: trước khi lắp điều hòa nhiệt độ, bạn thử lắp rèm, mành, quạt điện… những cái cũng có thể khiến căn phòng bớt nóng. Nếu không được như mong muốn như điều hoạt nhiệt độ, thì dù sao căn phòng cũng đã bớt nóng đi trước khi bạn có điều kiện lắp điều hòa.

Khám phá:
Sử dụng các thông tin sẵn có để tìm kiếm câu trả lời.
Thực ra, khám phá là cách nói khác của việc thử nghiệm nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khác với việc ném một dice, khám phá đòi hỏi một mục đích và hướng đi rõ ràng. Sử dụng mẹo này và có những bước đi cẩn trọng để có được câu trả lời cho vấn đề.

Ví dụ: các bác sỹ luôn tránh chuẩn đoán một bệnh duy nhất cho người bệnh. Tuy chậm mà chắc, họ sau đó mới tìm chính xác bệnh và cách chữa cho bệnh nhân.

Quản lý bằng việc phân loại
Tập trung vào những tài liệu quan trọng và để lại những tài liệu không quan trọng. Lập kế hoạch và làm việc theo hướng cái nào quan trọng hơn thì làm trước, cái nào ít quan trọng bằng thì làm sau.

Ví dụ: bạn dạy kèm Toán cho một em nhỏ. Bạn tuy biết gia đình em đó có khó khăn nhưng không có khả năng giúp đỡ. Hãy để họ biết là bạn cũng biết trong khi tiếp tục dạy kèm và giúp đỡ em đó.

Cẩn trọng
Đừng dồn rủi ro, mà hãy chia lẻ những rủi ro có thể xảy ra bằng cách tránh đưa ra các quyết định dồn bạn chỉ có một sự lựa chọn, nhất là bạn chưa đủ chuẩn bị tinh thần.

Ví du: Các nhà đầu tư khi gặp khó khăn không bỏ tất cả vào một bị, có nghĩ là họ giảm thiểu khả năng rủi ro bằng cách giữ một tỷ lệ cân bằng giữa cố phiểu, phiếu nợ và tiền mặt.

Đánh giá chủ quan
Đôi khi bạn cần đến sự đánh giá chủ quan, ví dụ như kinh nghiệm hay cảm xúc. Và có thể đánh giá chủ quan cũng giúp bạn giải quyết được vấn đề nhưng đừng lạm dụng tính chủ quan. Vì đánh giá chủ quan đôi lúc dẫn đến phán quyết hoặc quyết định sai lầm. Sử dụng logic trước, sau đó dùng đánh giá chủ quan để có cảm giác xem mình đã làm đúng chưa.

Làm việc tiếp sức
Nếu chưa cần đưa ra quyết định ngay tức khắc và nếu có thời gian đưa ra các giải pháp khác, hãy bình tĩnh và đợi nhiều khi lại có hiệu quả vì có lúc, không làm gì cả lại là biện pháp tốt nhất, có thể vấn đề tự biến mất, hoặc hoàn cảnh thay đổi và giải quyết vấn đề.

Chuyển giao cho ai đó
nếu người khác có thể làm tốt hơn, hoặc nếu ngay từ đầu, đây không phải là việc của bạn, hoặc khả năng (tiền bạc, thời gian…) của bạn không cho phép.

Tầm nhìn, cơ hội và các lựa chọn
Tìm cơ hội và các sự lựa chọn mới trong tương lai. Nếu có nhiều lựa chọn thì bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Nếu không có lựa chọn thay thế, thì quyết định sẽ rất ép buộc và không thỏa mãn. Bằng cách tìm cơ hội và tạo dựng nhiều lựa chọn, quyết định sau cũng bạn đưa ra sẽ có chất lượng hơn rất nhiều.

Những khó khăn có thể gặp phải

Tính không quyết đoán
Là khi bạn không dám quyết định vì sợ rủi ro hay thất bại.

Trì trệ
Là khi không dám đối mặt với vấn đề, mà chỉ giải quyết những vấn đề không đâu.

Cường điệu trong cảm xúc, hành động
Là khi bạn để cho tình hình chi phối bản thân hay để cho cảm xúc chi phối mọi viêc.

Do dự, à ơi
Không có lập trường rõ ràng, không nhiệt thành với quyết định hay sự lựa chọn của mình

Làm việc nửa vời
Lẫn lộn lung tung trong công việc. Đưa ra các quyết định không hiệu quả, chỉ để tránh tranh cãi mà cũng không giải quyết được vấn đề gì.
 
D

dreamok2000

Giải quyết vấn đề/
Đưa ra quyết định


Giải quyết vấn đề
và đưa ra các quyết định


Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định

Giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định là công việc con người ta làm hàng ngày

Chúng ta giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định hàng ngày, ở nhà, cơ quan, kể cả khi đi chơi hay đi chợ.

Có đôi lúc, chúng ta gặp phải những vấn đề vô cũng khó khăn, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, cảm xúc hay nghiên cứu. Những bước trong mục này là để giúp bạn học được cách đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Chúc bạn may mắn!

Tính linh hoạt:

Trông thì có vẻ như những bước sau đây khá chậm chạp từ bước này sang bước nọ nhưng thực ra không phải như vậy. Những bước hướng dẫn chỉ đơn giản là tạo ra một khuôn mẫu cho các tình huống giải quyết vấn đề. Có thể các bước này trùng nhau đôi chỗ, và bạn hoàn toàn có thể quay lại những bước trước và làm lại cho tới khi có giải pháp tốt nhất.

Các ví dụ về tính linh hoạt:
# Ở bước nào cũng có công đoạn thu thập thông tin, từ lúc mới nhận định vấn đề hay là khi đưa giải pháp vào ứng dụng.
# Những thông tin mới luôn đòi hỏi phải nhận định vấn đề mới.
# Một số lựa chọn thay thế không được, lúc đó, bạn lại phải tìm cái khác để thay thế.
# Một số bước có thể được kếp hợp hoặc rút ngắn.
 
D

dreamok2000

Self-discipline


The body is shaped, disciplined,
honored, and in time, trusted
Martha Graham, American dancer, 1894-1991

Self-discipline
Self-discipline can be considered a type of selective training,
creating new habits of thought, action, and speech toward improving yourself and reaching goals.
Self-discipline can also be task oriented and selective.
View self-discipline as positive effort, rather than one of denial.

Schedule a small task for a given time of the day;
Practice deliberate delaying.

* Schedule a particular task in the morning and once in the evening.
* The task should not take more than 15 minutes.
* Wait for the exact scheduled time.
When the schedule time is due, start the task.
* Stick to the schedule for at least two months.

Advantages: Scheduling helps you focus on your priorities.
By focusing on starting tasks rather than completing them, you can avoid procrastination.

* Schedule a task and hold to its time;
Avoid acting on impulse.
* Track your progress;
At the end of the allotted time, keep a record of accomplishment that builds over time.

Advantage: Building a record will help you track how much time tasks take.

* If you begin to have surplus time, fill it with small tasks, make notes to yourself, plan other tasks, etc.

Harness the power of routine.

* Instead of devoting a lot of hours one day, and none the other and then a few on an another day and so on, allocate a specific time period each day of the week for that task.
* Hold firm.
* Don't set a goal other than time allocation,
simply set the habit of routine.
* Apply this technique to your homework or your projects, you will be on your way to getting things done

Advantage: You are working on tasks in small increments, not all at once. You first develop a habit, then the habit does the job for you.

Use self discipline to explore time management

Time management can become an overwhelming task.
When you do not have control over your own self, how can you control time?
Begin with task-oriented self-discipline and build from there.

Advantage: As you control tasks, you build self-discipline.
As you build self-discipline, you build time management.
As you build time management, you build self-confidence.

Maintain a self-discipline log book.

* Record the start and end times of the tasks.
* Review for feedback on your progress

Advantage: This log book can be a valuable tool to get a better picture over your activities in order to prioritize activities, and realize what is important and not important on how you spend your time.

Schedule your work day and studies.

* When you first begin your work day, or going to work take a few minutes and write down on a piece of paper the tasks that you want to accomplish for that day.
* Prioritize the list.
* Immediately start working on the most important one.
* Try it for a few days to see if the habit works for you.
* Habits form over time: how much time depends on you and the habit.

Advantage: When you have a clear idea as to what you want to achieve for the day at its start, the chances are very high that you will be able to proactively accomplish the tasks. Writing or sketching out the day helps.

Discouragement:

* Do not be intimidated; do not be put off by the challenge
* If you slip, remember this is natural
* Take a break and then refresh the challenge

Tricks:

Associate a new habit with an old one:
If you drink coffee, make that first cup the time to write out and prioritize your tasks.

Advantage: Association facilitates neural connections!

Tick your progress:
On a calendar in your bathroom, on a spreadsheet at your computer, on your breakfast table:
Check off days you successfully follow up. If you break the routine, start over!

Advantage: Visualizing is a ready reinforcement of progress

Role models:
Observe the people in your life and see to what extent self discipline and habits help them accomplish goals.
Ask them for advice on what works, what does not.
 
D

dreamok2000

Những thói quen có ích
cho việc học tập hiệu quả


Học tập cũng như Mặt trời lung linh nơi thiên đàng
Wm Shakespeare người Anh


Bạn có thể chuẩn bị để thành công trong quá trình học tập.

Hãy cố gắng tăng cường và cảm thấy hứng thú với những thói quen sau:

* Tự có trách nhiệm với bản thân:
Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.
* Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:
Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
*

Việc hôm nay chớ để ngày mai:
Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
*

Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
* Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:
Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
* Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình:
Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
* Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè…
* Liên tục thử thách chính mình
 
D

dreamok2000

Tập trung chú ý trong lớp học


Điều đầu tiên trẻ con nhận ra phải là điều hợp lý
William Penn-1693 người Mỹ


Nếu bạn gặp khó khăn khi nghe giảng trong lớp:

# Cố gắng xem trước nội dung chính của bài giảng:
Trước khi lên lớp, xem qua ghi chép của buổi hôm trước và đọc bài của ngày hôm sau.
Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về bài hôm trước hoặc từ sách giáo khoa, hỏi thầy cô về những chỗ đó trước khi giờ học bắt đầu
Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi
bạn nghĩ là thầy cô sẽ có thể hỏi về kiến thức mới của bài học
# Tránh các nguồn gây mất tập trung
bạn có thể ngồi phía trước, tránh những bạn cùng lớp hay gây mất trật tự, tập trung nghe giảng, nghe giảng chủ động và ghi chép
# Luôn đặt vị trí mình trong tư thế học
ngồi và biểu hiện tập trung, đừng có ngồi một cách uể oải
# Thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi
Đừng ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi để giúp tuần hoàn máu, tăng cường oxy lên náo và giúp bạn luôn tỉnh táo
# Nếu có thể, hãy chịu khó đặt câu hỏi, hoặc hỏi đề thầy cô giảng rõ hơn,
tham gia vào hoạt động, thảo luận trong lớp với giáo viên.
# Tự luyện để đừng đầu hàng với những nguồn gây mất tập trung

"Kỹ năng Nhện"

Dùng một cái dĩa để rung mạng nhện. Con nhện sẽ phản ứng và tới gần xem. Lại rung vài lần nữa, con nhện khôn hơn ra và biết là không phải con mồi đang giẫy và nhện cũng sẽ không tới nữa.

Bạn cũng có thể bắt chước. Khi ai đó bước vào lớp, hoặc khi cửa sập, coi như là không liên can đến mình và đứng chú ý. Thay vào đó, hãy tập trung vào bài học.

Chỉ chú ý đển thầy cô và bài giảng
# Khi có người trong lớp đi lại, hoặc ho… tập đừng nhìn vào họ mà thay vào đó, hãy ..kệ họ và tập trung vào bài giảng
# Khi nói chuyện với ai đó, tập trung vào câu chuyện, nhìn anh ta và lắng nghe xem anh ta đang nói gì, đừng để tâm đến những điều khác.
# Thử dung mẹo nhắc "
Bạn đang ở đây, bạn đang ở đây" để lấy lại sự chú ý nếu như bạn bị phân tán tư tưởng.
 
  • Like
Reactions: Waharu
D

dreamok2000

Một vài mẹo nhỏ để bạn
có thể làm tổt hơn trong bài kiểm tra


Cần tiếp cận một đứa trẻ với thái độ tôn trọng
Bronson Alcott, người Mỹ
… Cũng như tiếp cận với đứa trẻ trong mỗi chúng ta vậy

Khi bạn làm bài kiểm tra
bạn đang cố gắng chứng minh rằng bạn có thể hiểu bài học và làm một số dạng bài tập nhất định

Ví dụ về một số dạng bài tập mang tính khách quan, như bài tập đúng sai, trắc nghiệm, điền vào chỗ trống

Ví dụ về một số dạng bài tập mang tính chủ quan, như những câu trả lời ngắn gọn, những bài luận, thi vấn đáp

Nếu bạn có bất cứ một nghi ngờ nào về sự công bằng của các bài thi, hay khả năng xác định chính xác năng lực của bạn qua các bài kiểm tra, bạn nên nói chuyện với những người làm công tác cố vấn học tập trong trường bạn

Những gợi ý này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm do tính chủ quan

Chuẩn bị

* Chú ý xem xét kết quả của những bài kiểm tra gần đây của bạn
Mỗi bài kiểm tra như vậy lại góp phần giúp bạn có thể dễ dàng đương đầu với bài kiểm tra sau hơn
Dùng chính những bài kiểm tra đã có của bạn để ôn tập cho bài kiêm tra cuối cùng
* Đến sớm hôm có giờ kiểm tra
Mang theo tất cả những đồ dùng bạn cần như là bút chì, bút bi, máy tính, từ điển và đồng hồ
Như vậy bạn sẽ có thể hoàn toàn tập trung vào bài kiểm tra
* Luôn tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhưng phải cảnh giác
Chọn một chỗ ngồi thích hợp và đảm bảo rằng bạn có đủ chỗ để làm việc và có thể cảm thấy thoải mái, nhưng đừng chểnh mảng
* Giữ cho mình được thoải mái và tự tin
Nhắc nhở bản thân là bạn đã chuẩn bị rất kĩ càng và sẽ làm rất tốt. Nếu bạn thấy mình đang lo lắng, hãy hít thật sâu, thở thật mạnh để lấy lại thế cân bằng
Đừng nói chuyện với mọi người xung quanh về bài kiểm tra vì sự lo lắng là một trạng thái có thể bị lây nhiễm

Làm bài thi

* Đọc kĩ hướng dẫn của đề bài
Điều này có vẻ là đương nhiên, nhưng nó sẽ giúp bạn khắc phục được những sai lầm do không cẩn thận
Nếu có thời gian, hãy nhanh chóng lướt qua toàn bài kiểm tra để có một cái nhìn tổng quát
Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính
* Trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất

1. Trước tiên là những câu hỏi dễ
để tạo cảm giác tự tin, để ngay lập tức ghi được điểm, và định hướng cho bản thân về vốn từ, các khái niệm và những kiến thức bạn đã có (việc này có thể giúp bạn tìm ra mối liên quan với những câu hỏi khó hơn)
2. Sau đó là đến những câu hỏi khó
hoặc những câu được nhiều điểm nhất
Với dạng bài kiểm tra mang tính chất khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án mà bạn biết là sai, hoặc chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được
Với dạng câu hỏi mang tính chủ quan, vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất

* Xem lại
Hãy kiềm chế ý muốn được rời khỏi phòng thi ngay khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi
Xem lại bài thi để đảm bảo rằng bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bài, không đánh dấu nhầm trong bài làm của bạn, hay làm sai một vài chỗ đơn giản
Đọc lại bài luận của bạn để có thể phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu ..v.v…

Quyết định xem những cách thức nào phù hợp với bạn và bám lấy chúng
Chỉ ra những cách không hiệu quả và thay thế chúng

Cách thức để làm bài kiểm tra:

Đúng/Sai Bài luận
Trắc nghiệm Được sử dụng sách trong khi làm bài
Các câu trả lời ngắn Vấn đáp
 
Top Bottom