CLB lịch sử Những bí ẩn chưa có lời giải trong lịch sử Việt Nam

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

P/s: Các bạn sẽ kinh ngạc khi đọc những điều dưới đây đó!
Xuyên suốt chặng đường lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, có biết bao câu chuyện bí ẩn, biết bao điều uẩn khúc mà qua lớp bụi phủ dày của thời gian có thể khiến hậu thế sẽ không bao giờ lý giải được. Đi tìm câu trả lời cho những ẩn số thiên cổ ấy, xét đến cùng mà nói, chính là cách lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẹn toàn nhất.
Các vua Hùng trị vì bao nhiêu năm?
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Triều đại này kéo dài đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Tính trung bình, mỗi thời vua Hùng Vương kéo dài khoảng… 150 năm?
an-so-1.jpg

Trung bình, mỗi vị vua Hùng có thọ mệnh khoảng 150 tuổi. (Ảnh: Internet)
Nghe thì có vẻ hơi ‘hoang đường’, vì gần như 18 đời vua Hùng đều sống thọ khoảng 150 tuổi, trong khi con người ngày nay khó có thể đạt đến được độ tuổi như thế, ngay cả như quốc gia Monaco, với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới cũng chỉ đến 90. Nhưng nếu chúng ta tra cứu lại lịch sử về những người đã từng sống ‘thọ nhất’, thì dù là con số 90, hay 150 năm không phải là hiếm, thậm chí còn thua xa các bậc tiền nhân đi trước. (xem thêm…)
Tuyển tập 12 quyển Vĩnh Thái Huyện Chí năm thứ 13 thời vua Càn Long nhà Đại Thanh đã được biên tập lại và xuất bản năm 1922 có ghi chép về người đàn ông tên là Trần Tuấn tự Khắc Minh, ngụ tại thôn Thang Tuyền, huyện Vĩnh Gia Sơn, tỉnh Phúc Kiến (nay là thôn Thang Trình, xã Ngộ Đông, huyện Vĩnh Thái). Người đàn ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường (năm tân sửu) mất năm 1324 niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, hưởng thọ 443 tuổi.
an-so-2.jpg

Hình vẽ phác hoạ Trần Tuấn (Khắc Minh) nhà Thanh thọ 443 tuổi. (Ảnh: Internet)
Một trường hợp sống thọ đáng kinh ngạc khác là danh y Lý Khánh Nguyên sinh năm 1677, mất năm 1933, hưởng thọ 256 tuổi. Lý Khánh Nguyên là danh y nổi tiếng cuối đời nhà Minh đầu nhà Thanh. Năm 100 tuổi ông đã được nhà vua trao tặng giải thưởng đặc biệt cho những cống hiến trong y thuật. Năm 200 tuổi ông bắt đầu giảng dạy trong trường đại học. Rất nhiều học sĩ phương Tây nghe danh tiếng đến xin được gặp ông.
an-so-3.jpg

Danh y Lý Khánh Nguyên thọ 256 tuổi. (Ảnh: Internet)
Và còn nhiều cái tên khác nữa, quý vị có thể tra cứu lại trong lịch sử. Vậy nếu so tuổi với Trần Tuấn và Lý Khánh Nguyên, thì 18 vị vua Hùng của chúng ta có khi còn bị coi là “đoản thọ” cũng nên! Đó là còn chưa nói đến người xưa còn rèn luyện dưỡng sinh, tu tâm, tu đạo, đời sống thanh cao, không khí mát mẻ, cảnh vật thơ mộng, đạo đức cao thượng, ít dục vọng… môi trường sống rất tốt cho sức khoẻ, hoàn toàn có thể đạt đến được độ tuổi như trên.
Ai sát hại Vua Đinh Tiên Hoàng?
Sử sách chính thống của Việt Nam đều ghi rằng người giết chết Đinh Tiên Hoàng – vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt là hoạn quan Đỗ Thích. Sử chép rằng, viên quan này mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
an-so-4.jpg

Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng Đế, sáng lập triều đại nhà Đinh. (Ảnh: Internet)
Tuy vậy, nhà giáo Hoàng Đạo Thúy và một số nhà sử gia gần đây cho rằng, Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua. Vì Đỗ Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh, dù có gan đến mấy cũng không thể liều lĩnh đến như vậy được. Một giả thuyết được đặt ra: Đỗ Thích chỉ là tấm bình phong che đậy cho thủ phạm thực sự, Lê Hoàn và Dương Vân Nga mới chính là thủ phạm.
Theo lý giải, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần chống đối có thể là biểu hiện cho thấy mưu đồ chiếm ngôi của Lê Hoàn. Hành động của Lê Hoàn nhiều khả năng đã có sự trợ giúp của Dương Vân Nga.
an-so-5.jpg

Nghi án lịch sử! (Ảnh: Internet)
Dương Vân Nga, có thể giữa bà và các hoàng hậu khác (Tiên Hoàng có những 5 hoàng hậu) đã xảy ra cuộc đua giữa họ về tương lai của ngôi thái tử. Do yếu thế trong cuộc cạnh tranh này, Dương Vân Nga đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa.
Do vậy, dù động cơ có phần khác nhau, Dương hậu đã cùng Lê Hoàn tiến hành vụ ám sát chấn động lịch sử và dùng Đỗ Thích như một hình nhân thế mạng.
Lê Long Đĩnh có thật là vị vua tồi tệ nhất lịch sử?
Trong chính sử Việt Nam, Lê Long Đĩnh được mô tả là người bạo ngược, tính hay chém giết, ác bằng vua Kiệt, vua Trụ ngày xưa. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức man rợ: lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu…
Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa-triều”.
an-so-7.jpg

Hay hoang dâm vô độ! (Ảnh minh hoạ: Internet)
an-so-13.jpg

Tuy vậy giới sử học Việt Nam gần đây đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này.
Nhiều nguồn sử liệu khẳng định, Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo và sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng…
Đại Tạng Kinh chữ Hán – bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm).
an-so-8.jpg

Kho mộc bản Đại Tạng Kinh. (Ảnh: Internet)
Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược… Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào “lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc”?
Ngoài Kinh Đại Tạng ra, Lê Long Đĩnh còn xin nhà Tống cả “Cửu Kinh” gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên “nhập” vào nước ta, tất cả đều là do Lê Long Đĩnh cho người đi lấy về cùng một lần.
an-so-9.jpg

Cuốn Kinh Dịch, một trong “cửu kinh” đã được mang về nước ta thời vua Lê Long Đĩnh. (Ảnh: Internet)
Lê Long Đĩnh cũng là một ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã “Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). “Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi“.
Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một “tư duy kinh tế” vượt xa thời đại mới biết “xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu”, tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. “Tư duy kinh tế” đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?
an-so-14.jpg

Vậy có thật vua Lê Long Đĩnh là một hôn quân bạo ngược, hay là một vị vua anh minh tài giỏi trong lịch sử nước ta? (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trước khi chết ở độ tuổi 24, Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải “ngọa triều”, ông vua đó có thể làm được những chuyện ý nghĩa như vậy không?
“Không ngồi được” sao 6 lần cầm quân đánh giặc? – trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải có sức vóc, người “dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được” thử hỏi làm sao có thể đảm đương nổi việc này?
Ai là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà?

Bài thơ Nam quốc sơn hà được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, gắn với tên tuổi của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) và thắng lợi trước quân Tống xâm lược tại sông Như Nguyệt. Hiện nay, nhiều người vẫn ngộ nhận tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt.

10-an-so-khong-loi-giai-trong-lich-su-viet-nam-2.jpg
Nhiều người ngộ nhận tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà là Lý Thường Kiệt.
[TBODY] [/TBODY]
Tất cả sử liệu Việt Nam, từ chính sử đến dã sử đều không nhắc đến tác giả bài thơ. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi rằng, vào một đêm, quân sĩ nhà Lý chợt nghe thấy có tiếng đọc to bài thơ này được trong đền Trương tướng quân. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam Chích Quái cho rằng "Thần nhân tàng hình ở trên không” đã đọc bài thơ. Cũng theo Lĩnh Nam Chích Quái, bài thơ đã xuất hiện từ thời Lê Hoàn chống Tống, và cũng được đọc trên con sông Như Nguyệt.

Nguồn gốc bí ẩn đó đã khiến Nam quốc sơn hà được người đời coi là một bài thơ Thần.

Một số sử gia thời hiện đại đã đưa ra giả thiết tác giả bài thơ là những bậc đại sư như Khuông Việt hay Pháp Thuận, nhưng tính thuyết phục không cao vì chỉ dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư với các vua thời đó.

Công chúa Huyền Trân tư thông với Trần Khắc Chung?

Công chúa Huyền Trân sinh năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông và em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế ngày nay) cho nhà Trần làm của hồi môn để lấy Huyền Trân. Vua Trần đã đồng ý gả công chúa.

Về Chiêm Thành, Huyền Trân được phong làm hoàng hậu. Một năm sau, bà sinh cho Chế Mân một hoàng tử, đặt tên là Chế Đa Đa. Ít lâu sau Chế Mân băng hà, nhà Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang.

Theo tục lệ Chiêm Thành, khi vua chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa thiêu để chết theo. Vua Trần Anh Tông biết điều này bèn sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang rồi tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung đã bày kế thành công và cứu được Huyền Trân, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển.

Theo một số nguồn sử liệu, cuộc hành trình về nước của công chúa Huyền Trân đã kéo dài tới một năm, và bà đã tư thông với Trần Khắc Chung trong khoảng thời gian đó.

Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "..hai người tư thông với nhau, trùng trình ở trên mặt biển, lâu lắm mới về đến kinh sư. Hưng Nhượng vương Quốc Tảng lấy làm ghét lắm, hễ thấy Khắc Chung liền mắng rằng: ‘Họ tên người này là "Trần Khắc Chung", đối với nước nhà có điều không tốt, có lẽ nhà Trần sẽ mất về người này chăng?’. Khắc Chung thường phải sợ mà lánh mặt..".

Tuy vậy cũng có một số sử gia đưa ra các lý lẽ khác nhau để minh oan cho Công chúa Huyền Trân. Có lẽ, thực hư của câu chuyện này ra sao mãi mãi là một ẩn số trong lịch sử Việt Nam.

Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên?

Cho đến nay, vụ án Lệ Chi Viên với cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông và việc tru di tam tộc quan đại thần Nguyễn Trãi vẫn là đề tài bàn luận sôi nổi của giới nghiên cứu sử học Việt Nam.

Theo sử sách, ngày 4/8/1442, vua về Lệ Chi (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với Vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy đã vào tuổi 40, rất được nhà vua yêu quý vì sắc đẹp, văn hay. Tại Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà.

Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ít lâu sau đó. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.
gl3


Sau này, nhiều sử gia đã tán đồng với giả thuyết cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh - vợ thứ vua Lê Thái Tông.

Về động cơ, thứ nhất là do bà đã có sẵn tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Thái tử Bang Cơ không phải là con Vua Thái Tông, sợ Nguyễn Trãi gièm pha nên bà đã sai người sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.

Vì sao vua Quang Trung băng hà?

Vào tuổi tứ tuần, giữa lúc chuẩn bị mở một chiến dịch tổng lực để tiêu diệt liên minh Nguyễn Ánh - Pháp, hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời nỗ lực giành lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Biến cố này là một trong những nghi vấn lớn nhất của lịch sử Việt Nam.

10-an-so-khong-loi-giai-trong-lich-su-viet-nam-2-hinh-2.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Theo chính sử nhà Nguyễn, hoàng đế Quang Trung chết vì một chứng bệnh kỳ bí, bắt đầu từ một cơn đột quỵ khiến ông rơi vào trạng thái mê man nhiều ngày. Chứng bệnh này sử gia nhà Nguyễn giải thích như sự trừng phạt của thần thánh dành cho việc quân đội của ông đã xâm phạm các tôn lăng của chúa Nguyễn khi chiếm thành Phú Xuân (Huế).

Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường và dụng ý chính trị thì những mô tả trong Ngụy Tây liệt truyện đã hé mở phần nào nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Quang Trung trên phương diện y học hiện đại.

Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu ngày nay, nhiều khả năng vị hoàng đế vĩ đại của nhà Tây Sơn đã bị suy sụp bởi một cơn tăng huyết áp đột ngột và qua đời vì tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, còn một giả thuyết khác khá hoang đường khác về cái chết của vua Quang Trung, đó là ông đã bị trúng tà thuật từ chiếc áo bị yểm bùa do vua Càn Long của nhà Thanh ban tặng. Một biến thể của giả thuyết này là chiếc áo kể trên đã bị tẩm thuốc độc.
 
Last edited:

Trang Vũ 2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,097
2,517
331
Nam Định
Trường THPT
P/s: Các bạn sẽ kinh ngạc khi đọc những điều dưới đây đó!
Xuyên suốt chặng đường lịch sử lâu dài hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, có biết bao câu chuyện bí ẩn, biết bao điều uẩn khúc mà qua lớp bụi phủ dày của thời gian có thể khiến hậu thế sẽ không bao giờ lý giải được. Đi tìm câu trả lời cho những ẩn số thiên cổ ấy, xét đến cùng mà nói, chính là cách lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẹn toàn nhất.
Các vua Hùng trị vì bao nhiêu năm?
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Triều đại này kéo dài đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Tính trung bình, mỗi thời vua Hùng Vương kéo dài khoảng… 150 năm?
an-so-1.jpg

Trung bình, mỗi vị vua Hùng có thọ mệnh khoảng 150 tuổi. (Ảnh: Internet)
Nghe thì có vẻ hơi ‘hoang đường’, vì gần như 18 đời vua Hùng đều sống thọ khoảng 150 tuổi, trong khi con người ngày nay khó có thể đạt đến được độ tuổi như thế, ngay cả như quốc gia Monaco, với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới cũng chỉ đến 90. Nhưng nếu chúng ta tra cứu lại lịch sử về những người đã từng sống ‘thọ nhất’, thì dù là con số 90, hay 150 năm không phải là hiếm, thậm chí còn thua xa các bậc tiền nhân đi trước. (xem thêm…)
Tuyển tập 12 quyển Vĩnh Thái Huyện Chí năm thứ 13 thời vua Càn Long nhà Đại Thanh đã được biên tập lại và xuất bản năm 1922 có ghi chép về người đàn ông tên là Trần Tuấn tự Khắc Minh, ngụ tại thôn Thang Tuyền, huyện Vĩnh Gia Sơn, tỉnh Phúc Kiến (nay là thôn Thang Trình, xã Ngộ Đông, huyện Vĩnh Thái). Người đàn ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường (năm tân sửu) mất năm 1324 niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, hưởng thọ 443 tuổi.
an-so-2.jpg

Hình vẽ phác hoạ Trần Tuấn (Khắc Minh) nhà Thanh thọ 443 tuổi. (Ảnh: Internet)
Một trường hợp sống thọ đáng kinh ngạc khác là danh y Lý Khánh Nguyên sinh năm 1677, mất năm 1933, hưởng thọ 256 tuổi. Lý Khánh Nguyên là danh y nổi tiếng cuối đời nhà Minh đầu nhà Thanh. Năm 100 tuổi ông đã được nhà vua trao tặng giải thưởng đặc biệt cho những cống hiến trong y thuật. Năm 200 tuổi ông bắt đầu giảng dạy trong trường đại học. Rất nhiều học sĩ phương Tây nghe danh tiếng đến xin được gặp ông.
an-so-3.jpg

Danh y Lý Khánh Nguyên thọ 256 tuổi. (Ảnh: Internet)
Và còn nhiều cái tên khác nữa, quý vị có thể tra cứu lại trong lịch sử. Vậy nếu so tuổi với Trần Tuấn và Lý Khánh Nguyên, thì 18 vị vua Hùng của chúng ta có khi còn bị coi là “đoản thọ” cũng nên! Đó là còn chưa nói đến người xưa còn rèn luyện dưỡng sinh, tu tâm, tu đạo, đời sống thanh cao, không khí mát mẻ, cảnh vật thơ mộng, đạo đức cao thượng, ít dục vọng… môi trường sống rất tốt cho sức khoẻ, hoàn toàn có thể đạt đến được độ tuổi như trên.
Ai sát hại Vua Đinh Tiên Hoàng?
Sử sách chính thống của Việt Nam đều ghi rằng người giết chết Đinh Tiên Hoàng – vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt là hoạn quan Đỗ Thích. Sử chép rằng, viên quan này mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn.
an-so-4.jpg

Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng Đế, sáng lập triều đại nhà Đinh. (Ảnh: Internet)
Tuy vậy, nhà giáo Hoàng Đạo Thúy và một số nhà sử gia gần đây cho rằng, Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua. Vì Đỗ Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh, dù có gan đến mấy cũng không thể liều lĩnh đến như vậy được. Một giả thuyết được đặt ra: Đỗ Thích chỉ là tấm bình phong che đậy cho thủ phạm thực sự, Lê Hoàn và Dương Vân Nga mới chính là thủ phạm.
Theo lý giải, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần chống đối có thể là biểu hiện cho thấy mưu đồ chiếm ngôi của Lê Hoàn. Hành động của Lê Hoàn nhiều khả năng đã có sự trợ giúp của Dương Vân Nga.
an-so-5.jpg

Nghi án lịch sử! (Ảnh: Internet)
Dương Vân Nga, có thể giữa bà và các hoàng hậu khác (Tiên Hoàng có những 5 hoàng hậu) đã xảy ra cuộc đua giữa họ về tương lai của ngôi thái tử. Do yếu thế trong cuộc cạnh tranh này, Dương Vân Nga đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa.
Do vậy, dù động cơ có phần khác nhau, Dương hậu đã cùng Lê Hoàn tiến hành vụ ám sát chấn động lịch sử và dùng Đỗ Thích như một hình nhân thế mạng.
Lê Long Đĩnh có thật là vị vua tồi tệ nhất lịch sử?
Trong chính sử Việt Nam, Lê Long Đĩnh được mô tả là người bạo ngược, tính hay chém giết, ác bằng vua Kiệt, vua Trụ ngày xưa. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức man rợ: lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu…
an-so-6.jpg

Ông được kể là một ông vua ưa chém giết! (Ảnh minh hoạ: Internet)
Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa-triều”.
an-so-7.jpg

Hay hoang dâm vô độ! (Ảnh minh hoạ: Internet)
an-so-13.jpg

Tuy vậy giới sử học Việt Nam gần đây đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này.
Nhiều nguồn sử liệu khẳng định, Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo và sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng…
Đại Tạng Kinh chữ Hán – bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm).
an-so-8.jpg

Kho mộc bản Đại Tạng Kinh. (Ảnh: Internet)
Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược… Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào “lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc”?
Ngoài Kinh Đại Tạng ra, Lê Long Đĩnh còn xin nhà Tống cả “Cửu Kinh” gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên “nhập” vào nước ta, tất cả đều là do Lê Long Đĩnh cho người đi lấy về cùng một lần.
an-so-9.jpg

Cuốn Kinh Dịch, một trong “cửu kinh” đã được mang về nước ta thời vua Lê Long Đĩnh. (Ảnh: Internet)
Lê Long Đĩnh cũng là một ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã “Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống” (theo Đại Việt sử ký toàn thư). “Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi“.
Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một “tư duy kinh tế” vượt xa thời đại mới biết “xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu”, tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. “Tư duy kinh tế” đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?
an-so-14.jpg

Vậy có thật vua Lê Long Đĩnh là một hôn quân bạo ngược, hay là một vị vua anh minh tài giỏi trong lịch sử nước ta? (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trước khi chết ở độ tuổi 24, Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải “ngọa triều”, ông vua đó có thể làm được những chuyện ý nghĩa như vậy không?
“Không ngồi được” sao 6 lần cầm quân đánh giặc? – trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải có sức vóc, người “dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được” thử hỏi làm sao có thể đảm đương nổi việc này?
Ai là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà?

Bài thơ Nam quốc sơn hà được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, gắn với tên tuổi của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) và thắng lợi trước quân Tống xâm lược tại sông Như Nguyệt. Hiện nay, nhiều người vẫn ngộ nhận tác giả bài thơ là Lý Thường Kiệt.

10-an-so-khong-loi-giai-trong-lich-su-viet-nam-2.jpg
Nhiều người ngộ nhận tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà là Lý Thường Kiệt.
[TBODY] [/TBODY]
Tất cả sử liệu Việt Nam, từ chính sử đến dã sử đều không nhắc đến tác giả bài thơ. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi rằng, vào một đêm, quân sĩ nhà Lý chợt nghe thấy có tiếng đọc to bài thơ này được trong đền Trương tướng quân. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam Chích Quái cho rằng "Thần nhân tàng hình ở trên không” đã đọc bài thơ. Cũng theo Lĩnh Nam Chích Quái, bài thơ đã xuất hiện từ thời Lê Hoàn chống Tống, và cũng được đọc trên con sông Như Nguyệt.

Nguồn gốc bí ẩn đó đã khiến Nam quốc sơn hà được người đời coi là một bài thơ Thần.

Một số sử gia thời hiện đại đã đưa ra giả thiết tác giả bài thơ là những bậc đại sư như Khuông Việt hay Pháp Thuận, nhưng tính thuyết phục không cao vì chỉ dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư với các vua thời đó.

Công chúa Huyền Trân tư thông với Trần Khắc Chung?

Công chúa Huyền Trân sinh năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông và em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế ngày nay) cho nhà Trần làm của hồi môn để lấy Huyền Trân. Vua Trần đã đồng ý gả công chúa.

Về Chiêm Thành, Huyền Trân được phong làm hoàng hậu. Một năm sau, bà sinh cho Chế Mân một hoàng tử, đặt tên là Chế Đa Đa. Ít lâu sau Chế Mân băng hà, nhà Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang.

Theo tục lệ Chiêm Thành, khi vua chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa thiêu để chết theo. Vua Trần Anh Tông biết điều này bèn sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang rồi tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung đã bày kế thành công và cứu được Huyền Trân, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển.

Theo một số nguồn sử liệu, cuộc hành trình về nước của công chúa Huyền Trân đã kéo dài tới một năm, và bà đã tư thông với Trần Khắc Chung trong khoảng thời gian đó.

Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "..hai người tư thông với nhau, trùng trình ở trên mặt biển, lâu lắm mới về đến kinh sư. Hưng Nhượng vương Quốc Tảng lấy làm ghét lắm, hễ thấy Khắc Chung liền mắng rằng: ‘Họ tên người này là "Trần Khắc Chung", đối với nước nhà có điều không tốt, có lẽ nhà Trần sẽ mất về người này chăng?’. Khắc Chung thường phải sợ mà lánh mặt..".

Tuy vậy cũng có một số sử gia đưa ra các lý lẽ khác nhau để minh oan cho Công chúa Huyền Trân. Có lẽ, thực hư của câu chuyện này ra sao mãi mãi là một ẩn số trong lịch sử Việt Nam.

Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên?

Cho đến nay, vụ án Lệ Chi Viên với cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông và việc tru di tam tộc quan đại thần Nguyễn Trãi vẫn là đề tài bàn luận sôi nổi của giới nghiên cứu sử học Việt Nam.

Theo sử sách, ngày 4/8/1442, vua về Lệ Chi (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với Vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy đã vào tuổi 40, rất được nhà vua yêu quý vì sắc đẹp, văn hay. Tại Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà.

Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ít lâu sau đó. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.
gl3


Sau này, nhiều sử gia đã tán đồng với giả thuyết cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh - vợ thứ vua Lê Thái Tông.

Về động cơ, thứ nhất là do bà đã có sẵn tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Thái tử Bang Cơ không phải là con Vua Thái Tông, sợ Nguyễn Trãi gièm pha nên bà đã sai người sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.

Vì sao vua Quang Trung băng hà?

Vào tuổi tứ tuần, giữa lúc chuẩn bị mở một chiến dịch tổng lực để tiêu diệt liên minh Nguyễn Ánh - Pháp, hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời nỗ lực giành lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Biến cố này là một trong những nghi vấn lớn nhất của lịch sử Việt Nam.

10-an-so-khong-loi-giai-trong-lich-su-viet-nam-2-hinh-2.jpg
[TBODY] [/TBODY]
Theo chính sử nhà Nguyễn, hoàng đế Quang Trung chết vì một chứng bệnh kỳ bí, bắt đầu từ một cơn đột quỵ khiến ông rơi vào trạng thái mê man nhiều ngày. Chứng bệnh này sử gia nhà Nguyễn giải thích như sự trừng phạt của thần thánh dành cho việc quân đội của ông đã xâm phạm các tôn lăng của chúa Nguyễn khi chiếm thành Phú Xuân (Huế).

Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường và dụng ý chính trị thì những mô tả trong Ngụy Tây liệt truyện đã hé mở phần nào nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Quang Trung trên phương diện y học hiện đại.

Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu ngày nay, nhiều khả năng vị hoàng đế vĩ đại của nhà Tây Sơn đã bị suy sụp bởi một cơn tăng huyết áp đột ngột và qua đời vì tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, còn một giả thuyết khác khá hoang đường khác về cái chết của vua Quang Trung, đó là ông đã bị trúng tà thuật từ chiếc áo bị yểm bùa do vua Càn Long của nhà Thanh ban tặng. Một biến thể của giả thuyết này là chiếc áo kể trên đã bị tẩm thuốc độc.
Để giải đáp được những lí do trên thì phải mượn doremon cỗ máy thời gian để trở về thôi !
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom