Những bài văn ...mất ngủ

D

diep_2802

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”:

“Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ hơn...(?!)”

Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.



Xin nêu một số dẫn chứng về “kết quả” dạy và học văn hiện nay:



1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.



Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?

2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”

3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:

... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).

4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?

Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:

“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...”.

5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.

Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:

“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.

6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:

“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.

7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:

“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).



8. Em hãy tả con gà trống nhà em:

"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?



9. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :

- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.

- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.

- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.

- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.

- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.

- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.



....


Dạy các môn xã hội, nhất là môn văn là nhằm hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em tích lũy hiểu biết, từng bước làm giàu tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người. Vậy mà bây giờ có không ít học sinh không thích học văn, thậm chí rất sợ học văn. Lỗi ấy không thuộc về các em. Phải tìm nguyên nhân từ những cơ quan, những người quản lý và giảng dạy môn văn.



Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quá nhiều cải biên, cải cách về nội dung và phương pháp giảng dạy môn văn, thay cả sách giáo khoa, cho ra đời hàng loạt sách tham khảo, thực hiện nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về thay sách trên phạm vi cả nước, tốn kém bạc tỷ.



Tuy nhiên, Bộ lại quên rằng: dạy văn là dạy người, dạy cái phần hồn tinh túy, cao đẹp của con người thông qua các hình tượng văn học. Muốn thế, trước hết và rất cơ bản là tâm hồn người thầy phải thật trong sáng, nhạy cảm và giàu tính yêu thương. Nếu cứ xem nhẹ đặc trưng bộ môn văn, quá thiên về cải cách phương pháp dạy và học, e rằng học sinh càng sợ học văn.
 
M

mixu170

quả là ko biết phải nói gì
==============================================================================
 
C

congchuatuyet_lc

Haiz.......thật là "nan giải"
Mình thấy học VĂN cũng hay ý chứ...........nó bồi đắp thêm tư tưởng
tình cảm và tâm hồn cho con người.....làm cho cuộc sống của ta k0 bj khô khan
mà trở nên tươi đẹp..hết ạ
 
T

thuyluong1993

choi` ạ !
đọc xong hok chừng cho lên thành truyện cười đc ý chứ !
phải nói là ... hok tưởng lun. ~!~
^!^
 
H

happy_1809

là dân chuyên văn
đọc xong mất ăn mất ngủ
ko biết giới trẻ ngày nay nghĩ gì mà viết những dòng văn đó
 
G

girltoanpro1995

Mí cái nj thầy tớ bêu tiu hàng ngày. Có đứa lớp bên vít văn còn vít "Sáng chế của nhà văn Mác-két là đặt 1 chiếc các-sét ngay giữa thế giới để khi Mĩ thả bom nguyên tử thỳ chiếc máy nj sẽ cất lên 1 bài đồng ca ngăn chặn hành động ý" Thầy đọc xog cả lớp ngất kon ngây =.=!
 
C

congchuatuyet_2009

Khối mình cũng nhiều đứa viết văn buồn cười nhưng chưa đến mức

lệch lạc hết cả sự việc thế này :|. Có thằng lớp bên nó viết

"...em lấy cái vét về múc cơm..." (@ vét tiếng Tày nghĩa là

muôi ý =))) Nhầm đc cả tiếng phổ thông vs tiếng dân tộc =.=.

R` có thẳng còn tả cô giáo là: ''...mỗi bước cô đi lún 3 phân...'' =.=

Thật là hết nói !
 
P

phiphikhanh

Héhéhé , nghe thjá chắc lớp ta cũng có tâm hồn văn chương siêu việt , đúng là một kho nhân tài đang được khai thác lên < còn mình là kĩ sư chỉ huy mọi người khai thác;));));)) >
 
T

trifolium

Trong khi chấm các bài văn tốt nghiệp năm nay, có chủ đề liên quan tới Chí Phèo, một nhân vật của Nam Cao. Nhiều học sinh đã sáng tạo ra những áng văn chương chưa từng có trong lịch sử. Tòa soạn xin phép được trích đăng một bài để các bạn thấy được khả năng tưởng tượng phong phú của các cô cậu cử nhân:

“Chí Phèo sinh ra trong một gia đình Chí Thức lò gạch, ở một vùng đất đang quy hoạch có tên là làng Vũ Đại.
*Ngay từ bé, Chí Phèo đã bộc lộ những năng khiếu phi thường về rượu. Dù rượu ngoại hay rượu nội, dù rượu thuốc hay rượu lậu, cậu bé Chí mới nếm là biết được ngay. Học tới lớp ba, Chí Phèo được cử vào đội tuyển uống rượu quốc gia, sau đó đi thi tranh giải vô địch uống rượu quốc tế tổ chức tại Tây Ban Nha, Chí Phèo đã xuất sắc đoạt huy chương vàng (huy chương bạc thuộc về A Phủ).

*Sau khi đăng quang trở về, Chí Phèo đâm ra chủ quan, kiêu ngạo. Anh không học hành gì cả, cứ suốt ngày uống rượu say. Mỗi khi say, Chí Phèo lại hát. Đầu tiên là hát nhạc ngoại quốc, sau đó hát nhạc trong nước và cuối cùng là các bài hát lung tung in trong băng đĩa lậu. Nhưng hễ nhạc sĩ nào biết, hỏi tiền bản quyền thì Chí Phèo lại bảo đã chừa bài ấy ra.
Làng Vũ Đại còn có ông Bá Kiến. Ông này vốn xuất thân từ một tay buôn đồ giả cổ, nhưng sau đó nhờ sử dụng bằng tốt nghiệp giả nên được phong lên chức phó tổng giám đốc làng. Ông cũng thích uống rượu, nhưng không biết chỗ mua nên hay nhờ Chí Phèo mua hộ.
Mỗi khi mua, Chí Phèo lại ăn bớt 30%, có khi lên tới 40% rồi đổ nước lã vào mà Bá Kiến không phát hiện ra. Từ đó, cứ say là Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến.

*Trong làng, còn có một thiếu nữ xinh đẹp, học giỏi, đàn hay, nữ công gia chánh tử tế tên là Thị Nở. Ngoài tài múa hát, ứng xử linh hoạt, Thị Nở còn nắm vững phương pháp nấu cháo hành, vốn là một món ăn đặc sản chỉ bán trong các nhà hàng máy lạnh trên thành phố, nhưng Thị Nở lại biết cách nấu ở bờ ao.
*Chí Phèo thích ra ao. Một phần vì ao là một địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, một phần nữa là anh đang học bơi... Chí Phèo khoái bơi vì khi bơi, anh cứ mở miệng ra hát là cá lại nhảy vào mồm.
*Chính trong một đêm tối như thế, Chí Phèo gặp Thị Nở cũng đang bơi, nhưng khác với Chí Phèo vừa bơi vừa hát, Thị Nở vừa bơi vừa nấu cháo. Mùi cháo hành thơm phức vang lên, khiến Chí Phèo ăn vụng luôn mười bát.
*Thị Nở phát hiện ra sự việc phi pháp ấy, bèn tóm cổ Chí Phèo, bắt về nhà quét dọn và lau chùi nhà cửa.

*Đầu tiên, Chí Phèo cũng tiếp thu một cách chân thành, lao động cần cù chịu khó. Nhưng dần dần, do bản chất ham rượu, do bọn xấu trong làng lôi kéo và do hoàn cảnh xô đẩy, Chí Phèo đã vùng chạy thoát trong một đêm trăng.
*Chí Phèo lang thang tới khắp mọi nhà, vừa xin rượu vừa xin chuối xanh để ăn, gặp Chí Tuệ và Chí Thông Minh, Chí Phèo kết thành băng đảng, phá xóm phá làng. Đúng lúc ấy thì Lý Cường về. Lý Cường là con trai Bá Kiến, du học bên Pháp, môn thanh nhạc. Lý Cường có tham gia một số cuộc thi, nhưng không đậu và ngoại hình có nhiều hạn chế và chả quen biết ai.

*Lý Cường phân tích cho Chí Phèo biết tác hại của rượu. Rượu làm giảm tuổi thọ, làm giảm trí nhớ và giảm kết quả học tập.
*Chí Phèo hiểu ra, quyết tâm làm lại cuộc đời. Anh đi tìm Thị Nở, lúc này đã trở thành một chủ doanh nghiệp thành đạt, nhà cao cửa rộng nhưng đời sống tình cảm nhiều uẩn khúc. Chí Phèo rủ Thị Nở mở công ty buôn bán mảnh sành.
*Tại thị trường Mỹ hay Nhật, mảnh sành có giá rất cao do dân bên ấy dùng sành làm quà sinh nhật.

*Công ty làm ăn phát đạt, bỗng đến một ngày không còn mảnh sành nữa vì tư thương mua gom. Chí Phèo tức quá, gặp bát nhà ai cũng đập. Để có bát đập, Chí Phèo thường ăn cháo nhà hàng, nên từ đấy câu châm ngôn “ăn cháo đá bát” ra đời. Nhưng do bản chất là người lao động lương thiện, lại có năng khiếu từ bé nên Chí Phèo vừa đập vừa hát những bản dân ca, một ban tổ chức đi qua nghe thấy, mời dự thi còn hứa hẹn là sẽ vào chung kết. Chí Phèo ngây thơ nhận lời. Đến phút chót không thấy có tên mình, Chí Phèo lăn ra ăn vạ.
*Bá Kiến bèn xông tới mắng Chí Phèo. Ông nói như thế là Chí Phèo chưa thấy hết trách nhiệm của mình, chưa hiểu được chức năng cao đẹp của dân say, làm mất ý nghĩa của rượu.
*Chí Phèo bèn trở về lò gạch với gia đình, còn Thị Nở mở cửa hàng bán cháo”.


Không biết bạn này nghĩ j` luôn? ngồi chừng đó thời gian và với tài chém gió như vậy cũng đâu khó để lấy điểm sàn chứ? Vs người này chắc phải cấm thi mấy năm =.='
 
C

cori

:)):)):))trời ơi.......mất ngủ thiệt rùi....ai mà lại làm văn hay thế ko....

nhưng có một học sinh đã viết rằng(văn tả cô giáo) : giọng cô giáo em hay và cao như tiếng bò rống......
 
L

leduyducvt1986

Haiz.......thật là "nan giải"
Mình thấy học VĂN cũng hay ý chứ...........nó bồi đắp thêm tư tưởng
tình cảm và tâm hồn cho con người.....làm cho cuộc sống của ta k0 bj khô khan
mà trở nên tươi đẹp..hết ạ
"Tư tưởng" của những học sinh viết những bài trên "cao siêu" thật!(Văn Cao và Nam Cao có sống lại cũng không thể nào "cao" bằng họ được!!!:Db-(
 
Top Bottom