Những bài văn cười ra nước mắt!!!!!!

S

superwarrior

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những bài văn cười ra nước mắt
Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.
Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)
Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.
Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:
- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.
- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.
- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.
Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.
Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.
Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.
Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:
Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!
Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:
Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.
Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.
Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.





Những lời van xin khổ sở
- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.
- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.


@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
 
T

thuyduongnk

Ôi trời ơi chết cười mất:)):)):)).Bái phục bái phục^:)^^:)^^:)^ kiểu này chắc phải lo học ko đến bữa đi thi mà viết thế này thì chết chắc.
Thích nhất câu này:
"giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”=((
 
T

tramy96

sặc, cười đến đau kả bụng
sưu tầm ở đâu hay vậy
cho hỏi khí không fải trong số các thầy cô chấm thi đã ai bị xỉu hoặc fải cấp cứu chưa
fải tui chắc tui chết quá
học sinh bây giờ pro đó à nha!
 
D

ddoong

co thay buon cuoi dau
ko hieu dc
thay ng` ta viet the thi fai thong cam chu sao lai cuoi
___zo duyen---


Hận đời hai chữ "vô đối"
Úp mặt xuống gối :vô đối thật không?


cai nay la cua game phong than ma sao lai dua vao day
Sa0 fải x0ắn nua
lanh dia nay ga lam'
 
N

nhungpro_196

Hok thấy buồn cười lắm, nhưng mà học hành kiểu này thì, chán quá. Đáng buồn...
 
B

bedieu_96

ôi!.......................Buồn cười chảy nc mắt ra rồi này..................bắt dền đấy!huhuhu
 
G

gaucon_97

bùn cười ghê!!!!!thanks cái nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
T

trifolium

(sưu tập từ Internet)
Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận nàng Kiều trong thời đại phong kiến.

Bài làm:

"Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà **** viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng..."

Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Bài làm:

"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ.

Bài làm:

".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

Đề 4: Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?

Bài làm:

" Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái".

Bài làm:

"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...."

Đề 6: Em hãy cho biet sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Bài làm:

Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

Đề 7: Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?

Bài làm:

" Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."

Đề 8: Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?

Bài làm:

Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" !!!

Đề 9: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Bài làm:

"... người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

Bài làm:

"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhien nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

Đề 10: em hãy giải thích ý nghĩa câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" của Hoàng Trung Thông.
Bài làm:

"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

Điểm: 2. Lời phê: không phải tác giả tối nghĩa mà là chính là em!

Đề 11: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

Bài làm:

- Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!


Đề 12: Kể lại câu chuyện về Mỵ Châu gặp Trọng Thuỷ.

…Trọng Thủy rút trong túi ra 2 tờ polime 2 lít (2ook vờ nờ đờ VND) giúi vào tay mỗi con rùa 1 tờ… 2 chú rùa làm bộ: “Chú cứ wan trọng hóa vấn đề, ko có thì bảo 2 anh 1 câu chứ cần zì fai thế nài =.=” Thôi chú vào đi, cần zì cứ pm 2 anh nhớ “…

… Long Vương nói: “Người đi tới hành lang bên kia, đâm thẳng xuyên thủng, rẽ lung tung, cứ thế là tới được room of Mỵ Châu” ..

…2 vợ chồng gặp lại nhau, vui mừng như vừa **** được 100 Vcoin (OMG )…


Đề 13: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều."

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau:

“…Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, ” thân mười thước”- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! ”
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng “tài quá xá”! 1 điểm. ·

Đề 14: Văn phân tích, bình tác phẩm “Tức Nước Vỡ Bờ”

“Chị Dậu, như người ta vẫn nói “con giun xéo lắm cũng quằn”, đã nói với bọn lính lệ như thế này “Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem”. Và chị cho chúng nó xem thật.”
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?

Đề 15: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.

Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98…Thử hỏi con người “tài không cao, phận thấp, chí khí uất” sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không “Ðời thừa” sao được.

Đề 16: Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

“Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt” chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng…. mẹ.”.
Lời phê của thầy giáo: “vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ”(O điểm)

Đề 17: Phân tích hình ảnh ng` phụ nữ xưa qua TK:
“Cánh đàn ông thật tệ khi người phụ nữ ghen họ bảo máu hoạn thư. Khi người phụ nữ giận dỗi họ bảo sư tử Hà Đông, còn khi người phụ nữ bịn rịn, níu kéo,họ bảo nữ nhi thường tình”.
 
T

trifolium

Những đoạn văn 'siêu sáng tạo' trong kỳ thi tốt nghiệp

Những bài văn "siêu sáng tạo" này có thể khiến ban giám khảo "mất ngủ".

Đến ngày 15/6, công tác chấm thi các môn tự luận ở tất cả Hội đồng chấm thi trong cả nước đã hoàn tất. Các giám khảo những môn tự luận có chung nhận xét, năm nay các em làm được bài tốt hơn năm trước, tỉ lệ điểm trung bình trở lên ở các môn Toán, Sử và Địa đạt khá cao, điểm giỏi xuất hiện khá nhiều, nhất là môn toán. Vậy nhưng...

Sôlôkhốp có con đánh Mỹ cùng Tnú

Được sự giúp đỡ, cung cấp dẫn chứng của nhiều giám khảo, chúng tôi xin dẫn ra đây những câu văn, đoạn văn thuộc vào hàng “siêu sáng tạo” của sĩ tử:

“Sôlôkhốp, sinh ra ở Sông Hồng, thuộc tỉnh Matxơcơva. Ông có đứa con là Xôcôlôp, từng tham gia đánh Mỹ cùng Tnú, ở Tây Nguyên. Sôlôkhốp cùng với tác phẩm những người khốn khổ đã mở ra cho nên văn học Nga 1 chân trời mới”.

“Tuổi trẻ hiện nay luôn giơ cao tinh thần chống giặc đói, giặc ***. Kẻ xấu, kẻ ác trong xã hội hỗn tạp thời nay nhiều quá trời, cần giăng lưới, vây bủa bắt cho bằng hết, giống như người tát ao bắt cá. Có rất nhiều người yêu thương con người bằng cách cho tiền họ, cho những đồ dùng, vật dụng mà mình không dùng nữa hoặc chỉ bằng một ánh mắt, một cái nhìn cảm thông hoặc một cái bắt tay, một cái ôm hôn thật chặc (chặt) đó cũng là yêu thương…”.

“Việt ngu quá, lớn thế kia, mà chẳng biết thương cái Chiến. Trăm thứ ba dàn, tất tần tật, từ nuôi heo, đi chợ, gánh nước... đều bắt Chiến nai lưng ra làm hết. Việt rất dũng cảm không sợ chết, đối với Việt chết là cái hồn rời khỏi xác lên nóc nhà chơi”.

“Ông Xuân Quỳnh sinh ra chiến tranh, đi đầu trong phong trào thơ mới. Xuân Quỳnh đã tìm ra tận biển khơi để bày tỏ tình cảm của mình, để chàng trai hiểu và biết được nỗi lòng khát khao của mình. Xuân Quỳnh đã “phơi” bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị “giảm giá”.

“Cánh đàn ông thật tệ khi người phụ nữ ghen họ bảo máu hoạn thư. Khi người phụ nữ giận dỗi họ bảo sư tử Hà Đông, còn khi người phụ nữ bịn rịn, níu kéo,họ bảo nữ nhi thường tình”.

“Tình yêu là một thứ vĩnh hằng từ thế hệ này đến thế hệ khác do đó tác giả nguyện được sống với tình yêu và khi chết đi thì tình yêu cũng được mang theo”.

“Bồi hồi trong ngực trẻ”, câu thơ này nghĩa là dù ngực già hay ngực trẻ cũng bồi hồi xao xuyến, rạo rực khi gặp mấy người khác giới”.

“Nỗi khát vọng tình yêu ấy bồi hồi trong ngực trẻ. Chỉ có thể là ngực trẻ thôi ư Xuân Quỳnh? Không đâu ngực trẻ hay ngực già đều có những khát khao của riêng nó tùy theo cuộc sống của từng cá nhân”.

“Tình yêu đôi lứa cũng giống như thời tiết lúc nắng ,lúc mưa đôi lúc cùng nhau nói chuyện ồn ào vui vẻ cũng có những lúc lặng lẽ một mình với k0 (không) gian tĩnh lặng như đang suy tư 1 điều gì đó”.

“Lần đầu tiên nhìn thấy anh, anh sao đẹp trai đến thế! anh làm con tim em phải ghé lại tim anh rồi…. Trong phút giây bất chợt đó, em muốn thâu tóm anh, em muốn cướp anh, em muốn chính hình anh và anh nhất định sẽ là của em. Em ào ào, dữ dội cũng chỉ vì yêu em vô tận. Em run rẩy, em sung sướng quá trời khi cùng chung... với anh...”.

hoc-sinh.jpg

Học sinh trong ngày thi tốt nghiệp. (Ảnh: Phạm Hải)

Nhầm từ Âu sang Á

"Sô-lô-khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng".

"Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp đi vợ và con ông, chính vì thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày thì những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông còn ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lão đi kéo xe bò để kiếm sống."

"Bài thơ “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Thi trong tập Truyện Tây Bắc."

"Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. Vì vậy, khi việt học chữ thua mai thì việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt thì việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dã man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất."

(Khi nói về quê hương của Sô-lô-khốp, nhiều em viết ông sinh ra ở Sông Hồng. Khi phân tích về đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cả bài làm của một số thí sinh từ đầu đến cuối toàn nói là của Xuân Diệu)

So sánh, liên tưởng... “siêu hạng”

"Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon."

"Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ,và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu. (câu 2, nghị luận xã hội)"

"Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs (cuộc sống) hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ."

"Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ."

Diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, rối rắm

"Các bạn ở, các bạn hỡi, các bạn, các em có biết không. Các bạn của lớp chúng ta, có thấu hiểu cho ý chí, nghị lực, tình thương của con người không. Nhà tôi nghèo. Ba, mẹ anh chị tôi đều ngèo (nghèo) nhưng chẳng thèm làm điều tàn ác. Lúc nào cũng tội nghiệp, thương yêu nhau đến hết cỡ. Đến con gà của hàng xóm chạy sang vườn nhà tôi, tôi, các anh chị tôi cũng không dòm ngó nữa là." (câu 2, nghị luận xã hội)

Ở câu 3a, (5 điểm), phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Một thí sinh chỉ viết được đúng gần 200 chữ với những câu cú tối nghĩa, luẩn quẩn như: "Những đứa con trong gia đình hôm nay em rất sướng vừa qua cuộc sống em rất vui sướng. Vui sướng, bạn bè của quan tâm cuộc sống rất đẹp. Nhân vật viết truyện ngắn những đứa con trong gia đình hôm nay bạn bè của cuộc sống, cuộc sống vui sung sướng khi quan tâm giúp đỡ bạn bà, giúp đỡ lẫn nhau bạn bè việt truyện ngắn hôm nay bạn bè quan tâm nhân vật Việt… ".

Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc


Dù câu “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là đề “đóng” nhưng nhiều TS đã thể hiện khả năng “sáng tạo” kinh hoàng.

Một TS đã tưởng tượng hoàn cảnh gia đình Việt vô cùng bi đát: “Cả gia đình em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương còn sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…”. Khi bị thương nằm lại rừng cao su “Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài thòn lòn ngồi trên rừng cao su rên khóc đòi con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày còn nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!)Giờ thì Việt nằm chèo queo sợ ma run run…”.

Nếu không có óc tưởng tượng “phong phú” thì không thể nào TS viết được những dòng thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ngòm đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh lê mũi lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết mình đang bò lên những gì nữa vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là anh tìm súng. Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù thì làm sao thấy mà bắn được…”.

Khi nói về tính trẻ con gắn với những thành tích của Việt, một TS nhận xét: “Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ vị thành niên 17 nên không được phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy mà bắn cháy được xe bọc thép và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch còn anh chỉ bị thương nhẹ ở chân không đi được nên lếch trong rừng cây cao su mấy ngày đêm mà không ra được”.

Chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không khó tìm trong bài làm của các sĩ tử năm nay. Cá biệt có TS lý giải cội nguồn lòng yêu nước, sự dũng cảm của Việt rằng “Việt được má Út Tịch sinh ra ở vùng sông nước sau khi cha và nội bị Pháp chặt đầu nên ghét thằng Pháp hơn ai hết. Việt yêu nước như mẹ, chiến đấu như mẹ, anh hùng như mẹ mình. Chị Chiến thì chẳng khác tí gì mẹ từ miếng ăn miếng ngủ cho tới chăm sóc em”.

Có thí sinh cho rằng “Xuân Quỳnh sống cùng thời với Hồ Xuân Hương, hai nhà thơ hợp sức lại lên án xã hội phong kiến ràng buộc yêu đương tự do, nhất là để giải thoát phụ nữ…”. Đi vào phân tích câu chữ và hình ảnh, các TS tha hồ suy diễn. Hãy đọc lời văn của TS phân tích sóng và em: “Xuân Quỳnh mượn sóng để nói người con trai phiêu bạc giang hồ để cho em ở lại đợi mong đến mòn mỏi, đau buồn tuyệt vọng”.

TS khác “phát hiện” ra một điều hết sức mới mẻ rằng “Nghiên cứu kĩ bài thơ cực hay này em phát hiện ra trên thế gian này chưa có ai khám phá ra một chân lí mới như Xuân Quỳnh: sông lúc nào cũng hẹp hơn bể. Vì vậy tả tình yêu phải tả biển thôi chứ sông làm sao hiểu được tình yêu của những ai đang yêu. Bài thơ hay như thế nên khi đọc xong nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc ngay bài hát Thuyền và biển mà bây giờ ai yêu nhau cũng phải hát”.

Phân tích các cụm từ “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”, một TS viết “Đó là những cung bậc của tình yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói tình yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu thì họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi thì dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm”.

Giáo viên chấm thi thường xuyên bắt gặp những lỗi ngớ ngẩn trong bài làm của nhiều TS. Ở câu hỏi về tác giả Sô-lô-khốp thì TS cho rằng “Tác phẩm của Sô-lô-khốp nói về những căn bệnh tâm thần của quốc dân Trung Quốc”.

Nhà văn người Nga này đoạt giải Nô-ben văn học nhưng các TS thì “trao” cho ông nhiều giải thưởng khác nhau: Giải Nô-ben toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, giải thưởng Ju-li-e (?!?); cũng có bài làm khẳng định ông quốc tịch Pháp, Mỹ, Ghana, Trung Quốc; gắn bó với dòng sông Nin, sông Xen; còn cho rằng Sô-lô-khốp hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… Có TS nói “Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn Trung Thành”…

Khoảng 70% bài Văn trên điểm trung bình


Thầy Lê Chấn Thi, Trường THPT Vạn Tường (Bình Sơn), tổ trưởng tổ chấm tại Hội đồng thi Quảng Ngãi nhận định: “Tuy chưa có con số chính thức, nhưng qua các phiếu chấm của các giám khảo, nhận thấy, số bài làm văn của thí sinh đạt điểm trung bình trở lên, chiếm khoảng 65-70%. Kết quả này, có cao hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, những bài xuất sắc đạt 8,5- 9,5 điểm chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn bài đạt điểm tuyệt đối thì không có”.

Bên cạnh những bài văn nắm chắc kiến thức, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc, sáng tạo, thì vẫn còn không ít bài văn sơ sài, yếu kém, hạn chế từ kiến thức đến kỹ năng, diễn đạt. Cô Nguyễn Thị Kim Yến, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, giám khảo chấm Văn, cho biết: “Tôi đi chấm tốt nghiệp THPT hàng chục năm rồi. Qua tiếp xúc với bài văn của nhiều thế hệ học sinh, tôi có cảm nhận thấy chất lượng viết văn của học sinh thuộc chương trình phân ban mới ở 2 năm nay không bằng học sinh của trình chương cải cách trước đây. Nhiều bài viết sơ sài, không nắm bắt được vấn đề, tác phẩm và thiếu hiểu biết, rèn luyện về đặc trưng kiểu bài nghị luận, nghị luận văn học, phân tích nhân vật, phân tích... nên nhiều bài văn, đoạn văn lan man, rối rắm, kể lể, vẽ vời tùm lum, đủ thứ trên đời. Chúng tôi bắt gặp vô vàn những câu văn, đoạn văn sai lạc, nhầm lẫn, ngô nghê, tán hươu, tán vượn, không đâu ra đâu... Đọc lên khiến giám khảo không khỏi bật cười và chua xót”.

Theo GĐ&XH/Đất Việt/SGGP
 
N

ngoi_sao_huyen_bi

charng bun cuoi tj neo'..hic...hic.......................................................
 
Top Bottom