Những bài văn cười ra "nước mắt"

B

bongtoicodon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhà văn mê... phụ nữ

Thật không thể liệt kê hết các lỗi chính tả mà TS mắc phải trong bài làm. Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (ở một hội đồng khác) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận.

Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà số này qua khỏi bậc phổ thông?”.

Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D.

Chính tả viết không đúng thì việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai cấu trúc là lẽ thường. Một bài làm văn có khi sai đến gần 100 lỗi dạng này. Tôi rợn mình khi đọc những từ mà TS dùng để viết trong bài: Mị có sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng giống họ, cũng mê Mị... (?!).

Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô Mị xinh đẹp như thế mà TS lại nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).

Có một TS tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.

TS khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).

Lỗi phổ biến nhất vẫn là sai về kiến thức. Các TS không ngần ngại khi cho rằng: nhà văn Tô Hoài là gương mặt quen thuộc của phong trào Thơ mới; “Tiếng hát con tàu” là bài thơ viết về chuyến tàu ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hoặc ca ngợi những người thủy thủ anh dũng sẵn sàng lái tàu vượt đại dương đưa con người ra khơi đánh cá; Chế Lan Viên thật giỏi khi tự mình lái chiếc tàu vào Tây Bắc chở bộ đội đi đánh giặc giải phóng quê hương cách mạng; bố của Mị vay tiền nặng lãi để cưới vợ giàu sang mà không lo làm ăn nên mắc nợ, Mị phải đi chăn ngựa để trả; A Phủ đi chăn trâu để ăn lúa nhà bá hộ nên bị bắt trói vào vũng lầy đầy đỉa (Ôi!).

Cũng có nhiều đoạn văn của TS đọc mãi mà tôi chẳng hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông.

Còn cuộc tình của Mị được một TS kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời...

TS khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạng khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm...

“Em đâu có muốn...”

Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.

Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, TS đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông đã mơ ước thay cho nhiều người...

Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần TS quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng...”.

Có đến hàng mấy chục TS gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu HS được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ (một bài khái quát tác giả, ba bài thơ tiêu biểu).

Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các TS còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy câu sau đây được TS đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.

Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một TS thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một TS đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”.

Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy!”. Một TS than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá...”.

Văn chương thế này mà không rớt mới lạ!
 
M

mimina

hjx............lại vấn đề nì ..........
chán nền giáo dục nước nhà :cry: >_______<
 
T

tranquang

Anh đang tự hỏi không biết đến lúc nào những con người Việt Nam mới dám nhìn thẳng vào mình. Tại sao chúng ta luôn đổ lỗi cho khách quan.? Tại sao chúng ta không nhìn lại mình trước khi nói người khác? Tại sao thê? Tại chúng ta sợ hãi, xấu hổ trước những cái xấu của mình. Buồn thât! Tại sao cứ đổ lỗi cho nền giáo dục nước nhà, đổ lỗi cho giáo viên, cho sách giáo khoa. Đã có khi nào chợt nhận ra là mình cũng có lỗi trong đó không. Bản thân mình không thích thì giáo dục có tiên tiến, có hiện đại đến mấy cũng đành pó tay mà thôi.
Hãy luôn đặt câu hỏi: Mình là ai? Mình đang làm gì? Và mình đang ở đâu?
 
M

mimina

trả lời : mình là con rối
mình làm theo người ta
và mình đang ở nơi hok dành cho mình


>>>> :cry:
 
A

amaranth

Mina nói vậy cũng không đúng lắm. Mina thấy Pinochico không, ban đầu là con rối, nhưng không có suy nghĩ, nên đến khi được tự do hành động, cũng lại làm một con rối (ra rạp biểu diễn đàng hoàng), nhưng cuối cùng nhờ nghe lời con dế "Lương tâm" mà Pinochio đã trở thành một cậu bé ngoan ngoãn, dũng cảm, nói chung là thành một "con người", không còn hình dáng lẫn suy nghĩ của một con rối.
Mina đang có những suy nghĩ Am từng trải qua, hy vọng theo thời gian Mina sẽ cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ hơn và chủ động hơn. Hãy nhớ, chỉ có sợi dây cột vào đầu con rốt, không có sợi dây nào cột vào tâm hồn của nó được.
Thân,
Amaranth.
 
H

huongmotor

Chị thích cách suy nghĩ của Am. rất chững chạc và sâu sắc
Trước kia khi xem hành trình của chú bé người rối , chị rất hồi hộp khi chứng kiến cuộc phiêu lưu, nhưng thấy thấm thía, bởi để được làm ngừoi không đơn giản, phải trải qua, trải nghiệm, thử thách, cuối cùng mới được là Con Người!
 
C

conu

Các bạn hãy nhìn lại xem, với tư cách là những người đã ngồi trên ghế nhà trường, đã bao giờ các bạn thắc mắc tại sao nền giáo dục Việt Nam từ trước tới giờ luôn trì trệ, lạc hậu và thiếu tính thực tế. Có rất nhiều lý do như nứoc mình còn chưa được phát triển như nước người ta, điều kiện, cơ sở vật chất nhiều nơi còn chưa đáp ứng thực tế phát triển của đất nước, hay như chương trình dạy học sáo mòn, công thức, cứng nhắc, nặng về lý thuyết nhồi nhét dẫn đến kiểu học thụ động của học sinh, thầy đọc trò chép, thiếu tính sáng tạo, học sinh gần như ko hề được có sự trao đổi, thảo luận hay thể hiện chứng kiến của mình, chỉ có mình giáo viên độc thoại trên bục giảng và học sinh là những cái máy. Để vẽ về thực trạng giáo dục của Việt Nam, một họa sĩ đã vẽ hình ảnh biếm họa một cô giáo cầm một cái bình nước đổ vào tai học sinh và số nươc đó đã chảy ra từ tai còn lại, văn mẫu thì tràn lan (cũng phải thôi, với chương trình học văn nặng về khuôn mẫu như thế thì văn mẫu sẽ sinh ra để đáp ứng kiểu học đó, hình thức học quyết định cách thức học mà)... Còn rất nhiều, rất nhiều lý do khách quan khác nữa lý giải cho lý do tại sao học sinh ko còn yêu môn văn (Bởi với kiểu "học theo văn mẫu" thì môn văn giống một môn học thuộc hơn là một môn học của tư duy sáng tạo, học như thế thì làm sao học sinh thấy được tính thiết thực của môn văn), nhiều học sinh học thuộc lòng văn mẫu nên ngồi đọc văn như một con vẹt, nhạt nhẽo và vô cảm, riêng khâu đọc thuộc văn mẫu đã đủ mệt rồi thì còn lấy đâu thời gian mà cảm thụ cái hay của văn chương, trong khi kĩ năng viết văn và khả năng cảm thụ văn chương ở học sinh luôn là một lỗ hổng lớn, nên học sinh đến với văn mẫu như là một "giải pháp tình thế", nhược bằng bài làm "ko khớp với ĐÁP ÁN" và sẽ bị điểm kém. Tôi là một người yêu văn chương nhưng cứ kiểu học như thế thì tôi cũng thấy ngán ngẩm. Tất nhiên, trong việc này ko phải là ko có lỗi của học sinh, nhưng nền giáo dục thế nào sẽ đào tạo ra những con người như thế ấy (ko phải là tất cả), nhưng phải khẳng định vai trò của giáo dục nói chung và thầy cô nói riêng là rất quan trọng. Chỉ khi nào chúng ta loại bỏ được tư duy, kiểu học cổ hủ cứng nhắc thì khi ấy chúng ta mới tiến lên được. Gần đây tôi thấy Bộ Giáo Dục đã có rất nhiều cải cách, kết quả trông thấy là kỳ thi tốt nghiệp vưa rồi rất nghiêm túc và thực chất. Rất mong Bộ sẽ có chiến lược đúng đắn để đưa nền giáo dục Việt Nam đi lên, làm thay đổi Bộ mặt của giáo dục của Việt Nam trong tương lai, trong đó có việc dạy và học văn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài, có gì còn thiếu sót mong các bạn chỉ giáo.
 
H

h5n1vn

Này này Cậu ghi thế thì chén cơm manh áo của những người thầy cô hàng chục năm trong ghề sẽ ra sao ? Bây giờ đề văn đại học ra như thế là có tư duy rùi đấy NHưng mà khôn phủ nhận nếu làm đúng văn mẫu sẽ có đúng dc trên 60% điểm trong barem./
 
A

amaranth

Nói bạn nghe cái này nha, tâm sự thật lòng… Nếu bạn thật sự cảm thụ được văn chương, thì ắt hẳn bạn dư sức cảm được những gì thầy cô dạy, vậy thì bạn cứ việc làm theo cái đó cho đủ điểm theo barem đi, cứ thẳng thắn mà biên vào, rằng thì là… err… Theo sự đánh giá truyền thống của độc giả và các nhà phê bình, tác phẩm có những nét… thế này thế nọ… viết theo đáp án cho đủ điểm trước đi (cứ thực mới vực được đạo mà :p) rồi xuống hàng Đến với tác phẩm này, bản thân em / tôi / (bạn muốn xưng gì xưng, nhưng nên xưng em trong khuôn khổ phổ thông, hì hì, nhiều thầy cô thích vậy thì mình cứ chìu, có chết vào đâu) cũng có những cảm nhận rất riêng… Khác với những gì nhiều người nghĩ, em lại thấy nhân vật này… xyz thế này thế kia…

Bằng cái cách này mà bài văn bênh vực cho cô Cám của mình được chấm 10 hồi lớp 9 đó hihi (lần duy nhất trong đời).

Mấy hàng tâm sự,
Amaranth.
 
H

huongmotor

Đồng ý!
Trước tiên mình vẫn phải nêu những kiến thức chuẩn, cơ bản mang tính hàn lâm được học trong nhà trường
Sau đó được quyền trình bày những quan điểm riêng
Nhưng cũng phải xây dựng quan điểm của mình cũng khoa học và thuýet phục
hãy xây nhà nhưng phải có móng, đừng "đem con bỏ chợ",xây xong nhà rồi nhà sập lúc nào không hay
Muốn lời nói của mình có trọng lượng phải có trách nhiệm trong lời nói đó!
 
L

longdaubac25

chán cái bọn đi thi mà ko biết 1 chữ nào quá đi.Ít ra cũng biết lượng sức mình mà chọn những ngành nghề phù hợp với học lực mình chứ.Cứ như vậy chỉ lãng phí tiền bạc của gia đình và nhà nước thôi.Mùa thi sắp đến rồi,mong rằng năm nay sẽ ko có những tình trạng oái ăm như vậy nữa.
 
C

conu

Tôi nhớ ko nhầm bài viết được bongtoicodon trích ở đây là vấn đề bức xúc của năm trước, còn đây lại tiếp tục là vấn đề đau đầu của năm nay (một hiện thực đã tái diễn như cơm bữa qua nhiều năm):
Bà viết này lấy từ Vietnamnet phản ánh về thực trạng thi tốt nghiệp văn năm nay:
Những "quái chiêu" trong bài thi tốt nghiệp
02:53' 11/06/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Giữa cái nắng oi bức của mùa hè, những giám khảo chấm thi môn Văn thi tốt nghiệp THPT liên tục được xả hơi bởi những bài văn cười ra nước mắt. Dưới đây là bài viết của một giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Kim Lân nhặt được vợ

Không rõ do sức ép của những ngày ôn thi căng thẳng, do sự lơ là, chểnh mảng đến học tập, nhiều thí sinh đã có những "nhầm lẫn" hết sức phi lý trong bài làm.

Với yêu cầu của đề: "Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân", nhiều bài làm đã có những biến tấu độc đáo.

"Kim Lân là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có rất nhiều tác phẩm châm biếm, đả kích một cách tích cực trong xã hội cũ. Nhưng cái mà người ta nói nhiều về Kim Lân vẫn là những vở kịch, những bi kịch của xã hội cũ. Tác phẩm được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông nói lên tấn bi kịch của xã hội phong kiến lúc bấy giờ người ta vẫn phải nói đến đó là tác phẩm Vợ nhặt".

Chưa nói đến lỗi về cách thức diễn đạt, kiến thức về tác giả Kim Lân của thí sinh có hẳn là sự "nhầm lẫn" hay là kết quả của một cách học "cưỡi ngựa xem hoa"?

Tai hại hơn, có em còn hùng hồn khẳng định: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con".

Nếu đọc được những câu văn trên, có lẽ nhà văn sẽ giật mình xem lại đời tư.

Nhưng như thế vẫn còn may bởi em HS vẫn nhớ được mang máng cái gì liên quan đến chuyện nhặt vợ. Có em hồn nhiên "trèo" từ tác phẩm này sang tác phẩm khác:

"Tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân tạo ra trong truyện "Vợ nhặt" là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ". Và suốt 2 mặt giấy, thí sinh mải mê với sức sống tiềm tàng của Mị, gạt hẳn người vợ nhặt tội nghiệp trong tác phẩm của Kim Lân vào dĩ vãng.

"Vợ nhặt" có văn hóa ẩm thực cao?

Chưa hết, nhiều em học sinh đã cảm hứng phóng tác "Vợ nhặt":

"Tràng là 1 nhân vật mà tác giả đã đặt anh ta là người kéo xe bò chuyên đi lượm xác người chết. Một công việc tưởng chừng đáng sợ như vậy nhưng ngày nào anh ta cũng đi khắp nơi thu lượm xác người chết vì đói, vì bệnh tật".

Tội nghiệp, có lẽ cái chết của nạn đói năm 45 đã ám ảnh thí sinh quá nhiều chăng?

Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người vợ cũng được thí sinh lưu tâm đến: "Trên đường về, Tràng nhìn thấy một người như sắp chết vì đói. Tràng bế cô gái lạ về nhà mình và cứu sống cô gái. Cô gái ở lại với Tràng và đền ơn Tràng bằng cách làm vợ anh".

Thật là một cuộc duyên tình vừa éo le, vừa xúc động, đượm chất thơ của cổ tích.

Lại có em tưởng tượng về một cuộc gặp hiện đại hơn: "Có một lần anh bắt gặp một người con gái đi lang thang trong làng. Anh nhìn thấy mà thương, đã mời chị vào một quán gần đó".

Thí sinh còn bình phẩm rất "tinh tế" về hành động của thị: "Hành động ăn xong bốn bát bánh đúc, gạt đôi đũa quanh miệng chứng tỏ thị là người có văn hóa, có khả năng ẩm thực cao".

Chiến sĩ sống trên mây gió!

Bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu cũng chung số phận với tác phẩm trên.

Về câu thơ: "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù", HS đưa ra nhiều cách cảm nhận khá thú vị: "Những chiến sỹ đã được sống trên mây, trên gió, các anh xuống trần gian để khai sáng cho nhân loại". "Khi ra đi, người chiến sỹ luôn có mối bận tâm, lo lắng về quê nhà. Anh không ở nhà để cùng mẹ già, vợ con vượt qua những thiên tai bất ngờ của tự nhiên như mưa nguồn, suối lũ".

Chẳng sung sướng gì hơn "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân cũng đã được thí sinh bình luận bằng cái nhìn hết sức độc đáo:

"Dòng sông Đà như một người phụ nữ hung dữ mà người lái đò là một đấng nam nhi đã cảm hóa được người phụ nữ hung dữ ấy đi theo mình".

"Nhắc đến người lái đò, chúng ta nghĩ ngay tới hai cánh tay dài lêu nghêu, đôi chân gân guốc…".

Có bài làm từ đầu đến cuối, thí sinh ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, tần tảo, lam lũ của cô gái lái đò trên sông Đà. Học sinh này đã "chuyển đổi giới tính" cho nhân vật hay chưa bao giờ đọc đến tác phẩm của Nguyễn Tuân?

Những bài làm ấy chỉ là sự nhầm lẫn hay phản ánh một thực trạng đáng buồn của thí sinh? Nhiều em chưa hề đọc tác phẩm thực sự, chỉ mang máng nghe thầy cô, bạn bè nhắc tới nội dung. Trong phòng thi không thể giở tài liệu hay quay bài, các em đành phải "tưởng tượng, sáng tạo" bằng tất cả những vốn liếng ít ỏi mà mình có được. Với sự tưởng tượng này, nếu đỗ tốt nghiệp liệu các em sẽ còn phát huy khả năng của mình đến đâu?

Những "quái chiêu" độc đáo

Không ít những bài văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ấn tượng tốt đẹp cũng có, nhưng nhiều hơn là những ấn tượng kinh hoàng.

Có bài văn được bắt đầu bằng những câu như pháo nổ thùng rỗng:

"Thế là muôn vạn cánh chim

Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ".

hay:

"Mỗi khi nhắc đến dòng sông, ta thường nhắc đến những gợn sóng, nhắc đến ánh trăng là nhớ đến những vì sao tinh tú trên bầu trời và nhắc đến Kim Lân, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt".

Không chỉ có cách vào đề "dịu êm", nhiều bài làm còn chép nguyên một bài thơ về tác phẩm này. Điều đáng ngạc nhiên là chép giống nhau, không sai đến một chữ:

"Xin từ điển hãy thêm từ Vợ nhặt
Ôi ngòi bút Kim Lân tưởng như cười như khóc
Đói quay quắt vẫn yêu tha thiết con người
Đám cưới nào cũng có trăm chiếc xe hơi
Đám cưới anh Tràng hai hào dầu thoải mái
Sáng vu quy chưa kịp về bên ngoại
Cả nhà vui bên niêu cháo cám mẹ mừng
Không thể nuốt mà cả nhà cứ ăn
Ăn cho vợ, cho chồng, cho con nữa
Ôi hạnh phúc hóa ra đơn giản thế
Không tin có truyện cũ mấy chục năm
Xóm ngụ cư chiều hôm ấy quây quần
Tràng và vợ cứ đi với nụ cười say nhất".

Có bài thi thí sinh đã hết sức tha thiết tô mực đậm chữ in hoa ở cuối bài: "Xin thầy cô nương tay giúp em, em xin cảm ơn".

Có bài làm giở trò độc chiêu, viết được 4-5 dòng ở phần đầu, toàn bộ phần sau thí sinh ghi liên tiếp ba bài hát nhạc trẻ, nhạc vàng.

Chưa kỳ thi tốt nghiệp nào nghiêm túc và đúng quy chế như năm nay. Cũng bởi thế chăng mà giám khảo đã đối diện với khả năng thực sự của chính học sinh? Những bài làm văn dẫu ngô nghê nhưng phản ánh một thực trạng có thật về những lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng của học sinh. Mỗi khi chấm xong, sau những tràng cười là nỗi lòng nặng trĩu.
 
Top Bottom