Nhửng bài Lý còn lại của tài liệu, giúp mình

K

kimball1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

8/Một vật treo trên lò xo làm nó dãn ra 4cm. Tìm chu kỳ dao động của con lắc làm bằng vật nặng và lò xo đó. Lấy [TEX]\[g = {\pi ^2}(m/{s^2})\][/TEX]
9/Một vật hình trụ có khối lượng m = 200g, tiết diện ngang S = 50 [TEX]\c{m^2}\[/TEX], nổi trong nước. Khi đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng theo phương đứng thì vật chuyển động thế nào và có chu kỳ bao nhiêu. Cho [TEX]\[g = {\pi ^2}(m/{s^2})\][/TEX] và nước có [TEX]\p = {10^3}(kg/{m^3})\[/TEX]
???/+Tại sao khi qua vị trí cân bằng theo chiểu âm thì pha ban đầu là [TEX]\ + \frac{\pi }{2}\[/TEX]
+Tại sao khi qua vị trí cân bằng theo chiểu dương thì pha ban đầu là [TEX]\ - \frac{\pi }{2}\[/TEX]
13/ Một vật dao động điều hòa với phương trình [TEX]\[x = 4Cos\pi t\][/TEX] (cm)
a/Tìm thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng O lần thứ 1,2,3
b/Tìm thời điểm vật qua điểm có li độ +2cm theo chiểu dương lần thứ 1
 
Last edited by a moderator:
D

dongocthinh1

8/Một vật treo trên lò xo làm nó dãn ra 4cm. Tìm chu kỳ dao động của con lắc làm bằng vật nặng và lò xo đó g = [TEX]\{\pi ^2}\\[m/{s^2}\[/TEX]
9/Một vật hình trụ có khối lượng m = 200g, tiết diện ngang S = 50 [TEX]\c{m^2}\[/TEX], nổi trong nước. Khi đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng theo phương đứng thì vật chuyển động thế nào và có chu kỳ bao nhiêu. Cho g = [TEX]\[{\pi ^2}m/{s^2}\][/TEX] và nước có p =[TEX]\{10^3}kg/{m^3}][/TEX]
???/+Tại sao khi qua vị trí cân bằng theo chiểu âm thì pha ban đầu là + [TEX]\\frac{\pi }{2}\[/TEX]
+Tại sao khi qua vị trí cân bằng theo chiểu âm thì pha ban đầu là - [TEX]\[\frac{\pi }{2}\][/TEX]
13/ Một vật dao động điều hòa với phương trình x =4Cos[TEX]\\pi \[/TEX]t (cm)
a/Tìm thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng O lần thứ 1,2,3
b/Tìm thời điểm vật qua điểm có li độ +2cm theo chiểu dương lần thứ 1

Câu 8:
Đoạn delta L =4cm giãn ra là do trọng lực kéo xuống.
Trọng lực cân bằng với lực đàn hồi, do đó
mg=k(delta L)
k/m = g/(delta L)
w^2=g/ (delta L)
w= căn bậc 2 ( g/ delta L)
w = căn (10/0.04) =5 căn 10 = 5pi (rad/s)
(Nhớ luôn công thức nha, cực kỳ quan trọng, lưu ý đơn vị chuyển về là mét)

Câu 9:
Xét lúc vật ở vị trí cân bằng, lực đẩy Acsimet cân bằng với trọng lực:
P-F=0
Lúc vật ở li độ x
F=-pgSx
(Lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ)

Ta có phương trình động lực học:
-pgSx=ma
<=> -pgSx = mx''
<=>x'' +(pgS/m)x =0
Đặt w^2 =pgS/m
x''+w^2 x =0
Vậy chuyển động của tấm gỗ là dao động điều hoà
tần số w = căn (pgS/m) = 5 căn 10 = 5 pi (rad/s)

Câu 10: Khi qua vị trí cân bằng theo chiều dương, chọn gốc thời gian t=0 tại đó, ta có:
x=Acos(phi)
v=-Awsin(phi) >0 ( vật đi theo chiều dương nên v>0)
<=> cos(phi)=0 (1)
sin(phi) <0 (2)
(1) => phi = -pi/2 hoặc +pi/2
(2) => phi=-pi/2 thoả
vậy pha ban đầu là -pi/2
(Tương tự cho vật đi qua chiều âm, thì v<0 => sin(phi) >0 => phi=+pi/2 )

Câu 13: Dùng mối liên hệ chuyển động tròn đều và dao động điều hoà để giải là nhanh nhất.
Bạn nhớ:
trong một chu kỳ, vật đi qua vị trí bất kì 2 lần, nói cách khác, chuyển động tròn đều quay được 1 vòng ( 2 pi) thì vật qua vị trí có li độ x 2 lần


Công thức:
phi = wt
<=> t= phi/w
x=4cos(pi t)
tại thời điểm t=0 =>phi=0
(vật đang ở tại vị trí mình đánh cái vòng tròn đỏ đó)
Vật qua vị trí cân bằng lần đầu tiên , chuyển động tròn đều quay được 1 góc:
phi =pi/2
( tại vị trí dấu x màu đỏ ấy)
t = phi / w = pi/2 / pi = 1/2 (s)

vật qua vị trí cân bằng 2 lần đầu tiên, chuyển động tròn đều quay được 1 góc 3pi/2
t= phi /w = 3/2(s)

QuaOlan2.jpg

(trong hình vẽ thì vật qua vị trí cân bằng lần 2)

vật qua vị trí cân bằng 3 lần đầu tiên, chuyển động tròn đều quay được 1 góc pi/2 +2pi =5pi/2
t= phi /w = 5/2 (s)



b/
ở vị trí có li độ x=+2 cm thì toạ độ góc :
anpha = arcos (x/A) = 1/2 = +- pi/3
Mình biểu diễn 2 vị trí có toạ độ góc +- pi/3 trên đường tròn lượng giác :
ở cái dấu x màu xanh là vật qua vị trí có li độ x=+2cm theo chiều âm
dấu x màu đỏ là vật qua vị trí có li độ x=+2cm theo chiều dương.

diqua2theochieuduong.jpg


t=0 => phi =0
Ban đầu, vật ở biên dương ( ở vị trí cái vòng tròn màu đỏ ấy)
Khi vật đi qua vị trí x=+2 cm, chuyển động tròn đều quay được một góc 5pi/3
t = phi/w = 5/3 (s)
 
Last edited by a moderator:
K

kimball1994

Câu 8:
Đoạn delta L =4cm giãn ra là do trọng lực kéo xuống.
Trọng lực cân bằng với lực đàn hồi, do đó
mg=k(delta L)
k/m = g/(delta L)
w^2=g/ (delta L)
w= căn bậc 2 ( g/ delta L)
w = căn (10/0.04) =5 căn 10 = 5pi (rad/s)
_Vậy lực đàn hồi cân bằng với lò xo
=>[TEX]\[P = {F_{dh}}\][/TEX]
<=>[TEX]\[mg = k\Delta l\][/TEX]
<=> [TEX]\[{F_{dh}} = k\Delta l\][/TEX]
_Bạn cho mình hỏi công thức này học lớp mấy vậy tại mình học mới bài 1,2 của sách cơ bản thôi, ổng mà móc một cái là hết trả lời ...
Công thức [TEX]\[{F_{dh}} = k\Delta l\][/TEX]
 
Last edited by a moderator:
D

dongocthinh1

_Vậy lực đàn hồi cân bằng với lò xo
=>[TEX]\[P = {F_{dh}}\][/TEX]
<=>[TEX]\[mg = k\Delta l\][/TEX]
<=> [TEX]\[{F_{dh}} = k\Delta l\][/TEX]
_Bạn cho mình hỏi công thức này học lớp mấy vậy tại mình học mới bài 1,2 của sách cơ bản thôi, ổng mà móc một cái là hết trả lời ...
Công thức [TEX]\[{F_{dh}} = k\Delta l\][/TEX]

Công thức này học lớp 10
Ở cái phần lực đàn hồi của lò xo ấy
Lò xo có độ cứng k , ở vị trí ban đầu ko giãn.
Khi kéo ( hoặc nén) lò xo một đoạn x thì lực đàn hồi có chiều ngược lại với chiều kéo ( hoặc nén) và có độ lớn:
F=kx
Cái này trong sách giáo khoa 12 lý cũng có nói.

Ở bài trên thì độ giãn ban đầu của nó là delta L
 
K

kimball1994

_Mình củng mò sách nảy giờ chứ không phải đụng cái là hỏi nhưng ...:(
_[TEX]\vartheta (phi) = \omega t[/TEX]
_Ở đâu ra vậy nếu cần chứng minh ra thì chứng minh dùm mình đi mình cần hiểu chứ không la chép :) xin lỗi phiền bạn ghê quá :(
 
D

dongocthinh1

_Mình củng mò sách nảy giờ chứ không phải đụng cái là hỏi nhưng ...:(
_[TEX]\vartheta (phi) = \omega t[/TEX]
_Ở đâu ra vậy nếu cần chứng minh ra thì chứng minh dùm mình đi mình cần hiểu chứ không la chép :) xin lỗi phiền bạn ghê quá :(

w là tốc độ góc
phi là góc quay được
t là thời gian quay góc đó


Lật sách lớp 10, vật lý.
Chuyển động tròn đều


Yên tâm, cái này học rồi, cứ dùng đi, có trong SGK cả.
 
Top Bottom