Văn 8 Nhớ rừng

0944340896

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng tám 2019
15
2
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ vừa có nhạc vừa có họa. Hãy tìm 1 số dẫn chứng tiêu biểu cho chất nhạc và chất họa trong bài thơ
2. Trong bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã sử dụng rất thành công nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với các câu hỏi tu từ. Hãy chọn phân tích 1 số dẫn chứng để làm nổi bật tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó
3. Hãy phân tích 1 số dẫn chứng để chứng minh rằng bài thơ Nhớ rừng có rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc
Giúp mình với nhé, mình đang cần gấp rồi ^^
 

autumn.13

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng hai 2020
12
11
6
Quảng Trị
THPT
1.Chất nhạc:
Thể hiện ở nhịp điệu linh hoạt (cách ngắt nhịp khi thì ngắn,tạo cảm giác gấp gáp,dồn dập,náo nức.Khi thì kéo dài,trải ra với những câu thơ vắt dòng diễn tả sự tuôn trào của hoài niệm...). sử dụng những động từ mạnh như "gào, thét, hét" để đặc tả sự hùng vĩ, hoành tráng của ní rừng.
DC:
"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."
Chất họa:
DC: đoạn 2,3,4
2. bạn tham khảo ở đây nha: https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-8-cac-ban-lam-ho-mink-nha.289795/
3. "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt." : Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''.
"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự.": Hổ đc mệnh danh là chúa tể rừng xanh nhưng bây giờ lại trở nên tầm thường vì vị thế bị xuống cấp, nagng bằng với bọn gấu, báo. Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".
...
Bạn tìm thêm dẫn chứng nhé. Chúc bạn học tốt :)
 

0944340896

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng tám 2019
15
2
6
1.Chất nhạc:
Thể hiện ở nhịp điệu linh hoạt (cách ngắt nhịp khi thì ngắn,tạo cảm giác gấp gáp,dồn dập,náo nức.Khi thì kéo dài,trải ra với những câu thơ vắt dòng diễn tả sự tuôn trào của hoài niệm...). sử dụng những động từ mạnh như "gào, thét, hét" để đặc tả sự hùng vĩ, hoành tráng của ní rừng.
DC:
"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi."
Chất họa:
DC: đoạn 2,3,4
2. bạn tham khảo ở đây nha: https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-8-cac-ban-lam-ho-mink-nha.289795/
3. "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt." : Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''.
"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự.": Hổ đc mệnh danh là chúa tể rừng xanh nhưng bây giờ lại trở nên tầm thường vì vị thế bị xuống cấp, nagng bằng với bọn gấu, báo. Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".
...
Bạn tìm thêm dẫn chứng nhé. Chúc bạn học tốt :)
Cảm ơn bạn nhiều nha^^
 
Top Bottom