Câu 1:
Nguyên nhân: từ những thế kỉ XX cntb phương tây phát triển mạnh, cần nhiều thị trường, thuộc địa, tài nguyên thiên nhiên nên đã đẩy mạnh quá trình xâm lược các nước ở phương đông.
Các nước phương đông trong đó có Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt đây là miếng mồi ngon béo bở cho cntb phương tay nhìn ngó và xâm lược
Nửa đầu TK XIX chế độ phong kiến nhà Nguyễn trên đà khủng hoảng và suy yếu nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách đối nội-ngoại lỗi thời và phản động đã làm cho đất nước ta rơi vào con đường khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực làm cho đất nước ngày càng suy kiệt, nhân dân đói khỏi, nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi,...
Giữa TK XIX sau nhiều lần khiêu khích lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam
Câu 3:
Nội dung Hiệp ước Hác-măng: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua khâm sứ Pháp ở Huế.Pháp nắm toàn quyền nội vụ, trị an và ngoại giao. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì...
Hậu quả: Với Hiệp ước này, Việt Nam về cơ bản đã trở thành thuộc địa của Pháp
Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):gồm 12 điều khoản, theo đó:
Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường Biên Hoà) và đảo Côn Lôn
Mở 3 cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháo vào buôn bán
Cho phép người Pháp và TBN tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây
Hậu quả:Đây được xem là hiệp ước bán nước đầu tiên mở đường cho quá trình đầu hàng từng bước của triều đình Huế trước td Pháp
Triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã gạt bỏ đi lợi ích của toàn dân tộc