Trả lời đây:
Xe máy đi đến B rồi quay lạ thì xe máy đã đi được 1 lần quãng đường, quãng đường quay lại A của xe máy cộng với quãng đường đi của xe đạp là 1 lần quãng đường. Như vậy tổng quãng đường cả hai xe đi được bằng 2 lần quãng đường AB và bằng:
75 . 2 = 150 (km)
Gọi điểm xe máy đuổi kịp xe đạp là C, ta có:
Thời gian xe đạp đi hết quãng đường AC là: 7h30' - 6h = 1h30' = 1,5h
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AC là: 7h30' - 7h = 30' = 0,5h
Tổng thời gian xe đạp đã đi cho đến 10h30' là: 10h30' - 6h = 4h30'
Tổng thời gian xe máy đã đi cho đến 10h30' là: 10h30' - 7h = 3h30'
Tổng thời gian xe đạp đi cho đến 10h30' so với thời gian xe đạp đi quãng đường AC gấp:
4h30' : 1h30' = 3 (lần)
Tổng thời gian xe máy đi cho đến 10h30' so với thời gian xe máy đi quãng đường AC gấp:
3h30' : 30' = 7(lần)
Nếu vận tốc không thay đổi thì thời gian và quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
\Rightarrow Quãng đường xe đạp đi cho đến 10h30' gấp 3 lần quãng đường AC, quãng đường xe máy đi cho đến 10h30' gấp 7 lần quãng đường AC.
\Rightarrow 150 km ứng với: 3 + 7 = 10(lần quãng đường AC)
Quãng đường AC dài là: 150 : 10 = 15 (km)
Vận tốc của xe đạp là : 15 : 1,5 = 10(km/giờ)
Vận tốc của xe máy là : 15 : 0,5 = 30 (km/giờ)
Có đúng không vậy, chẳng nhớ cách của lớp 5 như thế nào nữa!