- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn học VN giai đoạn 1945- 1975. - Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện sau: + Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc + Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích, khát vọng cá nhân + Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn + Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng - Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ 1945- 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn trong nhiều thể loại văn học khác.
Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945- 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ.
2. (Lấy bài tiêu biểu là Tuyên ngôn độc lập nhé !)
Một trong những yếu tố quan trọng đưa Tuyên ngôn Độc lập lên tầm của một áng văn chính luận kiệt xuất là nghệ thuật viết ngắn, viết giản dị. Rất giản dị mà lại rất vững chãi. Giản dị vì ai cũng hiểu. Vững chãi vì không ai bẻ được, vì nó lấy thực tế sôi bỏng của cách mạng làm cốt lõi, vì nó bắt nguồn từ lòng yêu thương, kính trọng quần chúng nhân dân. Lý luận đó càng tăng tính thuyết phục khi ta thấy chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã áp dụng thật nghiêm túc và thu được những thành công rực rỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên viết ngắn. Ngắn mà có nội dung. Trong cuốn Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Viết dài mà rỗng thì không tốt, viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài”. Đọc Tuyên ngôn Độc lập ta thấy nội dung đậm đặc trong từng câu, từng chữ. Toàn bộ lịch sử xã hội Việt Nam trong hơn 80 năm dưới ách cai trị của thực dân Pháp, rồi phát xít Nhật được khái quát lại trong 622 chữ, 186 chữ dành cho việc vận dụng pháp lý quốc tế suốt hơn một thế kỷ rưỡi để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, toàn bộ những trói buộc về mặt pháp lý mà thực dân Pháp đã bỏ ra ngót một thế kỷ để tạo dựng đối với Việt Nam bị xóa bỏ gọn trong một câu với 58 chữ, còn chí khí Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, tương lai Việt Nam thì được khẳng định trong 144 chữ. Trước khj đặt bút viết,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cân nhắc kĩ
viết cho ai đọc và viết để làm gì? Câu hỏi đó được Người trả lời dứt khoát: “Viết cho đại đa số nhân dân đọc” và “viết để phục vụ quần chúng nhân dân”. Mà muốn thế thì trước hết những gì viết ra phải thật dễ hiểu, những gì nói ra phải đến tận tai người dân.
Báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945 cho biết: trong khi đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thêm một câu không có trong văn bản. Câu đó là: “Tôi nói thế đồng bào có nghe rõ không?”. Đó là một cử chỉ hết sức đẹp của một vị lãnh tụ cách mạng. Nó thể hiện cái cao cả về đạo đức, cái sâu đậm về tình cảm. Lý luận về nghệ thuật viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là như vậy. Nó nằm trong cả một hệ thống lý luận của Người về quan điểm quần chúng. Lý luận này rõ ràng đã được thể nghiệm nhiều qua thực tiễn viết và nói của Người. Mà một thể nghiệm thành công lớn nhất là Tuyên ngôn Độc lập. Trong 49 câu của văn bản lịch sử trọng đại ấy có tới 45 câu thuộc loại câu đơn giản. Có cả một loại câu rất ngắn. Mỗi câu chỉ 10 chữ trở lại. Câu thì ngắn mà ý nghĩa nội dung thì đầy ắp.
Những câu ngắn gọn, giản dị như muôn triệu câu nói thường ngày của bình dân, vậy mà đặt vào đây lại có sức buộc tội thật là chặt đối với kẻ thù!
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn học VN giai đoạn 1945- 1975. - Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện sau: + Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc + Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích, khát vọng cá nhân + Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn + Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng - Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ 1945- 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn trong nhiều thể loại văn học khác.
Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945- 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ.
Tự lấy - nhưng trong phần hướng dẫn của bạn ko có thì sao người khác biết được rằng là bạn khuyên bạn đó là nên TỰ TÌM, TỰ LẤY dẫn chứng mà đưa vào nhỉ )
Cũng như trong làm văn thôi bạn ạ Phải nói thì người đọc mới biết được là mình đang đề cập đến vấn đề gì, chẳng lẽ khi làm văn bảo cô giáo rằng là cô tự hiểu em đang viết cái gì, mặc dù nó ko có trg bài viết của bạn )